Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
05:55, Saturday.April 20 2024
Cảm niệm Lễ Vu Lan - Báo Hiếu
 
Cứ đến tháng Bảy, những giọt mưa rơi tí tách bên thềm gợi cho tôi nỗi nhớ về hai đấng sinh thành

Cứ đến tháng Bảy, những giọt mưa rơi tí tách bên thềm gợi cho tôi nỗi nhớ về hai đấng sinh thành:

“Bên thềm từng giọt mưa rơi

Ngẩn ngơ trăng nước đọng lời hiếu tâm

Vu lan chiều vọng xa xăm

Bâng khâng nhớ mẹ âm thầm thu xưa”

                                    (Hoa trắng chiều Vu Lan-Mây Ngàn)

 

 Rằm tháng bảy- lễ Vu lan là mùa Báo hiếu nên từ xưa ông cha ta đã có câu:

 

“Khôn ngoan nhờ ấm cha ông

Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ

Đạo làm con chớ hững hờ

Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm”.

 

Đạo Nho đã dạy rằng:

 

“Thiên hữu tứ thời  xuân tại thủ

Nhân sanh bách hạnh, Hiếu vi tiên”.

 

Có nghĩa là: trời có bốn mùa, xuân là gốc; người sinh trăm nết, Hiếu đứng đầu.

 

Trong kinh Phật lại có câu:

“Phụ hề sinh ngã

Mẫu hề cúc ngã

Ai ai phụ mẫu

Sinh ngã cù lao

Dục báo thâm ân

Hiệu thiên võng cực.”

 

Tạm dịch:

(Cha sinh ra ta

Mẹ nuôi nấng ta

Thương thay cha mẹ

Sinh ta khó nhọc

Muốm báo thâm ân

Trời cao vòi vọi.)

 

Trong truyện Kiều có đoạn viết về Thúy Kiều bán mình chuộc cha:

 

“…Sao cho cốt nhục vẹn toàn

Trong khi ngộ biến trùng quyền biết sao?

Duyên hội ngộ, đức cù lao

Bên Tình, bên Hiếu, bên nào nặng hơn?...”

Hai chữ “ Cù Lao” được khái niệm ở trong Kinh Thi, đa số mọi người nghe rất quen, nhưng chưa hiểu rõ ngọn nguồn.

Nói đến công ơn dưỡng dục của cha mẹ được gói gọn trong Chín Chữ Cù Lao. Thiết tưởng bổn phận làm con ta phải hiểu rõ ý nghĩa của câu nói được truyền tụng từ ngàn xưa này, cũng không phải là điều thừa vậy:

1.                  sinh: là sinh đẻ.

2.                  cúc  : là nuôi nấng

3.                  phủ : là vuốt ve

4.                  xúc : là cho con bú, cho ăn

5.                  trưởng: là nuôi cho khôn lớn

6.                  dục : là dạy dỗ

7.                  cố  : là trông nom

8.                  phục: là tùy tính mà dạy

9.                  phúc: là che chở, bảo bọc

 

Cũng trong chân nghĩa đó ca dao Việt Nam có câu:

 

Nhớ ân chín chữ cù lao

Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình

 

Trong bất cứ một gia đình nào, vị trí của người cha rất quan trọng. Cha là chỗ nương tựa cho cả nhà, cho con cái:

 

“Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như Nòng Nọc đứt đuôi”

 

Riêng đối với mẹ, tình mẹ thương con vạn lời không nói hết:

 

Mẹ già như chuối Ba hương

Như xôi nếp một, như đường mía lau.

 

Trong khi đó cũng có những người con có những cách sống đã làm cho lòng mẹ xót xa đau buốt:

 

Mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày

 

Hay câu ca dao nêu lên hình tượng một mẹ già nuôi cả bầy con làm ví dụ răn đời:

Một mẹ nuôi nổi chín mười con

Chín mười con không nuôi tròn một mẹ

 

Cũng có những người con, khi mình đã khôn lớn tạo lập được công danh sự nghiệp, hồi tưởng lại khi còn thơ ấu, cái ngày mẹ dắt tay đến trường học, đòi đèn sách bút nghiên:

“Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập gành khó đi

Khó đi mẹ dắt con đi

Con đi trường họ, mẹ đi trường đời”.

Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có những người con mang kiếp tha phương lưu lạc vì cảnh đời cơ cực, nhưng tấm lòng vẫn đau đáu nhớ đến bóng dáng cha già mẹ yếu nơi chốn quê nhà đìu hiu cô tịch:

“Ai về tôi gởi buồng cau

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kình thầy

Ai về tôi gởi đôi giày

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi!”

Đi qua năm tháng gian truân nuôi con khôn lớn, cha mẹ thêm những nếp nhăn, sợi tóc bạc trên tấm thân cằn cỗi già nua. Tuổi thơ con ngày càng đẹp với nhiều mơ mộng cao xa, thì tuổi xế chiều của cha mẹ dần mòn sắp gần đất xa trời. Thế mà con nào hay biết gì sự nhọc nhằn khổ cực của mẹ cha ngày đêm tảo tần nuôi con chóng thành người. Con cứ hồn nhiên rong chơi theo chuỗi ngày hoa niên không một chút buồn lo. Khi chúng ta ý thức về tình mẹ cao sâu như trời biển là lúc ta sắp trưởng thành làm người.

Vậy chúng ta phải trân trọng, nâng niu gìn giữ tấm lòng bao dung độ lượng của cha mẹ, cho dù có sống với những nghiệt ngã buồn vui, vinh nhục; chúng ta cùng nhau giữ hoài trong lòng một nỗi niền thiết tha khi mỗi lần chợt thấy bóng hoàng hôn ngả màu, nỗi nhớ chạnh lòng.

Thiết nghĩ, để Báo hiếu công ơn cha mẹ, chúng ta hãy tranh thủ thời gian ngay bây giờ, hãy làm gì cho mẹ cha vui lòng; đừng để đến khi cha mẹ qua đời. Lúc đó, hoa Hồng trắng cài lên ngực ta mới chợt thoảng thốt, nghẹn ngào thì đã muộn:

“Nhặt cành hoa trắng chia phôi

Mới hay mình đã mồ côi cuộc đời

Đêm nay mưa gió đầy trời

Nhói lòng con nghẹn tiếng lời Vu lan.”

                                     (Hoa trắng chiều Vu Lan-Mây Ngàn)

 

“Dù dĩ vãng có phai màu hoa trắng

Mà con cài thương nhớ Mẹ Vu lan

Bao mùa hoa, bao năm tháng phai tàn

Con vẫn nhớ Mẹ hiền bên giậu trắng.”

                                  (Một đóa hồng thương nhớ-Phương Vân)

Mỗi tấm lòng hiếu kính cho các bậc cha mẹ còn hiện tiền, và một nén tâm hương thành kính dâng lên cho những bậc cha mẹ không còn tại thế. Nguyện cầu cho tất cả hưởng được phước báo trong mùa Báo hiếu, lễ Vu lan.

THÍCH QUẢNG HIẾU

Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2024
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này