Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
07:32, Friday.March 29 2024
Văn học Phật giáo
Nhơn Trung Hiếu Đạo Ngâm
Tác giả : Trí Huệ
Nhà xuất bản :
************************************************

Lời giới thiệu

Người Việt Nam chúng ta tôn trọng đạo Hiếu. Từ lúc con còn thơ ấu nằm trong nôi, Mẹ đã dạy con, bằng những lời ru: phải nhớ công ơn cha mẹ.
Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo Con
 
Tục ngữ ca dao của ta có rất nhiều câu khuyên răn về đạo Hiếu :
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư
Trong kiệt tác của dân tộc là Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du viết :
Làm con trước phải đền ơn sinh thành
 
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương khóc mẹ :
Ngôn ngữ trần gian túi rách
Đựng sao đầy hai tiếng Mẹ ơi
Văn tự chiếc xe mòn xọc xạch
Đường sang cõi Mẹ ngàn trùng xa khơi…
 
Đạo Hiếu được xem như đứng đầu trăm nết, điều này dễ hiểu. Trong gia đình, các con biết giữ đạo Hiếu thì gia đình hòa thuận. Trong ấm ngoài êm, có hạnh phúc trong cuộc sống, làm ăn thịnh vượng phát đạt.
Con cháu biết giữ đạo Hiếu thì cơ nghiệp của tổ tiên được duy trì, phát triển, dòng họ giữ được tiếng thơm.
Mỗi gia đình ví như một viên gạch xây dựng tòa nhà Tổ quốc: Nhà yên thì nước yên.
  
                          *
*     *
Xã hội Việt Nam được xây dựng theo mô hình gia đình; gia đình là một xã hội nhỏ, xã hội là một gia đình lớn.
Người trong nước gọi nhau là đồng bào có nghĩa là cùng trong một bọc. Ấy là theo truyền thuyết lịch sử: Ông tổ của dân tộc ta là Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, thụ thai đẻ ra một bọc có trăm quả trứng, nở ra một trăm người con, những người con ấy chia nhau cai trị lãnh thổ Việt Nam, đó là nguồn gốc các dân tộc hợp thành đại dân tộc Việt Nam. Đồng bào Việt Nam xưng hô với nhau theo quan hệ trong gia đình. Đối với các bậc cao tuổi thì thưa là Cụ, Ông, Bà; với người ít tuổi hơn thì xưng hô là Bác, Chú, Thím, Cậu, Mợ, Cô, Dì,… Với người bằng tuổi, ngang hàng thì gọi là anh, chị. Với người kém tuổi, bề dưới thì gọi là Em, là Cháu…
Cách xưng hô ấy xác định thứ bậc trên dưới, theo kỷ cương gia đình, người ta lấy tình gia đình mà đối xử với nhau.
Mọi người Việt Nam có chung một ông tổ là Vua Hùng. Mọi người Việt Nam đều là con cháu của Vua Hùng nên đều có họ hàng với nhau :
Trứng Rồng lại nở ra Rồng
Nghìn con muôn cháu noi giòng Lạc Long
……..
Năm năm mở hội Đền Hùng
Tiếng tăm lừng lẫy nức lòng gần xa
Nước non vẫn nước non Nhà
Hai mươi nhăm triệu(1) vẫn là Anh Em.
Nhà, Anh Em, những từ ấy người Việt Nam nói về Tổ quốc, đồng bào một cách rất tự nhiên bởi vì trong tâm khảm chúng ta cũng nghĩ như vậy.
Đạo Hiếu là tề gia đồng thời cũng là trị quốc là vậy.
Thở nhẹ nhàng của bào thai còn nhỏ.
Tôi nhớ hồi còn trẻ thơ học lớp Đồng ấu được học một bài trong sách Luân lý giáo khoa thư như sau:
Em đi học để yêu ai?
Tôi đi học để yêu người gần xa
Gần như chú bác mẹ cha
Trước là anh chị sau ra họ hàng
Sau rồi đến cả lân bang
Tôi yêu tất cả người sang, người hèn
Bao nhiêu khách lạ, người quen
Cùng nhau có mặt ở trên địa cầu
Là tôi yêu chẳng xiết đâu!
Xin nói lời cảm ơn tác giả của sách giáo khoa đã dạy cho lũ trẻ thơ chúng tôi bài học của tình đoàn kết hữu nghị giữa con người với nhau trong cộng đồng nhân loại. Bài học Người trong bốn bể cũng là anh em ấy cần được ghi tạc vào những tâm trí chúng tôi ngay từ lúc còn hồn nhiên trong trắng, để sau này lớn lên biết chung sống hòa hợp với các quốc gia dân tộc trên thế giới để duy trì và phát triển nền văn minh nhân loại.
Đạo Hiếu cao cả xiết bao, sâu sắc xiết bao ! Đạo Hiếu là một dấu son tươi thắm trong truyền thống văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam.

   *
*     *
Nhưng ít lâu nay, nhiều người đã phải băn khoăn đặt câu hỏi: phải chăng vì những nguyên nhân chính trị, kinh tế nào đó, đạo Hiếu ít nhiều bị phôi pha, quên lãng ở một số người, đã xảy ra những hiện tượng đáng chê trách và phải làm gì để chấn chỉnh lại tình trạng ấy.
Ý tưởng này đã đến với tác giả cuốn sách Nhơn trung hiếu đạo.
Từ xa có một luồng gió lạ
Chợt se lòng buồn bã nao nao
……..
Chiều thanh vắng đơn côi một bóng
Chiếc thuyền nan lướt sóng bon bon
Bên giường hơi mẹ mỏi mòn
Nghiệm xem cái đạo làm con thế nào?
 
Tác giả không muốn làm ra một cuốn sách giáo huấn gồm những lập luận cao siêu, những bài học nặng tính mệnh lệnh. Nói đến những hiện tượng sai trái, tác giả không dùng những lời lẽ phê phán nặng nề, không quy kết gay gắt. Cuốn sách này chỉ là những câu trò truyện thân mật, những lời khuyên nhủ ân cần, những điều trao đổi bình đẳng.
Tác giả kể những câu truyện được lưu hành trong dân gian để người nghe tự rút ra những vấn đề phải suy nghĩ.
Tác giả dùng lối thơ song thất lục bát là một lối thơ thuần túy Việt Nam, thường dùng để trao đổi tâm tình, giãi bày tâm sự. Đôi khi tác giả xen vào đúng chỗ những câu ca dao, những câu hát phổ biến trong dân gian.
Thái độ của tác giả là thân mật, chân thành, ân cần “trị bệnh cứu người” :
Đời này danh lợi phủ che
Ít ai chịu học, chịu nghe thánh hiền
Người vì bạc vì tiền, mất đạo
Người vì cơm vì gạo mất lòng
Đời này đạo đức khó trồng
Cây oan, cây trái đầy đồng oan gia
Nên khổ bậc làm Cha làm Mẹ
Nên con là con trẻ hung hăng
Con vì manh áo miếng ăn
Con vì ích kỷ, tham sân đủ điều
Đời “tiến bộ” sao con xa mẹ,
Đời “văn minh” sao dễ mất cha !?
Ta vì quyền lợi riêng ta
Biết đâu cha mẹ thêm già vì con
Đời buông thả chẳng còn phước đức
Có tiền nhiều mặc sức ăn chơi
Mặc cho cha mẹ lệ rơi
Thấy con lún xuống tận nơi đáy bùn…
…….
Tôi được người bạn đưa cho đọc cuốn sách này. Tôi thấy đây là một tấm lòng tha thiết vì “nhân tâm, thế đạo” nên có mấy lời giới thiệu với những bạn “thanh khí”.
 
Giáo sư Nhà giáo nhân dân
Hoàng Như Mai
CÁC SÁCH KHÁC
•   Con Sư Tử vàng của Thầy Pháp Tạng
•   Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật Giáo
•   Tình Người
•   Nói với tuổi 20
•   Góp nhặt cát đá
•   Tự Tình Quê Hương
•   Hư Hư Lục 03
•   Hư Hư Lục 02
•   Hư Hư Lục 01
•   Truyện cổ Phật giáo tập 5
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2024
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này