Thơ Thiền trong thời kỳ văn học Lý-Trần đã thể hiện những tư tưởng hết sức độc đáo. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa cõi Đạo và cõi Đời. Những bậc Thiền sư đã đem chất Đạo vào Đời và Đạo được nhìn dưới con mắt của Đời trần thế. Đọc thơ Thiền, người ta thấy ngời lên tư tưởng nhập thế của các vị Thiền sư. Đồng thời, qua mỗi vần thơ, người đọc còn thấy được bản lĩnh, ý chí về con đường đạt Đạo và thái độ sống lạc quan, tin tưởng của con người trong cuộc đời này. |
Theo quan niệm Phật giáo, Tình yêu tự thể không tốt cũng không xấu, do tâm ta tạo ra có tốt có xấu. Tuy nhiên, Tình yêu phải được làm bằng chất xúc tác Hiểu và Thương. Có Hiểu rồi mới có Thương. Muốn Thương thì phải Hiểu. Hiểu là nền tảng của Trí tuệ; Thương là cội gốc của Từ bi. Từ bi gắn liền với Trí tuệ. Trí tuệ dẫn dắt hành động và thực hiện Từ bi đúng chỗ, đúng lúc. |
|
|
Muốn cho niềm an vui tồn tại lâu dài, muốn nuôi dưỡng thiện nghiệp, người trí cần hướng thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp về các việc lành. Người trí chẳng những lo kiểm soát Thân mà còn lo điều phục, bảo vệ Tâm và Ý |
Ngày nay, ta là đệ tử của Từ phụ Thích Ca, sau khi chứng quả A-La-Hớn rồi, Ta dùng Túc-mạng và Thiên-nhãn tìm kiếm đứa con 93 kiếp về trước, đứa con đã ngăn trở bao kiếp tu hành chứng quả của ta, không biết nó đọa ngã nào trong 6 nẻo luân hồi! |
Nhìn ánh mắt trong sáng dịu hiền, giọng nói trầm ấm cùng ý chí mạnh mẽ và thiên tính cao vời vợi của sư, Tới vô cùng cảm động và khâm phục. Sư đã chiếu kiến và khai phóng tất cả năng lực nội tai của Tới, kéo Tới về cuộc sống thực, con người thực và thấu triệt được ý nghĩa tối hậu của cuộc sống và của một kiếp người. |
Thơ Thiền thể hiện tư tưởng Phật giáo nhưng có những đặc sắc riêng. Thiền là tĩnh lặng, trầm lắng để tâm hồn siêu thoát, vượt thế tục đi vào cõi riêng của tuệ giác; ngược lại, thơ thuộc về tâm tưởng chủ quan của thi sĩ, là “lời nói trong” |
Với tư cách một tôn giáo lâu đời và quan trọng của người Việt, Phật giáo đã đi cùng và có mặt ở miền Tây Nam Bộ ngay từ những ngày đầu khi lưu dân từ miền Bắc và miền Trung vào khai phá vùng đất này. Trong những điều kiện tự nhiên và xã hội đặc thù, Phật giáo của người Việt miền Tây Nam Bộ có những nét riêng tương đối độc đáo, bên cạnh những đặc điểm chung của Phật giáo Việt Nam. |
Từ khi đạo Phật ra đời ở xứ Ấn Độ, hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, Phật giáo đã để lại cho nhân loại nhiều di sản văn hoá vật chất cũng như văn hóa tâm linh mà cho tới nay dù con người nỗ lực tối đa vẫn không khai thác hết ý nghĩa ẩn tàng của chúng. |
Trong giao tiếp xã hội, ngôn ngữ là phương tiện để chuyển tải thông tin, là cơ sở để thẩm định phong cách của con người, tổ chức đoàn thể hay tôn giáo, các tầng lớp giai cấp trong xã hội. Qua mọi thời đại, theo sự phát triển của nền học thuật văn hóa xã hội mà ngôn ngữ sẽ có sự biến đổi cho phù hợp. |
Quá trình khám phá, cảm nhận cái đẹp văn chương bao giờ cũng bắt đầu từ cuộc đời nhà văn, đến tác phẩm, phong cách nghệ thuật, nhân cách con người, v.v… Như vậy, tìm hiểu về tính văn học cũng có nghĩa là thông qua việc tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử của từng địa phương, từng dân tộc. |
|
|
|