Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
05:57, Saturday.April 20 2024
Trần Nhân Tông và con đường chính pháp: Một đạo Phật đặc biệt Việt Nam
 
Nhiều học giả - phật tử đã cùng chia sẻ những nghiên cứu, đánh giá của mình về Trần Nhân Tông - vị Phật hoàng duy nhất và độc đáo nhất trong lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Tại hội thảo Trần Nhân Tông và con đường chính pháp do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức ngày 24-11 tại Hà Nội, hơn 300 các học giả, các tăng ni phật tử, nhà nghiên cứu lịch sử và tôn giáo trong và ngoài nước, nhất là kiều bào Pháp, Đức, Mỹ… đã tham dự.

Khung cảnh hội thảo - Ảnh: Ban tổ chức cung cấp

Theo GS Cao Huy Thuần: “Lịch sử gọi ngài là vua Phật, là Phật hoàng. Vua Phật lãnh đạo cuộc chiến chống xâm lăng, làm sao tách rời đâu là vua, đâu là Phật trong một hành động của Ngài? Ở Nhật có tinh thần samurai trong mỗi cuộc chiến, nhưng ở VN có cả một ông vua Phật và cả một hàng ngũ tướng lĩnh thấm nhuần thiền: cứ đem so sánh, ảnh hưởng của thiền ai nhiều hơn ai trong trận thắng?

Cho nên, Phật giáo ở Việt Nam thời Trần là một hiện tượng kỳ lạ, độc đáo: không ở đâu khác, một ông vua vừa là tướng cầm quân, vừa là thiền tổ. Nơi ông vua ấy kết tinh một tư tưởng, vừa là trên cơ sở lý thuyết, vừa là nền tảng giáo dục, lại vừa là thực tiễn hành động. Đó là một đạo Phật đặc biệt Việt Nam”.

Các học giả cũng đã đi sâu phân tích mô hình vua Phật thời Trần Nhân Tông - mở rộng ra mô hình nhà nước quân chủ Đại Việt thế kỷ 10-14 với tên gọi “mô hình quân chủ tương hợp” để đi đến kết luận: lịch sử nước nhà có những bước đi riêng, xua tan “bài ca ảo" muôn thuở “Việt Nam là cái bóng của Trung Quốc” trong cái nhìn của học giả quốc tế (TS Nguyễn Quốc Tuấn - phó viện trưởng Viện Tôn giáo).

Ánh sáng độc lập tự do, tư duy về dân tộc và đất nước VN, cách nhìn đối với thiên hạ xung quanh dân tộc mình của Phật hoàng Trần nhân Tông cũng được các học giả phân tích dưới góc nhìn hiện đại và phát hiện tính thực tế cũng như sự hợp thời của tư tưởng ấy. Nhận thức về quyền lực và sự hưởng thụ vật chất của Ngài cũng đem lại nhiều khám phá mới mẻ cho các nhà nghiên cứu về Phật học và Phật hoàng (đạo sư Duy Tuệ).

Và Phật hoàng Trần Nhân Tông không còn là biểu tượng của Phật giáo VN, ngài còn là biểu tượng của một nền văn hóa rực rỡ, nói như giáo sư Cao Huy Thuần: “Không phải chỉ riêng phật tử, bất cứ người VN nào cũng hãnh diện về lịch sử nước mình có một triều đại rực rỡ như thế, nhất là  trong tình trạng xâm lấn hiện nay. Triều đại đó đã được xây dựng trên một văn hóa rực rỡ. Rực rỡ và độc lập”.

THU HÀ

(theo Tuoitre)

Các bài viết phản hồi
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
 
Các tin tức khác
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2024
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này