Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
02:13, Tuesday.December 10 2024
Sự nghiệp xây dựng phát triển Giáo hội và Xã hội - Hướng đi tối thượng
ảnh minh họa
 

Một trong những đóng góp rõ nét nhất của Phật giáo trong sự nghiệp xây dựng xã hội là mặt giáo dục tư tưởng. Bởi vì mục tiêu giáo dục tư tưởng là đào tạo con người xã hội và con người chính nó

 

 

 

         Sự nghiệp xây dựng, phát triển giáo hội và xã hội là vấn đề hấp dẫn hiện nay được nhiều người quan tâm và tìm hướng đi, nhất là những tu sĩ trẻ Phật giáo. Hướng đi thì nhiều song không phải hướng đi nào cũng có tính khả thi. Thật ra, hướng đi tối thượng đó nằm trong tầm tay của mỗi vị tu sĩ trẻ.

          Như chúng ta đã biết, sự xuất gia của thái tử Siddhatha là một sự thoát ly vĩ đại chưa từng có trong lịch sử nhân loại từ thế kỷ VI – V Trước Công nguyên đến nay. Sau sáu năm không ngừng nỗ lực tầm cầu chân lý, Ngài đã giác ngộ, giải thoát sanh tử luân hồi và có ý định đem kinh nghiệm này chỉ bày lại cho những ai mong muốn giác ngộ và giải thoát như Ngài. Điều này cho chúng ta thấy rằng cái đích mà đức Phật hướng đến là con người giác ngộ. Vì vậy, con người giác ngộ là đích đến của bản thân mỗi vị tu sĩ, đồng thời là điều kiện cốt lõi trong sự nghiệp xây dựng, phát triển giáo hội và xã hội Việt Nam thân yêu.

          Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, người kế thừa và áp dụng triệt để nền triết học Mác – Lênin cũng đề cao yếu tố con người; lấy con người làm trọng tâm và đối tượng phục vụ cũng là con người. Người đã dạy rằng: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Trong khi đó vị tu sĩ mà giác ngộ Phật pháp là người đáp ứng đầy đủ cả hai tiêu chuẩn trên vừa tài lẫn đức. Vậy thì hơn ai hết mỗi tu sĩ phải là con người giác ngộ thật sự. Chúng ta có giác ngộ, có đời sống tu học thật sự an lạc thì mới nói đến chuyện phục vu tha nhân, làm lợi ích cho giáo hội và góp phần trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

          Trước hết, một khi đã ý thức rõ việc xuất gia tu học thì trong chúng ta ai ai cũng ít nhiều tâm niệm: “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.” Thật ra, bốn chữ “Tu sĩ Phật giáo” hầu như đã nói lên hết ý nghĩa và bản chất của người con Phật từ xưa cũng như nay: Tu là căn bản, là bản chất chất của người xuất gia. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là đức Phật dạy chúng ta tu hành để chuyển hóa từ con người “vô minh” trở thành con người “giác ngộ.” Như vậy, mỗi tu sĩ phải tự mình nỗ lực không ngừng tu hành cho đến khi đạt quả vị an lạc thật sự trong đời sống hiện tại. Chỉ cần chúng ta giác ngộ là đã đóng góp cho gia đình, giáo hội và xã hội rồi; chưa cần bàn đến việc làm của chúng ta! Bởi vì, người giác ngộ là người tự làm chủ lấy chính mình và có khả năng chế ngự dục vọng của bản thân. Những cá nhân an lạc như vậy sẽ góp phần tạo thành những đoàn thể an ổn đó là: Gia đình thanh lương, giáo hội thanh tịnh và xã hội thanh bình.

          Thứ hai, hiện nay đất nước ta đang theo đà phát triển của thế giới, Phật giáo nói chung và tu sĩ nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung ấy. Vì vậy, trách nhiệm của tu sĩ trẻ hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tu hành mà còn phải nỗ lực phấn đấu liên tục trong việc học hỏi. Nếu như trước đây chúng ta chỉ cần liễu thông Phật học thì ngày nay chúng ta phải thông suốt cả thế học; thậm chí nếu biết luôn Ngũ minh thì càng hữu ích. Hơn nữa, hiện nay là thời đại của công nghệ tin học đang phát triển như vũ bão. Tin học có mặt hầu hết trong các lĩnh vực từ: Tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, cho đến kiến trúc, hội họa, thẩm mỹ v.v… Cho nên chúng ta không thể bỏ ngỏ lĩnh vực quan trọng này. Nắm bắt và ứng dụng công nghệ tin học trong công tác của giáo hội là một trong những chiến lược, phương tiện hữu dụng hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển giáo hội theo kịp thời đại và đó cũng là sự thể hiện tinh thần triết lý nhập thế của đạo Phật: “Tùy duyên nhi bất biến/ Bất biến nhi tùy duyên.”

          Con người là nhân tố tạo nên nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Tuy nhiên, để giữ vững và phát triển nền văn hóa và văn minh ấy thì đòi hỏi con người của mỗi thời đại phải hiểu rõ xu hướng phát triển xã hội của thời đại đó. Muốn đào tạo được những con người như thế luôn là một bài toán nan giải của các nhà lãnh đạo. Phật giáo trải qua hơn 25 thế kỷ ảnh hưởng đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp này. Đức phật, bậc thầy vĩ đại của chúng sanh không những chỉ ra con đường thoát khổ mà còn là một nhà giáo dục lý tưởng bởi giáo lý của Ngài là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.

          Một trong những đóng góp rõ nét nhất của Phật giáo trong sự nghiệp xây dựng xã hội là mặt giáo dục tư tưởng. Bởi vì mục tiêu giáo dục tư tưởng là đào tạo con người xã hội và con người chính nó. Con người xã hội cần phải đáp ứng các nhu cầu như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Con người chính nó cần phải toàn diện về mặt tâm lý, sinh lý, ý chí, tình cảm và trí tuệ đang trôi chảy. Một đường hướng giáo dục tốt luôn luôn nhắm đến hai mục tiêu trên. Phật giáo đáp ứng được nhu cầu này thông qua con đường tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ ) và các công tác như: Giáo dục, hoằng pháp, văn hóa, hướng dẫn nam nữ Phật tử v.v... Đây cũng là việc làm cụ thể, thiết thực và hoàn toàn nằm trong khả năng của chúng ta. Chỉ cần chúng ta phát tâm tu học và phục vụ theo đúng tinh thần Phật giáo là chúng ta cùng xã hội đang thăng hoa trên lộ trình chuyển “mê” khai “ngộ”. Có như vậy thì chúng ta mới xứng đáng là bậc chúng trung tôn trong thời hiện đại cũng không khác gì so với lời tổ Quy Sơn đã từng cảnh tỉnh: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu.”

          Thứ ba là việc rèn luyện tư cách đạo đức của người tu sĩ thông qua sự tôn kính, học hỏi và noi gương các bậc trưởng lão cũng như biết kế thừa, phát huy thành quả sự nghiệp của giáo hội. Cho dù chúng ta ở vị trí nào đi chăng nữa thì tư cách vẫn là yếu tố quan trọng quyết định và chi phối đạo đức của người tu sĩ. Đại lão Hòa thượng Thanh Từ đã nhắc nhở hàng đệ tử dù có bằng thầy thì vẫn kém thầy nửa đức. Lời dạy của Hòa thượng tuy rất ngắn gọn, đơn giản nhưng ý nghĩa thì sâu sắc vô cùng vì trong đó chứa cả một triết lý sống động về tư cách, đạo đức con người của thế gian lẫn xuất thế gian.

          Thứ tư, nhìn lại lịch sử phát triển của nhân loại chúng ta thấy các nước phương Đông là “cái nôi” của thế giới tâm linh, còn các nước phương Tây lại đứng đầu trong nền văn minh vật chất nhờ những thành quả phát minh khoa học và ứng dụng. Tuy các nước phương Tây phát triển mạnh về vật chất nhưng lại khủng hoảng về tinh thần và họ đã, đang và sẽ tìm đến với Phật giáo như tìm lại một sự cân bằng, an ổn giữa thế giới vật chất và tinh thần. Còn các nước phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng công cuộc phát triển vật chất đang còn dưới dạng tiềm năng; bởi phát minh khoa học cũng chỉ là sản phẩm của trí tuệ. Chỉ cần chúng ta biết chú trọng, khuyến khích và đầu tư thỏa đáng thì sẽ thúc đấy lĩnh vực này phát triển không ngừng. Nên chăng đưa phát minh khoa học và ứng dụng trở thành một trong những chiến lược quốc sách hàng đầu của quốc gia? Tại sao không khi mà đất nước ta có hàng triệu tu sĩ, trí thức, học giả, sinh viên…có khả năng sáng tạo, ứng dụng và phát minh? Đã đến lúc Giáo hội cũng như Nhà nước cần có sách lược, chiến lược cụ thể nhằm khuyến khích và đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực này. Tình trạng “chảy máu chất xám” cần nên chấm dứt ngay từ bây giờ thì mới hy vọng một đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh và tiến bộ ở ngày mai.

          Dù có nói và làm gì đi nữa thì hướng đi tối thượng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển giáo hội và xã hội cũng là do con người quyết định. Thế gian và xuất thế gian từ ngàn xưa cũng như ngày nay đều lấy trí tuệ làm sự nghiệp theo đúng tinh thần đức Thế Tôn thị hiện Ta bà vì một đại sự nhân duyên: “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” (Kinh Pháp Hoa); một lần nữa khẳng định bức thông điệp mà đức Thế Tôn muốn gởi đến cho tất cả chúng ta không ngoài con người giác ngộ.

Như Chiếu

Các bài viết phản hồi
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
 
Các tin tức khác
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2024
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này