Bộ từ điển Phật học online này rất tiện lợi cho việc tra cứu, muốn tìm từ nào các bạn chỉ cần gõ từ đó vào ô "Nhập từ khóa tìm kiếm" (Các bạn nhớ gõ chữ IN HOA có dấu, ví dụ: A LA HÁN, PHẬT PHÁP,v.v..). Sau đó, nhấn enter, chỉ cần 5 giây, "từ" mà các bạn muốn tìm lập tức sẽ hiện ra. Hoặc các bạn có thể click vào các ký tự A, B, C, ... ở trên để tra từ.
(Các bạn sử dụng tốt nhất bằng trình duyệt web FireFox)
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, việc học tập và nghiên cứu Phật học ngày càng trở nên sâu rộng. Do đó việc trang bị những quyển sách mang tính công cụ như từ điển Phật học là một nhu cầu thiết yếu đối với các độc giả, các nhà nghiên cứu và sinh viên các trường Phật học. Trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều bộ từ điển Phật học hoặc đã được xuất bản, hoặc đã được cập nhật trên mạng lưới Internet. Tuy nhiên, phần lớn các bộ từ điển Phật học được xuất bản đó giá thành quá cao, vì thế rất khó phổ biến sâu rộng trong quần chúng. Trong khi đó, các bộ từ điển trên mạng lại chưa khai thác triệt để các tính năng nhanh gọn trong việc tìm kiếm tra từ.
Trước tình hình đó cùng với tâm nguyện truyền bá Phật pháp, làm lợi ích cho tha nhân, trang web Hoa Linh Thoại đã mở thêm một số thư mục mới trong trang nhà, trong đó có bộ từ điển Phật học online.
Bộ từ điển Phật học online này do nhóm tăng ni sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM thực hiện trên cơ sở tổng hợp từ các bộ từ điển Phật học như: Từ điển Phật học Việt Nam của HT Thích Minh Châu - GS Minh Chi, từ điển Phật học Huệ Quang và một số các bộ Phật học Danh Số.
Chúng con thành kính tri ân Hòa thượng Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh cùng giáo sư Minh Chi tác giả bộ từ điển Phật học Việt Nam. Những từ nào chúng tôi không ghi rõ nguồn gốc đều thuộc bộ từ điển Phật học Việt Nam này.
Vì khả năng của chúng tôi còn giới hạn nên không thể nào tránh khỏi những điều sai sót, rất mong quý vị hoan hỉ và đóng góp ý kiến chân thành.
Mọi ý kiến xin liên hệ email: hoalinhthoaivn@yahoo.com hoặc hoalinhthoaivn@gmail.com
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.