Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
16:46, Saturday.April 20 2024
Bản chất triết học Bà La Môn dưới cái nhìn Đạo Phật
 
Có ý kiến cho rằng “Đạo Phật là tích hợp của Bà La Môn giáo”, chúng ta nghĩ gì về câu nói này? Là người con Phật chúng ta hiểu rất rõ Đạo Phật, hơn ai hết, chúng ta có bổn phận, trách nhiệm làm cho mọi người hiểu Đạo Phật như thế nào. Chính vì thao thức về vấn đề này mà người viết chọn đề tài “Bản chất triết học Bà La Môn dưới cái nhìn Đạo Phật”.
 DẪN NHẬP
 
    Có ý kiến cho rằng “Đạo Phật là tích hợp của Bà La Môn giáo”, chúng ta nghĩ gì về câu nói này? Là người con Phật chúng ta hiểu rất rõ Đạo Phật, hơn ai hết, chúng ta có bổn phận, trách nhiệm làm cho mọi người hiểu Đạo Phật như thế nào. Chính vì thao thức về vấn đề này mà người viết chọn đề tài “Bản chất triết học Bà La Môn dưới cái nhìn Đạo Phật”.
Đề tài này quá rộng, quá sâu, đòi hỏi một công trình nghiên cứu tầm cỡ. Thế nhưng người viết chỉ là một Ni Sinh còn non trẻ, đang chập chững trong lĩnh vực nghiên cứu, cộng thêm tài liệu không nhiều thì làm sao mổ xẻ hết mọi ngõ ngách của vấn đề. Do vậy người viết chỉ trình bày những nét chính, cơ bản nhất, kết hợp với việc sử dụng phương pháp so sánh, phân tích để làm sáng tỏ đề tài mình đã chọn.
 
NỘI DUNG
 
I- SỰ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CỦA BÀ LA MÔN GIÁO
1-      Ba bộ Thánh điển Rig-veda, Brahmana, Upanishad
§      Nguồn tư tưởng thứ nhất của Bà La Môn giáo là bộ Rig-veda
Vào khoảng 3000 BC, dân tộc Aryan xâm nhập vào phía Tây bắc nước Ấn Độ, đánh đuổi người dân bản xứ, chiếm lĩnh vung Panjab (Ngũ Hà Địa Phương), thuộc thượng lưu sông Indus và giống người này được gọi là dân tộc Aryan Ấn Độ. Dân tộc này đã chế tác được bộ kinh đầu tiên, tức là bộ Rig-veda gồm 40 quyển. Nội dung của kinh này chỉ là những bài ca thán có tính cách thần thoại nhưng bao hàm nhiều tư tưởng về vũ trụ và nhân sinh quan.
§      Nguồn tư tưởng thứ hai của Bà la Môn giáo là Brahmana (Phạm Thư):
Trong khoảng 1000-800 BC.
Trong thời kỳ này dân tộc Aryan lần lượt tiến về phía Đông, chiếm cứ khu đồng bằng phì nhiêu trên bờ sông Hằng, lấy nghề nông làm chính, đặt chức tước vua quan, chia xã hội ra làm bốn giai cấp: Bà la môn, Sát đế lợi, Vệ xá và Thủ đà la.
     Vì giai cấp Bà La Môn lo công việc lễ nghi tôn giáo nên đã chế tác ra bộ kinh Brahmana để chú thích và thuyết minh kinh điển Veda. Nội dung của Brahmana thì hoàn toàn là một pho sách tính thần học, khai triển theo ba giai đoạn
-         Thứ nhất : lấy Prajapati là thần tối cao tạo ra vũ trụ, trời đất, hư không, các thần, con người, vạn hữu. Giai đoạn này thộc về giai đoạn sáng tạo.
-         Thứ hai: Lấy Bràhmana (đại ngã) làm trung tâm chi phối các vị thần.
-         Thứ ba: Lấy Àtman (tự ngã) làm trung tâm. Bràhman và Atman tuy tên khác nhau nhưng cùng một thể. Bràhman thuộc về phương diện vũ trụ, Atman thuộc về phương diện tâm lý. Căn cứ vào phương diện tâm lý thì linh hồn bất diệt, nghĩa là Atman khi lìa thể xác thì linh hồn được quy thuộc về Braman.
§      Nguồn tư tưởng thứ ba của Bà La Môn là triết học Upanishad (Ao Nghĩa Thư ): Trong khoảng 800-600.
Nội dung của tư tưởng này chủ trương “phạm ngã đồng nhất” và lý tưởng giải thoát. Lý
tưởng giải thoát chia làm ba giai đoạn, mà giai đoạn thứ ba là tu theo phép Yoga để đạt đến chân ngã, Atman trở thành bràhman, tức là giải thoát chấm dứt luân hồi.
1-      Sáu phái triết học chính thống
Sáu phái triết học chính thống này chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của ba thời kỳ Rig-veda, Brahmana và Upanishad. Tư tưởng đại cương của sáu phái triết học như sau
        1- Phái Nyàya (phái chính lý) : tư tưởng triết học này thuộc đa nguyên luận, lấy kinh Nyàya sùtra làm căn cứ, lấy phương châm lìa khổ tới giải thoát làm căn cứ. Phái này cho rằng con người sinh ra nơi trần thế là có đầy rẫy sự khổ, nguyên nhân của khổ là do tác nghiệp, tác nghiệp làm cơ sở cho phiền não, phiền não làm căn bản vô tri… Thuyết này tương tự với thuyết Mười Hai Nhân Duyên của Phật Giáo.
        2- Phái Vaisésika (Thắng luận phái) : chủ trương thuyết “thanh thường trụ”, đứng trên lập trường tự nhiên triết học để giải thích vũ trụ, lấy kinh Vaisésika làm căn cứ. Phái này cho rằng, do nghiệp lực huân tập nên bị luân hồi, muốn thoát luân hồi phải diệt nghiệp lực, muốn diệt nghiệp lực phải tu trì khổ hạnh để mong đạt đến của Au(an, đó là lý tưởng giải thoát.
      3- Samkhya (Số luận phái) : chủ trương “nhị nguyên luận” là tinh thần và vật chất. Vật chất là yếu tố thành lập vạn vật, linh hồn thì hoạt động tự do kết hợp với vật chất để tạo thành sinh vật.
        4- Yoga (Du Già) : phái này chú trọng pháp môn tu thiền định để mong cầu giải thoát theo phương pháp thực tu, chia làm tám giai đoạn: cấm chế, khuyến chế, toạ pháp, điều tức, chế cảm, chấp trì, tỉnh lự, đẳng trì. Mục đích tối hậu của Yoga trong vòng một đời hoà cho được cái ta cá biệt Atman vào bản thể uyên nguyên vũ trụ, tức là Bràhman
        5- Mimànsà (Nhĩ man tái phát) : chủ trương thuyết “ âm thanh thường trụ”. Về lý tưởng giải thoát, phái này cho rằng hiện thế và lai thế muốn được sung sướng phải có nhiều hình thức hi sinh , kết quả của sự hi sinh được báo đền trong tương lai và hiện tại.
       6- Vedanta (Phệ đàn đa phái) : chủ trương rằng Bràhman là tổng nguyên lý vũ trụ, vạn hữu, là duy nhất, là siêu việt. Thế gian vạn hữu đều bao hàm trong Bràhman, tự ý Bràhman khai triển ra hiện tượng giới. [1]
II. BẢN CHẤT TRIẾT HỌC BÀ LA MÔN DƯỚI CÁI NHÌN ĐẠO PHẬT
1-Nhận thức luận
Đạo Phật nhìn nhận như thế nào về việc tế đàn, cầu nguyện, các nghi lễ của Bà La môn giáo ? Ta thấy tư tưởng Veda chú trọng đặc biệt vào nghi thức tế tự. Người ta sùng bái thần linh vì một mặt người ta sợ thần linh tác hại, một mặt muốn cầu xin ân phước của các thần. Ban đầu chỉ là lời cầu nguyện, sau tiến đến dâng hiến lễ vật. Thánh kinh Veda ngoài những bài thánh ca còn chứa đựng, rất nhiều lời dạy về nghi thức và phù chú. Việc tế tự ngày càng trở nên quan trọng, từ phương diện tế tự trở thành cứu cánh. [2]Tư tưởng sùng bái vật linh này dưới cá nhìn của Phật Giáo, Đức Phật Thích Ca cũng công nhận có các vị thần, mà Đức Phật                       
coi đó là chư thiên ở cõi trời, các vị Long thần hộ pháp phát nguyện hộ trì chánh pháp, hay cũng có những người do đời trước có công lớn với đất nước, sau khi qua đời được làm thần… Đức Phật đặt các vị thần linh bình đẳng với con người trên tương quan nhân quả. Tuy các vị thần ấy có nhiều phước báo, sống sung sướng ở cõi trời, nhưng đến một lúc nào đó hết phước, theo nghiệp tái sanh trở lại trong sáu đường. Đạo Phật khẳng định không có thần linh vạn năng bắt buộc tín đồ phải sợ hải, cúi đầu vâng lịnh. Do đó Phật tử không quỳ lạy phục vụ một oai lực siêu nhiên nào, chẳng những cầu nguyện van xin là vô ích, mà còn là thái độ nô lệ tinh thần. Trong Phật Giáo, người Phật tử lễ bái Đức Phật là để bày tỏ lòng tri ân, ngưỡng mộ của mình đối với Ngài, chứ không phải cầu xin ban phước. Trong nghi lễ, tụng kinh không phải là lời cầu xin, mà tụng kinh là phương tiện lắng tâm trở lại, tụng đọc lại lời dạy của Đức Phật rồi theo đó tự mình tu tập, tự mình giải thoát phiền não khổ đau, chứ Đức Phật không ban ơn, giáng hoạ hay cứu rỗi một ai. Đức Phật nhấn mạnh: “Người tôn kính Như Lai nhất là người thực hành theo giáo lý của Như Lai”
Tư tưởng xuyên suốt của Bà La Môn giáo là học thuyết Phạm “Phạm ngã đồng nhất”, phạm chuyển biến sinh ra vạn vật. Upanishad cho rằng : “vào lúc sơ khai có một vị Phạm (Bràhman) đột nhiên phát nóng và nổ tung ra thành tứ đại ; tứ đại kết hợp sinh ra vạn pháp”. Như vậy Upanishad quan niệm vạn pháp do Phạm chuyển biến sinh ra nên mỗi cá thể đều có mặt của Phạm. Phật Giáo phủ nhận sự siêu nhiên phi thực tại là Phạm sinh ra vạn pháp, vì Phạm Thiên chẳng ai thấy mà cũng chẳng ai biết, như lời Đức Phật trả lời Bà Tất Tra trong kinh Trường A Hàm, quyển 16 như sau :
       “ Nếu Bà La Môn thông Tam Minh kia không thấy Phạm thiên, tiên sư của Bà La Môn thông Tam Minh cũng không thấy Phạm thiên, các Bà La Môn thông Tam Minh, những cựu tiên nhân như A Tra Ma… cũng không một ai thấy Phạm thiên. Thế thì biết rằng nhũng điều Bà La Môn thông Tam Minh nói không phải sự thật
      Với lý luận này Đức Phật phủ nhận sự có mặt của Phạm thiên. Phạm thiên chẳng qua do con người tưởng tượng ra, chứ thực sự không hề có sự tồn tại nào của một vị Phạm chi phối, hình thành nên vạn vật. Theo quan niệm của Đạo Phật, mọi vật tồn tại trong thế gian này, từ những vật lớn như sơn hà đại địa đến những vật nhỏ như hạt cát đều do duyên sinh rồi do duyên diệt. Đức Phật dạy : “ Duyên sanh là thực tánh của vạn pháp, sự thật này không thay đổi dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện”. Duyên khởi nói lên bản chất của các pháp là “ duyên sanh tánh” hay “ vô ngã tánh”. Nếu như triết lý Bà La Môn thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu nhiên tối cao chi phối vạn vật và thừa nhận Bràhman thường còn bất biến, thì theo Duyên Khởi : Sự vật luôn luôn biến hóa không cùng tận, đó không phải là vật này (Bràhman) sinh ra vật kia (vạn vật) mà là vật này làm nhân duyên sinh khởi vật kia. Hay nói cách khác :
                        “Cái này có thì cái kia có,
                          Cái này không thì cái kia không.
                          Cái này sanh thì cái kia sanh,
                          Cái này diệt thì cái kia diệt”.
( Tiểu Bộ I, tr. 291 )
       Tất cả các pháp hữu vi đều do duyên sanh, sự có mặt của một pháp là sự có mặt của nhân duyên sinh ra nó, sự hoại diệt của một pháp tức là sự hoại diệt của nhân duyên sinh ra nó. Không có một bóng hình hữu ngã nào xuất hiện trong pháp giới duyên khởi thì làm gì tồn tại một Bràhman trường cửu. [3]
         Đức Phật cũng bác bỏ luôn quan điểm của Bràhmana về một linh hồn trường cữu. Bràhmana cho rằng: “Bràhman và Àtman cùng một thể, Bràhman thuộc về phương diện vũ trụ, Atman thuộc về phương diện tâm lý. Nghĩa là linh hồn bất diệt, khi hồn lìa thể xác thì quay về Bràhman”. Theo đức Phật, con người được tổng hợp từ năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc thuộc phần vật lý; thọ, tưởng, hành, thức thuộc phần tinh thần. Con người ngũ uẩn do Mười Hai Nhân Duyên sinh khởi, Mười hai Nhân duyên diệt thì con người ngũ uẩn diệt. “Diệt” không phải là mất hẳn mà tuỳ theo nghiệp tạo tác trong đời hiện tại dẫn đến hình thành đời sống trong vị lai. Do vậy vạn vật và con người cứ biến hoá, vụt mất, vụt còn, không có cái tôi thường định, linh hồn trường cữu. Vì nếu lòng tham dục chưa dứt, nghiệp vẫn còn tạo tác thì chết nghĩa là bắt đầu một kiếp sống khác, một tinh thần và vật chất khác. Linh hồn của kiếp sống này không phải linh hồn của kiếp sống kia, nó do duyên sanh, thay đổi, tạm bợ. Cho nên không thể nói “ linh hồn trường cữu”.
      Thuyết nghiệpluân hồi đã xuất hiện vào cuối thời Bràhmana và tới thời Upanishad nó mới được hình thành cùng một lúc với thuyết “thường ngã”. Phật Giáo cũng nói đến nghiệpluân hồi nhưng quan niệm của Phật Giáo khác với Bà La Môn giáo. Tức là Bà La Môn giáo, trong khi thuyết minh sự tương tục của linh hồn sau khi chết, bảo rằng tự ngã như viên đạn, nhờ hoả lực của nghiệp đưa đến một nơi nhất định, rồi lại từ nơi ấy nhờ hoả lực mới đưa đến một nơi khác. Như thế căn cứ vào sự bất diệt của linh hồn mà nhận có luân hồi. Đối lại, Phật Giáo không thừa nhận sự hằng tồn của viên đạn mà thừa nhận hình thức luân hô(i nhờ vào hoả lực mà thôi”. [4]Tuy Phật Giáo và Bà La Môn giáo cùng nói đến nghiệp và luân hồi nhưng một bên thừa nhận “ngã thể thường còn”, một bên thì dựa vào “vô ngã luận”, nên tuy thấy giống nhau, nhưng thật ra trái ngược nhau về bản thể.
Những tư tưởng vừa trình bày ở trên là những tư tưởng cốt lõi của Bà La Môn giáo. Những tư tưởng ấy sau khi được soi rọi dưới ánh sáng Đạo Phật thì ta thấy giữa Bà La Môn và Phật Giáo, về mặt triết lý không những không tương đồng mà còn trái ngược nhau.
2-      Giải pháp luận
Về việc tu tập hướng đến giải thoát, phái Vaisesika cho rằng : muốn giải thoát luân hồi phải tu tập khổ hạnh để đạt đến cảnh giới thuần tuý của Àtman. Upanishad cũng như phái Yoga thì lại dùng phương pháp thiền định để thể nhập Atman (tiểu ngã) vào Bràhman (đại ngã). Nhìn chung, tuy phương pháp tu của Bà La Môn có khác nhau nhưng mục đích hướng đến chỉ là một, đều mong muốn thể nhập Atman vào Bràhman, đó là cảnh giới vĩnh hằng của Bràhman.
      Đạo Phật chủ trương tu tập theo con đường Trung Đạo, con đường này xa lìa hai cực đoan: khổ hạnh ép xác và hưởng thụ. Con đường Trung Đạo là con đường Bát Chánh Đạo, bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường lấy chánh kiến làm nền tảng tu tập, là con đường duy nhất giải thoát hết thảy các lậu hoặc. Mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo không phải là sự tuyệt diệt, bởi vì không có cái chi thường còn để tuyệt diệt ; cũng không phải sự trường tồn vĩnh cửu bởi không có một linh hồn trường cửu để vĩnh viễn hoá. Mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo có thể giải thoát ngay trong chính kiếp sống này chứ không phải tìm đến cảnh giới vĩnh hằng nào sau khi chết. Giải thoát ở đây là giải thoát khỏi ba độc tham, sân, si cố hữu của con người. Hay nói cách khác là giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của vô minh, ái, thủ, thấy được thực tướng các pháp, đạt đến trạng thái tịch tĩnh Niết Bàn không sanh, không diệt,không đến, không đi. Chính vì thế, ta thấy phương pháp tu tập và mục đích hướng đến giải thoát của Đạo Phật và Bà La Môn giáo không giống nhau.
3-      Giai cấp
Nhằm mục đích thống trị trên một lãnh thổ vừa mới chiếm đóng được thuận tiện, đẳng cấp Bà La Môn đã dựa vào học thuyết Purana để hình thành bốn giai cấp trong xã hội Ấn Độ
_ Giai cấp Bà La Môn : được sinh ra từ đầu Phạm Thiên nên được xem là giai cấp cao nhất, chuyên lo về nghi thức cúng tế, lễ nghi tôn giáo.
_ Giai cấp Sát Đế Lỵ : được sinh ra từ hai cánh tay của Phạm Thiên, là giai cấp vua chúa cai quản, thống trị đất nước.
_ Giai cấp Vệ Xá : được sanh ra từ nơi bụng của Phạm Thiên, là giai cấp công, nông, thương nghiệp lo về kinh tế cho đất nước.
_ Giai cấp Thủ Đà La : được sanh ra từ nơi bàn chân Phạm Thiên, do vậy họ phải có nhiệm vụ phục dịch và làm nô lệ cho ba giai cấp trên.
Trong tình trạng xã hội đẳng cấp đầy bất công và phi lý như vậy, Đạo Phật ra đời xoá bỏ tư tưởng giai cấp. Đức Phật tuyên bố : “ Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, giọt nước mắt cùng mặn”. Ngài thấy rằng :
                            Là cùng đinh không phải do sanh trưởng
                            Là Bà La Môn không phải do sanh trưởng,
                            Do hành động, người này là cùng đinh,
                            Do hành động người kia là Bà La Môn. 
                                                                    ( Sutta Nipàta-vasala Sutta )
Theo đạo Phật, mọi người đều bình đẳng trước nhân quả, do hành động trong cuộc sống của mỗi người mà tạo nên Bà La Môn, cùng đinh, tu sĩ hay vua chúa… chứ không phải do sanh trưởng mà được liệt vào giai cấp này hay giai cấp kia.Chính vì xoá bỏ tư tưởng giai cấp nên Đạo Phật quan niệm đẳng cấp hay màu da không gây trở ngại cho việc trở thành một Phật tử hay được thâu nhận vào giáo hội Tăng già. Bằng chứng là trong quá trình giáo hoá, Đức Phật đã độ xuất gia cho nhiều người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Như trong hoàng thân quốc thích thuộc giai cấp Sát Đế Lỵ thì có A Nan Đa, A Na Luật… các giai cấp thấp hơn thì có anh thợ hớt tóc Ưu Ba Ly, cô gái bán phấn Liên Hoa Sắc, người hốt phân Sunita… Trong giáo đoàn, mọi người bình đẳng như nhau, sống lục hòa, cùng giữ giới luật, cùng tu tập. Cánh cửa Phật giáo mở rộng cho mọi người mà không phân biệt giai cấp. Đây quả thật là cuộc cách mạng xã hội lớn đối với tư tưởng giai cấp. Trớ trêu thay, nếu như Bà La Môn tạo ra xã hội giai cấp bất công thì ngược lại Đạo Phật lại xoá bỏ giai cấp. Hai tư tưởng này đối nghịch lẫn nhau, đây là điểm khác biệt rõ nét giữa Đạo Phật và Bà La Môn giáo.
4 – Đạo đức
Giai cấp Bà La Môn nương vào chế độ xã hội mà quy định thành bốn thời kỳ tu tập của giai cấp mình. Bốn giai cấp đó là:
   _ Phạm Trí Kỳ : thời kỳ sinh hoạt học sinh của thời kỳ thiếu niên từ 7 tuổi tới 11 tuổi. Ở tuổi này phải xuất gia theo thầy học kinh Veda, đến khi học nghiệp thành tựu lại trở về nhà.
   _ Gia Cư Kỳ : thời kỳ sinh hoạt gia đình của thời đại tráng niên, lập gia đình, trông nom con cháu, làm tròn bổn phận của người gia trưởng.
 _ Lâm Cư Kỳ : thời kỳ sinh hoạt xuất gia của thời kỳ tráng niên. Người làm xong nhiệm vụ gia đình rồi liền vào chốn thâm sơn để tu luyện.
 _ Du Hành Kỳ : thời kỳ sinh hoạt tu hành của thời đại lão niên, nơi ở không nhất định, rày đây mai đó, gọi là Khất Sĩ hay Hành Giả. [5]
      Như vậy theo quan niệm sinh hoạt lý tưởng của Bà La Môn giáo là phải trãi qua bốn thời kỳ sinh hoạt như trên. Nghĩa là quá trình tu tập mà họ cho là lý tưởng thì vẫn còn ràng buộc trong bổn phận, vẫn lập gia đình, vẫn hưởng thụ các dục lạc thế gian, sau khi xong nhiệm vụ mới vào chốn thâm sơn tu luyện.
      Đạo Phật không giống như vậy. Nếu như Bà La Môn phải trãi qua bốn thời kỳ lý tưởng thì Đạo Phật chỉ một lần xuất gia duy nhất, vĩnh viễn xa lìa ngôi nhà thế tục “cắt ái từ sở thân, xuất gia hoằng Thánh đạo”. Độ tuổi xuất gia trong Đạo Phật cũng không phân biệt trẻ hay già, miễn là họ nhận chân được bản chất cuộc đời rồi xa lìa, dõng mãnh tu tập. Người tu sĩ Phật Giáo không trãi qua bốn thời kỳ như Bà La Môn vì hai lý do chính sau :
_ Thứ nhất : một trong giới căn bản và quan trọng nhất của người xuất gia là giới “ không dâm dục”. Người xuất gia phải hoàn toàn đoạn dâm dục, vì đây là đầu mối sanh tử ‘ái bất trọng bất sanh Ta Bà”. Muốn giải thoát sanh tử thì không để ái dục lôi kéo nên người tu sĩ Phật Giáo không thể cưới vợ, sanh con.
_ Thứ hai : vì giác ngộ được cuộc đời vô thường, mạng người chỉ trong hơi thở, hôm nay còn sống đây nhưng ngày mai không biết còn không. Trong kinh Nhật Tụng có câu : “ Thị nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc. Đại chúng đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên” (ngày đã qua, mạng sống cũng giảm dần, như cá cạn nước, có gì mà vui. Đại chúng nên tinh tấn như cứu lửa trên đầu ). Tinh tấn như cứu lửa trên đầu là phương châm tu hành của tu sĩ Phật Giáo, thế nên không thể đợi đến tuổi xế chiều mới tu đạo. Từ đó chúng ta thấy quan điểm đạo đức tu hành của tu sĩ Phật Giáo và Bà La Môn không giống nhau.
Qua quá trình đối chiếu phân tích ở trên, chúng ta ngẩm nghĩ lại câu nói “Đạo Phật là tích hợp từ triết học Ấn Độ” thì thấy quả thật vô căn cứ, chứng tỏ họ chưa tìm hiểu thấu đáo Đạo Phật , họ chỉ biết vài góc cạnh nào đó rồi vội vã nhận xét. Thực ra Đạo Phật là Đạo Phật, Đạo
      Phật không tích hợp từ một đạo nào. Những gì Đức Phật nói ra đều là chân lý mà chính bản thân Ngài tư duy thiền định, chiến thắng nội ma, ngoại ma mới trực nhận được. Chân lý vốn dĩ như thị, dù Đức Phật có nói ra hay không nói ra, có thấy hay không thấy thì nó vẫn như vậy, không hề thay đổi thêm bớt. Đạo Phật và Bà la Môn giáo, tuy có vài điểm tương tự, nhưng xét về bản chất thì khác nhau hoàn toàn như chúng ta đã phân tích ở trên. Cho nên những gì Bà La Môn nói là Bà La Môn nói, những gì Đạo Phật là của Đạo Phật nói, chứ Đạo Phật không hề là bản sao của một triết lý nào cả.
 
KẾT LUẬN
 
Chúng ta phải công nhận ngay từ buổi nguyên sơ người Ấn Độ đã có một khả năng tư duy phi thường mới hình thành nên một triết lý sâu sắc đến thế. Tư tưởng về vũ trụ quan và nhân sinh quan của Bà La Môn thì phong phú và đa dạng. Nhưng cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề về thế giới và con người lại rơi vào cực đoan, bởi triết lý của họ mang nặng tính chất thần quyền, lễ nghi cúng bái và xuyên suốt tư tưởng Bà La Môn giáo là thuyết “ Phạm ngã đồng nhất”, Phạm chuyển biến sinh ra vạn vật. Bên cạnh đó cũng có những khuynh hướng triết học có phần giống với Phật Giáo như phái Chính Lý, Yoga… nhưng những triết lý này vẫn còn kẹt trong học thuyết Phạm.
 
Trong khi đó nền tảng triết lý của Đạo Phật lại trái ngược hẳn những gì Bà La Môn từng tuyên bố. Đạo Phật cho rằng vạn vật do duyên sinh nên tất cả là vô thường, vô ngã. Lời tuyên bố ấy đã đánh dấu một bước ngoặc vô cùng trọng đại, giải thoát nhân sinh ra khỏi mọi huyễn hoặc mà các triết lý thần khải đa( buộc chặt. Đối với xã hội, Đạo Phật đã làm một cuộc cách mạng xóa bỏ tư tưởng giai cấp đầy bất công. Chính vì giá trị thiết thực ấy đã làm cho Đạo Phật tồn tại mãi với thời gian như lịch sử đã ghi nhận : “Tại các nước Á Đông, mọi nền đạo học, thần học hết sức phong phú, nhưng cho đến nay dần dần tan biến đi để chỉ còn lại một Đạo Phật tồn tại và đại diện cho Đông Phương trong thực tại sinh hoạt thế giới hiện nay”. Tất cả những điều này minh chứng Đạo Phật có một bản sắc độc đáo riêng mà các triết phái khác không có được.
Tuệ Đạt


[1] xem Thích Thanh Kiễm., Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ . Hồ Chí Minh : Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh, 1995, tr. 16-18
[2] xem Lê Xuân Khoa., Nhập Môn Triết Học Ấn Độ. Sài Gòn : Trung Tâm Học Liệu-Bộ Giáo Dục, 1972, tr. 63
[3] xem Thích Chơn Thiện., Phật Học Khái Luận. Hồ Chí Minh : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam-Ban Giáo Dục Tăng Ni ấn hành, 1993, tr. 149
[4] xem Thích Quảng Độ (dịch). Nguyên Thuỷ Phật Giáo Tư Tưởng Luận. Khuông Việt, kn, tr. 163-164
 
[5] Thích Thanh Kiễm., Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ. Hồ Chí Minh : Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành, 1995, tr. 27
Các bài viết phản hồi
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
 
Các tin tức khác
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2024
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này