Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
06:51, Sunday.May 19 2024
Quy luật phủ định của phủ định và các cặp phạm trù nhân quả, củng cố tính khoa học của Phật giáo
 
Từ những cơ sở lý luận của triết học Mác - Lê Nin đề cập đến rất nhiều vấn đề mang tính khoa học tương quan với quan điểm Phật giáo, nên chúng ta đi vào nghiên cứu tính đúng đắn của nó qua “Quy luật phủ định của phủ định và các cặp phạm trù”. Từ đó nó cũng cố thêm tính khoa học của Phật giáo thông qua các phương pháp luận đó.
A- DẪN NHẬP
 1-Ý nghĩa và nội dung của đề tài
Ta cho rằng Ấn Độ cổ đại là cái nôi sinh ra triết học Phật giáo, thì Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi sinh ra nền triết học phương Tây. Lịch sử triết học phương Tây gắng liền với lịch sử văn minh nhân loại, từ thuở bình minh sơ khai của lịch sử đến khoa học hiện đại. Trải qua các giai đoạn thăng trầm của triết học Trung đại – Phục hưng – Cận đại, và điểm cuối cùng là triết học Hiện đại với sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin, đã đưa nhân loại vào kỷ nguyên mới của triết học với tính Biện chứng và Phương pháp luận của Tiết học Mác ra đời vào cuối thế kỉ XVIII AC, đầu thế kỉ XIX AC trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu của tư duy triết học nhân loại, đồng thời được Lênin phát triển hoàn thiện vào đầu thế kỉ XX. Triết học Mác – Lênin không phải là một lý luận thuần túy mà là một phương pháp luận triệt để mang tính khoa học. Được xây dựng trên cơ sở tổng kết khái quát các thành tựu quan trọng nhất của khoa học ứng dụng cụ thể lúc bấy giờ.
 “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận. Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của con người mà có thôi. Năng lực ấy cần phải phát triển hoàn thiện nó thì cho tới nay không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước.”[1]
Triết học Phật giáo đã ra đời hơn 25 thế kỷ và vẫn còn nguyên giá trị với thời gian. Gần đây các nhà nghiên cứu triết học và các nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng những lời đức Phật Thích Ca được ghi chép qua Kinh-Luật mang tính khoa học cao. Do giáo lý nhà Phật được xây dựng trên sự trải nghiệm của chính đức Phật và mang tính khoa học, nên luôn đúng với mọi thời đại. Tuy trải qua hơn 2500 năm mà ngày nay vẫn là những định hướng cho nhân loại hướng đến. Từ đó nhà bác học lừng danh Einstein đã khẳng định: “Nếu có một tôn giáo ở thế kỉ 21, thì đó chính là Phật Giáo”.
Từ những cơ sở lý luận của triết học Mác - Lê Nin đề cập đến rất nhiều vấn đề mang tính khoa học tương quan với quan điểm Phật giáo, nên chúng ta đi vào nghiên cứu tính đúng đắn của nó qua “Quy luật phủ định của phủ định và các cặp phạm trù”. Từ đó nó cũng cố thêm tính khoa học của Phật giáo thông qua các phương pháp luận đó.
Nội dung của đề tài:
      - Triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học.
      - Nội dung của quy luật và các cặp phạm trù.
      - Khái quát về Phật giáo.
      - Áp dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này để cũng cố tính đúng đắn và khoa học của Phật giáo.
        - Từ đó đưa ra xu hướng phát triển Phật giáo trong thời đại mới.
2-Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu.
    Phạm vi nghiên cứu trong Quy luật phủ định của phủ định và các cặp phạm trù của triết học Mác-Lê Nin.
    Phương pháp ngiên cứu là nhận định và đối chiếu các quan điểm có tính tương quan giữa triết Mác và Phật giáo.
    Đây là bài tiểu luận giữa mùa như là một bài thu hoạch, nên đề tài nghiên cứu chỉ mang tính khái quát không quá đi sâu và cụ thể. Với lại khả năng hiểu biết của sinh viên có hạn nên chỉ nêu ra các quan điểm mang tính cá nhân và hạn chế.
 
B- NỘI DUNG
1-Triết học và đối tượng nghiên cưu
1.1. Khái niệm
Theo các nhà nghiên cứu thi triết học ra đời vào thế ky VIII đến thế kỷ thứ VI BC, ở cả phương Đông và phương Tây.
Ở phương Đông: theo quan niệm của người Trung Quốc thuật ngữ triết học không có, nhưng có chữ tương đồng về ý nghĩa. Căn nguyên chữ Hán có nghĩa là “trí”, bao hàm sự hiểu biết, nhận thức của con người về đạo lý làm người. Theo quan niệm người Ấn Độ triết học được gọi là Dasshara, có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng với hàm ý và sự hiểu biết dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến lẽ phải.
Ở phương Tây: thuật ngữ triết học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp được gọi là Philosophia. Philo nghĩa là yêu mến, Sophia sự thông thái. Philosophia nghĩa là yêu mến sự thông thái. Trước khi triết học Mác ra đời, triết học phương tây đã được xem là “Khoa học của mọi khoa học”, bao gồm sự hiểu biết nói chung của con người về hiện thực và thay thế cho tất cả các khoa học. Theo quan điểm của triết học Mác-Lê:
Triết học là một hệ thống những quan niệm chung nhất của con người về thế giới, vai trò và vị trí của con người trong thế giới ấy.
1.2- Đối tượng nghiên cứu của triết học
Nhìn lại quá trình phát triển của từng giai đoạn chúng ta nhận thấy đối tượng nghiên cứu triết học luôn thay đổi.
Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, trong điều kiện tri thức nhân loại còn thấp, chưa có sự phân ngành khoa học cụ thể, đối tượng nghiên cứu triết học lúc bấy giờ bao gồm tất cả mọi lĩnh vực tri thức, tự nhiên cũng như xã hội. Triết học được coi là “Khoa học của mọi khoa học”.
Thời kỳ Trung cổ, trong điều kiện chế độ phong kiến và giáo hội La Mã thống trị đã có ảnh hưởng hết sức to lớn ở Châu Âu. Triết học lúc này không còn là khoa học độc lập mà đã trở thành một bộ phận của Thần học, nó có nhiệm vụ lý giải những vấn đề Tôn giáo. Đối tượng nghiên cứu không còn là những vấn đề tri thức tự nhiên, xã hội mà là những vấn đề có tính Tôn giáo như sự tồn tại và vai trò của Thượng đế, niềm tin Tôn giáo .v..v…Đây là thời kỳ triết học Kinh Viện.
Thời kỳ Phục hưng và Cận đại, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học thực nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, đặc biệt là nền sản xuất  mang tính công nghiệp. Do sự hình thành các môn khoa học độc lập phù hợp với nhu cầu thực tiễn, từ đó triết học được xem là “Khoa học của mọi khoa học” không còn phù hợp. Đối tượng nghiên cứu không còn bao hàm mọi lĩnh vực như trước đây. Triết học dần dần khôi phục lại vị trí của mình với tính cách là lĩnh vực tri thức khái quát nhất về sự tồn tại thế giới.
Hoàn cảnh kinh tế xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Triết học Mác ra đời trên cơ sở phương pháp luận đã chấm hết vai trò triết học là "Khoa học của mọi khoa học”, đồng thời xác định đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Là những vấn đề chung nhất liên quan tới tồn tại thế giới mang tính Phạm trù, như là một vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức. Cũng như các qui luật chung nhất chi phối sự vận động, phát triển của thế giới. Và trả lời một cách xác đáng “Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?”
2- Khái quát về Phật Giáo
2.1- Sự ra đời của Đạo Phật
Nếu như Hy Lạp cổ đại là cái nôi sinh ra triết học phương Tây, thì Ấn Độ cổ đại là nơi sinh ra triết học Phật giáo.
Ấn Độ cổ đại có trên 94 Tôn giáo[2]. Không có một đất nước nào trên thế giới này như thế, sự phân chia giai cấp vô cùng khắc khe, nhân quyền xem nhẹ, xã hội chia thành bốn giai cấp chính: "Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Phệ Sá, Thu Đà La. Giai cấp Bà la mô là những người có quyền trong xã hội. Giai cấp Sát đế lợi là những Vua chúa. Giai cấp Phệ Sá (Vesa) là những thương buôn mậu dịch. Giai cấp Thủ Đà La hay gọi là giai cấp nô lệ, phục tùng ba giai cấp trên".[3]
Giữa một xã hội đầy bất công như thế, Đức Phật Thích Ca thị hiện, giáo lý của Ngai đưa đến quyền bình đẳng của con người. Ngài nói: “không có giai cấp khi máu đỏ và nước mắt cùng mặn”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đức Phật có quan điểm xóa bỏ sự bất công trong xã hội thời ấy, đem lại nhân quyền cho con người. Giai cấp Thủ Đà La phục tùng ba giai cấp trên, họ không được hưởng bất cứ quyền lợi gì, thậm chí không được ngồi ăn chung, không được nhìn thẳng vào người giai cấp bà La Môn. Một sự kiện vô cùng quan trọng vào năm 2001, có trên 3000 người thuộc giai cấp Thủ Đà La đã bỏ đạo Bà La Môn theo Đạo Phật. Cho đến hôm nay, họ trở thành những người Phật Tử thuần thành ủng hộ đắt lực cho Phật giáo ở giai đoạn cận đại này.
Có nhiều người quan niệm rằng Đức Phật rất khác với chúng ta. Nhưng thực tế Đức Phật cũng là một con người bằng xương bằng thịt. Sử liệu ghi lại rằng Ngài là con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da, tên là Tất Đạt Đa.[4] Lớn lên thái tử vẫn có vợ đẹp, con ngoan như bao nhiêu người khác. Tuy cuộc sống trong cung vàng điện ngọc, nhưng Thái tử vẫn luôn mong ước đi tìm chân lý, để đem lại lợi ích an lạc chung cho nhân loại. Từ đó Ngài quyết chí thực hiện hoài bão của mình, rời hoàng cung vào rừng tu tịnh, cuối cùng trải qua 49 ngày đêm thiền định dưới cội cây Bồ đề, thai tử đã ngộ được chân lý của vũ trụ. Ngài nhìn thấy được bản chất của cuộc đời, biết được nguyên nhân của đau khổ và con đường nào đưa đến đoạn tuyệt tất cả khổ đau, sau khi diệt hết khổ thể nhập vào Niết Bàn vắng lặng an vui, không bị không gian và thời gian chi phối. Vậy giáo lý Phật giáo được Đức Phật dạy là qua quá trình “Thực tu thực chứng” của ngài, không viễn vông mơ hồ. Những gì từ Ngài thuyết giảng cho hàng hậu học là từ kinh nghiệm tu chứng trải qua vô số kiếp trên bước luân hồi, nhờ túc mạng thông ngài thấy rõ điều đó.
2.2-Tính Khoa học của Phật Giáo
Phật giáo ở đây người viết không đề cập đến tôn giáo mà là những lời Đức Phật Thích Ca đã dạy, ngày nay được kết tập thành Kinh và Luật. Tại sao ta nói những lời Phật dạy mang tính khoa học? Bởi vì quan điểm Phật giáo không phải quan điểm thần quyền, cũng không phải do truyền thống để lại. Những lời Phật dạy được rút kết từ thực tiễn cuộc sống, qua trải nghiệm và được Ngài chứng ngộ mà biết được. Bản chất và căn nguyên của vũ trụ Đức Phật đã thấu triệt, trong khi đó các triết gia Đông – Tây đang lần dò. Minh chứng cho tính khoa học và đúng đắng của lời Phật dạy thông qua 4 điều tham chiếu của Ngài dạy cho hàng đệ tử:
1. "Một vị tỳ kheo có thể nói rằng tôi nghe chính Đức Phật đã tuyên ngôn như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư". Những lời ấy, không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu và so sánh với Kinh (Sutta) và Luật (Vinaya). Nếu khi đối chiếu và so sánh kỹ càng, nhận thấy rằng nó không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn, đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ kheo kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.
"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn, vị tỳ kheo ấy đã hiểu đúng."
2. "Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có chúng Tăng sống chung và có những vị sư lãnh đạo: Tôi nghe chính các sư ấy nói như thế này: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư." Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai những lời ấy. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường, từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật. Nếu khi đối chiếu và so sánh kỹ càng, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.
"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn. Vị tỳ kheo ấy hiểu đúng."
3. "Lại nữa, một vị tỳ kheo có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có nhiều vị sư và những vị cao tăng học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Kinh, Luật, Pháp Yếu (Matika): Tôi nghe chính các vị sư ấy nói như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư". Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Kinh (Sutta) và so sánh với Luật (Vinaya). Nếu khi đối chiếu và so sánh như vậy, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.
"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn. Vị tỳ kheo ấy hiểu đúng."
4. "Lại nữa, một vị tỳ kheo có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có một vị tỳ kheo cao hạ, học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Kinh, Luật, và các Pháp Yếu (Matika): Tôi có nghe vị tỳ kheo cao hạ ấy nói như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư". Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu kỹ càng, tường tận, từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật. Nếu khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ kheo kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.
"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư."[5]
Bốn điều tham chiếu trích từ Phật ngôn của kinh điển Pali ta thấy rằng Đức Phật khai thông trí tuệ cho hậu học bằng sự hiểu biết một cách khoa học, có tư duy, có kiểm chứng một vấn đề cần nhận thức. Chỉ bằng thực tiễn thì nhận thức ấy mới có giá trị. Từ đó suy ra bất cứ lĩnh vực nào khi cần nhận thức đừng vội vàng bằng lòng tin vì người nói ra là người có uy tín, hay do truyền thống…ta phải kiểm chứng, đối chiếu rồi mới xác định có thật không. Đó là tính khoa học.
Kinh Luật đức Phật dạy nhiều không thể thống kê chính xác, nhưng ta có thể khái quát một số tính chất cơ bản của các định luật mấu chốt. Mà các định luật này tương quan với quan điểm triết Mác như:
-Định luật Luân hồi và tiến hóa tương quan với qui luật Phủ định của phủ định.
-Luật Nhân Quả tương quan với cặp phạm trù Nguyên Nhân và Kết Quả trong triết Mác.
-Lý và Sự tương quan với cặp phạm trù Bản chất và Hiện tượng.
-Luật Vô Thường tương quan với thuộc tính Vận động của vật chất.
Từ một số sự tương quan điển hình trên, ta đi vào nghiên cứu cụ thể để làm sáng tỏ khi ta cho rằng Sự tương quan của triết Mác với Phật giáo đã làm cho tính khoa học của Phật giáo được sáng tỏ, thuyết phục hơn.
3- Nội dung quy luật phủ định của phủ định tương quan với quan điểm Phật giáo
Nếu như quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển. Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển đó. Quy luật phủ định của phủ định, cho ta biết khuynh hướng của sự phát triển của mọi sự vật và hiện tượng. Đó là sự phát triển thông qua sự chuyển hóa, tương tác lẫn nhau, cái mới ra đời thay thế và kế thừa cái cũ theo đường tròn xoắn ốc đi lên.
3.1. Định nghĩa về qui luật và ý nghĩa của chúng
Qui luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất tất nhiên chung và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các yếu tố, thuộc tính của chúng.
Qui luật mang tính khách quan không phụ thuộc bất kỳ nhân tố nào. Cái gì mang tính qui luật thì ta phải tuân thủ, vì nó không thể khác được.
3.2. Phủ định và phủ định biện chứng
Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ đinh, tự nhiên phát triển, là mắc liên kết trên con đường dẫn đến sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái cũ bị phủ định. Nói dễ hiểu hơn, là sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho cái bị phủ định tiếp tục phát triển. Nhưng phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quantính kế thừa.
+ Tính khách quan: Sự phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý thức của con người mà nguyên nhân của sự phủ định này nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Nó là kết quả của mâu thuẫn được giải quyết bằng sự đấu tranh của các mặt đối lập. Vì vậy phủ định biện chứng là yếu tố tất yếu của sự phát triển.
+ Tính kế thừa: Phủ định biện chứng có kết quả là cái mới ra đời từ trong lòng cái cũ. Cái mới không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà chỉ xóa bỏ những mặt, những yếu tố không phù hợp với sự tồn tại và phát triển của nó. Đồng thời bảo tồn, cải tạo những yếu tố, những mặt tích cực của cái cũ để những mặt, những yếu tố này trở thành những mặt những yếu tố của chính bản thân cái mới. Với tính chất này, phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục của cái cũ mà còn là sự gắn liền cái cũ với cái mới, cái khẳng định với cái phủ định.
Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ định những mặt lạc hậu, tiêu cực. Do vậy, phủ định đồng thời cũng là khẳng định. V.I. Lênin đã nói: “Không phải là sự phủ định sạch trơn, không phải là sự phủ định không suy nghĩ, không phải là sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng … mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển với sự duy trì cái khẳng định”.[6]  Chúng ta phải phân biệt phủ định biện chứng với phủ định máy móc. Không phải bất cứ sự phủ định nào cũng là phủ định biện chứng. Nghiền nát một hạt giống, đập chết một con vật cũng là sự phủ định, nhưng phủ định ấy là do lực lượng bên ngoài gây nên, và nó thủ tiêu sự phát triển tự nhiên của sự vật. Đó là phủ định máy móc. Còn phủ định mà ta nghiên cứu ở đây là phủ định biện chứng. Phủ định biện chứng là tự thân phủ định, mở đường cho sự phát triển, phản ánh khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng.
3.3. Phủ định của phủ định
Từ khẳng định đến phủ định, từ phủ định đến phủ định, đó là quá trình phát triển dường như quay lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn. Cách nói khác, quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng mang tính gián đoạn và tính chu kỳ. Sau một số lần phủ định, một chu kỳ được thực hiện, nó mở ra một chu kỳ mới cho sự phát triển tiếp theo. Sự phủ định lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với cái ban đầu, đó là bước trung gian trong sự phát triển. Sau một số lần phủ định, kết thúc một chu kỳ, sự vật, hiện tượng lập lại như cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Đó là phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật, hiện tượng với tư cách làm tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố tích cực trong quá trình phát triển trước đó. Nó có nội dung phong phú hơn cái khẳng định ban đầu và cái phủ định trong chu kỳ của sự phát triển. Đặc trưng quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định là sự phát triển dường như quay lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Nó giải thích xu thế tiến lên và hình thức xoắn ốc của sự phát triển.
Để chứng minh quy luật phủ định của phủ định một cách dễ hiểu, Engles viết : Hãy lấy ví dụ một hạt thóc. Có hàng nghìn triệu hạt giống nhau  được xay ra, nấu chín và đem làm rượu rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt thóc như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó nếu nó rơi vào một miến đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm trong mình nó sẽ xảy ra một sự biến hóa riêng. Nó nẩy mầm, hạt thóc biến đi, không còn là hạt thóc nữa, bị thay thế bởi một cây do nó đẻ ra, đó là sự phủ định hạt thóc. Nhưng cuộc sống thường ngày của cây này thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đó chín thì cây chết đi, nó bị phủ đinh. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt thóc ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt thóc mà là nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần".[7]
3.4. Xu hướng phát triển hình xoắn ốc
Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển, các sự vật và hiện tượng trong xã hội cũng thế, dây chuyền của sự phủ định biện chứng là vô tận. Mỗi lần phủ định là một sự vật mới ra đời. Sự vật mới không tồn tại vĩnh viễn mà nó lại chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho cái mới hơn ra đời, phủ định lại xảy ra, đó là phủ định của phủ định, thế giới phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng theo khuynh hướng phát triển tất yếu từ thấp tới cao, từ không hoàn thiện đến hoàn thiện. Tuy nhiên, sự phát triển không đi theo con đường thẳng tấp, đơn giản mà diễn ra quanh co, phức tạp. Lênin gọi sự phát triển tiến lên là theo hình xoắn ốc. "Như lặp lại các giai đoạn đã qua, nhưng lặp lại một cách khác, trên nền tảng cao hơn, sự phát triển có thể nói là phát triển theo vòng xoắn trôn ốc, chứ không phải theo đường thẳng”.[8]
Diễn tả quy luật phủ định của phủ định bằng con đường xoắn ốc chính là hình thức cho phép diễn đạt một cách rõ ràng các đặc trưng của quy trình phát triển biện chứng, tính kế thừa, tính la#p lại nhưng không quay trở lại, tính chất tiến lên của sự phát triển. Mỗi vòng mới của đường xoắn ốc thể hiện trình độ cao hơn dường như lập lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển tiến lên từ thấp đến cao.
3.5. Nội dung chính của quy luật
Với những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra kết luận nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định như sau:
"Qui luật này nói lên mối quan hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định. Do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển. Nó duy trì và giữ gìn nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lập lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà là theo đường xoắn ốc ".[9]
3.6. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định, chúng ta rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận sau:
Hiểu đúng xu hướng của các sự vận động và phát triển của sự vật, đó là xu hướng phức tạp. Quy luật phủ định của phủ định chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng tất yếu của mọi sự vật, hiện trượng trong thế giới khách quan. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co, phức tạp trải qua nhiều lần phủ đinh, nhiều khâu trung gian, điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiếm diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là hiện tượng xã hội.
Vấn đề thứ hai là hiểu đầy đủ về cái mới, từ đó có quan điểm, có thái độ ủng hộ cái mới, bảo vệ cho cái mới. Quy luật phủ định của phủ định cũng khẳng định tính tất thắng của cái mới, vì cái mới là cái ra đời hợp quy luật phát triển của sự vật. Mặt dầu khi mới ra đời, cái mới có thể còn non yếu, song nó là cái tiến bộ hơn, là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so với cái cũ. Vì vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần có ý thức phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển. Trong khi phê phán cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn. Nói tóm lại, quy luật phủ định của phủ định chỉ rõ xu hướng vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng.
4-Luật luân hồi trong Phật Giáo tương quan với ý nghĩa Quy luật Phủ đinh của Phủ định
Quan điểm triết học Mác cho rằng thế giới tồn tại hai hình thái cơ bản là Vật Chất và Ý Thức. Quan điểm củ Đạo Phật thế giới tồn tại cũng hai hình thức Vật Chất và Tinh Thần. Vật chất và Tinh thần luôn song song tồn tại, tác động qua lại, bổ xung cho nhau nhưng tinh thần bao giờ cũng chủ đạo. Phật giáo không phải duy tâm cũng chẳng phải duy vật.
Quan điểm Phật giáo luân hồi cả về vật chất và tinh thần, nhưng tất cả các tính chất của nó đều tương quan với tính chất của quy luật Phủ định của phủ định như tính: Khách quan, kế thừa và phát triển.
Trong Phật giáo có sáu con đường luân hồi: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A tu la, Cõi người, Cõi trời.[10] Tùy vào ý nghĩ lời nói và hành động của một chúng sanh tạo nên một tập hợp năng lượng gọi là Nghiệp, nó tuân thủ theo sự bảo toàn của thuyết năng lượng mang tính khoa học. Nó không sinh ra, nó không mất đi mà nó chỉ chuyển từ thân này qua thân khác. Thân sau phủ định thân trước nhưng những tập tính lại kế thừa thân trước đó. Nên thân sau sống ở cõi nào đi nữa, vui sướng hay đau khổ đều do ý nghĩ, việc làm, hành động của thân trước mà ra. Thân sau xét về mặt hình thức có thể không tốt đẹp hơn thân trước nhưng nó đã tiến hóa, có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống. Và cứ thế trong sáu nẻo cái này phủ định lại cái kia, và cái kia tiếp tục phủ định để sinh ra cái mới hơn v.v..
Luân hồi của vật chất chính là luân hồi của các sự vật hiện tượng nó phủ định nhau mà hình thành cái mới hoàn toàn tương quan với quy luật phủ định của phủ định của triết Mác. Nhưng triết Mác chỉ đề cập một khía cạnh của vật chất mà bỏ qua tinh thần. Vì quan điểm triết Mác là “Vật chất quyết định ý thức”.
5- Tương quan qui luật phủ định của phủ định trong phật giáo
5.1. Trạng thái chính trị, xã hội Ấn Độ thời Đức Phật
     Ve thời cổ đại, dân tộc Ấn Độ tổ chức guồng máy chính trị theo chính thể cộng hòa nhưng tới thời kỳ đức Phật xuất thế, thì chế độ đó đã suy tàn và được thay thế bằng chính thể quân chủ chuyên che. Thời đại này dân tộc Ấn Độ rất tôn trọng nghi thức tế tự, kính thần. Lúc đầu họ đặt ra người gia trưởng, hoặc tộc tưởng để giữ việc tế lễ, gọi là chức ty tế, dần dần chức ty tế này trở thành việc chuyên môn nên được thay thế bằng các tăng lữ, mặt khác theo đà tiến triển của xã hội, phát sinh ra bốn chức nghiệp; sĩ, nông, công, thương, dần dần nghề nghiệp này trở thành giai cấp hóa. Giai cấp tăng lữ coi việc tế tự chiếm địa vị tối cao, thứ đến giai cấp vua chúa, nắm quyền thống trị; thứ dân thuộc dạng nông, công, thương ở địa vị thứ ba sau cùng là tiện dân ở địa vị thấp nhất. Lối giai cấp đó mỗi ngày thêm chặt chẽ. Trở thành bốn giai cấp, Bà la môn, Sát đế lợi, Phệ xá, Thủ đà la. Bốn gia cấp trên giai cấp Bà la môn là giai cấp tối cao. Còn ba giai cấp còn lại, nhất là giai cấp tiện nhân ( Thủ đà la ) lại bị xã hội khinh miệt. Do đó mà dẫn đến xã hội bất công, dân chúng họ hằng khát vọng một bậc thánh nhân ra đời.
Để đáp lại lòng mong mỏi đó, nên đã phát sinh một tôn giáo, tha thiết với mục đích nhất vị bình đẳng cứu đời, đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài không nương vào dòng họ cao thấp, để đánh giá con người, mà chỉ nương vào phẩm hạnh đạo đức, đặt biệt phủ nhận giai cấp, đem lại sự hòa bình cho nhân loại. Như vậy với triết lý vĩ đại Ngài đã thay đổi một xã hội từ bất công trở thành một xã hội bình đẳng, đem lại niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người.
5.2- Giáo Lý Của Đức Phật Thông Qua Các Thời Đại
         Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, với giáo lý của Ngài thuyết đã được các vị đệ tử kết tập, ghi chép lại thành những bản Kinh - Luật. Trải qua quá trình kiết tập có nhiều tư tưởng bất đồng với những ý kiến, do đó giáo đoàn Phật giáo chia làm hai phái; Thượng tọa bộ, và Đại chúng bộ. Từ hai bộ phái này tiếp tục phát triển 20 bộ phái, gọi là thời kỳ bộ phái, về sau Phật giáo trở thành hai hệ phái Nam truyền và Bắc truyền. Phật giáo Nam truyền có sự hỗ trợ của vua chúa nên phát triển nhanh chóng, còn phật giáo Bắc truyền, mãi đến thời bồ tát Mã Minh mới phát triển.
Khi đạo Bà la môn sống dậy, thế kỷ 13 Hồi giáo xâm nhập Ấn Độ, Phật giáo bị ngược đãi. Các tăng sĩ phải mang kinh sách, ảnh tượng tỵ nạn qua Tích Lan, giúp cho Phật giáo Nam truyền tiếp tục phát triển, Phật giáo nam truyền lan rộng các nước Nam Ấn, Phật giáo Bắc truyền lan rộng các nước bắc Ấn. Cả hai phái tạo nhiều ảnh hưởng các nước Á Châu. Các nước phương nam; như Tích lan, Miến điện, Thái lan, Lào, Campuchia, Việt nam… thuần tuý là mang màu sắc Phật giáo đa số trở thành quốc giáo.
5.3. Phật Giáo Du Nhập Vào Việt Nam
Theo các nhà triết gia thế giới hầu hết đều đồng ý Phật giáo được truyền vào việt nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ III Tây lịch qua hai co đường hồ tiêu và đồng cỏ.
5.3.1. Phật Giáo Du Nhập Qua Con Đường Hồ Tiêu
        Con đường hồ tiêu tức là đường biển, xuất phát từ các hải cảng vùng nam ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia, Việt nam…. Lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm, phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam A, những thương nhân Ấn đã tới các vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà truyền bá Đạo phật vào các dân tộc ở Đông Nam A. Giao châu tiêu biểu bấy giờ là trung tâm Luy Lâu, là nơi trụ điểm nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền. Lịch sử chính thức xác nhận năm. Tư liệu trong Lĩnh Nam Chính Qui cho biết : “ Một dữ kiện chứng tỏ sự cĩ mặt của Đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hng kể từ trước công nguyên 2879-258). Đó là câu chuyện công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Đồng Tử. Chuyện kể rằng Đồng Tử v Tin Dung lập phố x buơn bn giao thiệp với người nước ngồi. Một hôm Đồng Tử theo một khch buơn ngoại quốc đến Quỳnh Vin v tại đây Đồng Tử đ gặp một nhà sư Ấn Độ ở trong một tp lều. Nhờ đó mà Đồng Tử và Tiên Dung đ biết đến Đạo Phật Qua dữ kiện ny ta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Độ truyền vo Việt Nam khá lâu trước Ty lịch.
Một bi nghin cứu của Ngô Đăng Lợi, viện nghin cứu khoa học Hải Phịng viết: "Vùng Đồ Sơn mà có nhà nghiên cứu khẳng định chính là thành Nê Lê nơi có bảo thp của vua Asoka. Nếu quả vậy thì từ thế kỷ thứ ba trước Ty lịch, Đạo Phật đ được trực tiếp truyền vào nước ta" .V Thiền Uyển Tập Anh cũng ghi nhận cuộc đàm luận giữa thiền sư Thông Biện v Thi Hậu Ph Thnh Linh Nhn (Ỷ Lan) (khi b hỏi về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam vo dịp các cao tăng trong nước tập hợp tại cha Khai Quốc (nay l cha Trấn Quốc - H Nội) vo ngy rằm tháng 2 năm 1096) Thông Biện dẫn chứng lời pháp sư Đàm Thiên (542-607 TL) đối thoại với Tùy Cao Đế (?-604 TL): "Một phương Giao Châu, đường sang Thin Trc, Phật php lc mới tới, thì Giang Đông (Trung Hoa) chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 40 người, dịch kinh được 15 quyển, vì nĩ cĩ trước vậy, vo lc ấy thì đ cĩ Khu Đà La, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó". Ma Ha Kỳ vực, Khâu Đà La (188 TL) người Ấn Độ hay Trung Á; Mâu Bác (165-170 TL) người Trung Hoa; Khương Tăng Hội (200-247 TL) người Ấn Độ; Chi Cương Lương (?-264 TL) người xứ Nhục Chi, theo sử chép đó là các vị sư có mặt sớm nhất ở Giao Chu vo khoảng thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ ba. Cĩ lẽ đây chỉ l những vị được sử ghi lại tn tuổi, kỳ thực đây không phải là phái đoàn truyền bá đầu tiên đến Việt Nam, vì từ thế kỷ thứ ba trước Ty lịch đến thế kỷ thứ hai sau Ty Lịch chắn chắc đ cĩ nhiều tăng sĩ đặt chân đến hoằng Php tại Việt Nam, cho nên Pháp sư Đàm Thiên chỉ dẫn phần giới hạn và căn cứ vo sự cĩ mặt của tc phẩm Lý hoặc Luận của Mu Bc.” [11]
 Qua nhiều tài liệu sử và dựa vào địalý, thiên nhiên, cư dân, lịch sử có thể cho chúng ta một kết luận chắc chắn rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam từ An Độ chứ không thông qua Trung Hoa bằng con đường hồ tiêu. Tuy nhiên, cũng có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng Đạo Phật đồng thời được truyền vào Việt Nam qua con đường đồng cỏ.
5.3.2. Phật Giáo Du Nhập Qua Con Đường Đồng Cỏ
Con đường đồng cỏ tức là đường bộ còn gọi là con đường tơ lụa con đường này nối liền Đông tây, xuất phát từ vùng đông bắc Ấn Độ, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và và vùng sa mạc ở Trung A tới lạc dương bằng phương tiện lạc đà. Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mê Kông, Sông Hồng, Sông Đà mà vào Việt Nam. Lịch sử Phật giáo Việt Nam ( Hà Nội, 1998) có nói rõ : “ các thương nhân xuất phát từ Trung ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống châu thổ Mê nam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng.[12]
Như vậy qua đây cho ta thấy những dữ kiện về con đường hồ tiêu và con đường đồng cỏ có liên quan đến sự giao lưu của Việt Nam. Chúng ta có thể khẳng định rằng Phật Giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên tây lịch bằng những phương tiện hoà bình và vì thế không một giọt máu nào chảy, không một giọt lệ nào rơi vì sự truyền bá Đạo Phật vào Việt Nam. Sự truyền bá mang tính tự nhiên này cũng là tinh thần của Phật Giáo.
6. Phật Giáo Việt Nam Phát Triển Qua Các Thời Đại
                6.1. Phật Giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ II đến hết thế kỷ thứ V, thời kỳ du nhập và hình thành Phật Giáo Việt Nam.
Phật Giáo được truyền vào đất Việt, nhờ sự nỗ lực hoạt động truyền giáo của các tăng sĩ Ấn độ, tại Luy Lâu, thủ phủ của Giao Chỉ lúc bấy giờ đã trở thành một trung tâm Phật Giáo lớn nhất trong vùng. Tại đây với những sinh hoạt hoằng pháp của ngài Khâu Đà La ( người ấn độ đến Luy Lâu khoảng năm 168 – 169) đã xuất hiện một mô hình Phật Giáo Việt Nam hoá đầu tiên qua hình tượng Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu. Một chứng liệu lịch sử quan trọng khẳng định Phật Giáo Việt Nam đã bắt rễ sớm ở Giao Châu là sự việc ngài Mâu Bác theo mẹ từ Trung Quốc sang Giao Châu khi ngài còn rất trẻ, rồi lớn lên, tại đây ngài ngài đã viết bài “ Lý hoặc luận” và dịch một số kinh sách, chứng tỏ ngài học Phật giáo tại Giao Châu và như thế Phật giáo Giao Châu đã phát triển khá mạnh, ít nhất là vào nữa đầu thế kỷ thứ III tây lịch.
Sang thế kỷ thứ III, có ba nhà truyền giáo nước ngoài đến hoằng pháp tại Giao Châu là các ngài Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, và ngài Ma Ha Kỳ Vực. Đến thế kỷ thứ V, có hai thiền sư xuất hien là, Đạt Ma Đề Bà và Huệ Thắng. Thiền sư Đạt Ma Đề Bà là người Ấn Độ đến Giao Châu vào giữa thế kỷ thứ V để giảng dạy về các phương pháp thiền học. Thiền sư Huệ Thắng là người điạ phương là một trong những học tro của ông .[13]
Cũng do được truyền bá trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam từ đầu kỷ nguyên tây lịch, nên danh xưng Buddha tiếng Phạn đã được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt là Bụt. Điều này trùng hợp với danh từ Bụt được xuất hiện trong nhiều truyện cổ tích Việt Nam. Theo từ điển Phật học Việt Nam, ( Minh Châu và Minh Chi, hà nội 1991) có ghi: “ Tiếng bụt phổ biến hơn trong văn học dân gian và là dấu hiệu chứng tỏ Đạo Phật truyền vào nước ta sớm lắm” Phật Giáo ở giao châu lúc ấy mang màu sắc Nam Phương, nhưng trong con mắt của nền văn minh nộng nghiệp, người Việt Nam lại hình dung Đức Phật như là một vị thần toàn năng có mặt ở khắp nơi, sẵn sàng xuất hiện để cứu độ mọi người.
6.2. Phật Giáo Việt Nam Từ Thế Kỷ Thứ VI Đến Hết Thế Kỷ Thứ IV, Thời Kỳ Phát Triển.
Bước sang thời kỳ này, phật tử việt nam lại tiếp nhận thêm những đoàn truyền giáo của trung quốc. Không bao lâu sao đó, phật giáo bắc phương (Trung quốc) đã chiến ưu thế và đã thay đổi chổ đứng của Phật Giáo Nam truyền vốn có từ trước. Từ Buddha được dịch thành chữ Phật, và từ đây chữ Phật dần dần thay thế chữ Bụt và chữ bụt chỉ còn giới hạn trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích mà thôi. Thong thời gian này, từ Trung Hoa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam, đó là Thiền Tông, Tịnh Độ và Mật Tông.
6.2.1* Thiền Tông
Là tông phái hay đúng hơn là một pháp môn tu tập có từ thời đức Phật Thích Ca tại An Độ rồi, rồi truyền xuống cho tôn giả Ca Diếp, lần lược cho đến tổ thứ 28 Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma. Đến năm 520 Tổ Bồ Đề Đạt Ma, vốn là thái tử thứ thứ ba của vua Kancipura, Nam Ấn, vâng theo lời thầy là Bát Nhã Đa La, Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa để hoằng dương Phật pháp. Tại nơi đây, Thiền tông đã được hình thành và nhanh chóng hưng thịnh.
Thiền hay còn gọi là tĩnh lự, chủ trương tập trung trí tuệ để tìm ra chân lý. Tu theo pháp môn này đòi hỏi hành giả phải có nhiều công phu và khả năng trí tuệ, do vậ chỉ phổ biến ở tầng lớp trí thức và giai cấp thượng lưu, và cũng chính nhờ họ ghi chép lại mà chúng ta ngày nay mới biết được lịch sử Thiền Tông ở Việt nam. 
Việt Nam ta gồm bốn dòng thiền; thứ nhất là dòng thiền Tỳ ni đa lưu chi, dòng thiền thứ hai là thiền phái Vô ngôn thông, dòng thiền thứ ba là thiền phái Thảo đường, dòng thiền thứ tư là thiền phái Trúc lâm.
Nhìn chung thiền phái Trúc lâm là một dòng thiền tổng hợp được ba yếu tố đặc thù của xã hội. Trúc lâm đại diện cho quý tộc, Pháp Loa đại diện cho nông dân và Huyền Quang đại diện cho nho sĩ, tích cách quí tộc, nông dân và nho sĩ là thể hiện toàn diện trong con người trúc lâm. Sự tổng hợp đó, đã tạo nên nét đặc thù của thiền phái Trúc Lâm mà các thiền phái trước đó không có được, kể từ đó đưa Đạo Phật đi vào xã hội với tinh thần nhập thế cụ thể, giáo hội được tổ chức chặt chẽ, củng cố tinh thần đạo pháp và dân tộc xây dựng phồn vinh cho đất nước.
 Sau thời đại Lý Trần các dòng thiền Việt Nam dường như bị lu mờ và tàn lụi hẳn, đến cuối thế kỷ XX, tiếp nối đạo mạch Việt Nam, Thiền sư Thích Thanh Từ đã phục hưng nền thiền tông Việt Nam đó là thời điểm đầu của những năm 70 tại tu viện chơn không ( 1970 – 1986) rồi đến thường viện Thường Chiếu ( 1974 – 1994) và hiện nay là thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Đây có thể nói là một dòng thiền khác mang tính độc lập của người Việt Nam. Thiền sư thích Thanh Từ đã không theo các dòng thiền truyền thống mà chỉ tổng hợp chỗ thấy, chỗ ngộ và sự ứng dụng của ba thiền sư nổi tiếng là thiền sư Huệ Khả, thiền sư Huệ Năng, và thiền sư Trần Nhân Tông mà thành lập phương pháp tu tập theo thiền Việt Nam trong thời hiện đại. [14]
6.2.2* Tịnh Độ Tông
Khác với thiền tông, Tịnh Độ tông chủ trương phải dựa vào tha lực tức sự giúp đỡ từ bên ngoài. Thật ra, thiền hay Tịnh Độ cũng chỉ là những pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều đối tượng khác nhau do đức Phật truyền giáo ra. Chính đức Phật Thích Ca đã nhờ vào tự lực của mình để đến giác ngộ thì cần phải giúp đỡ họ, sự trợ giúp hay tha lực này rất quan trọng điều này gợi cho tín đồ liên tưởng đến một cõi Niết Bàn cụ thể đó là cõi Tịnh Độ hay thế giới Cực Lạc do đức Phật A Di Đà làm giáo chủ. Sự trợ giúp đó còn cho thấy bản thân của người tín đồ thường xuyên đi chùa dâng hương, cúng dường, bố thí, làm những điều thiện, tránh các điều ác và thường xuyên niệm danh hiệu đức phật A Di Đà. 
6.2.3* Mật Tông
Là một tông phái chủ trương sử dụng hình ảnh cụ thể và những mật ngữ, mật chú để khai mở trí tuệ giác ngộ. Tương truyền Mật tông do Phật Đại Nhật chủ xướng và có hai bộ kinh chính là kinh Đại Nhật và kinh Kim Cương. Mật tông truyền vào việt nam không còn độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hoà vào tín ngưỡng dân gian, pha trộn với các truyền thống như chẩn tế, cầu đồng, dùm pháp thuật, yếm bùa trị tà ma và trị bệnh. Mật tông không có dấu hiệu phát triển rõ ràng ở Việt Nam, chỉ tùy thuộc vào sự thọ trì của từng chùa và của mỗi cá nhân có cơ duyên đến với tông phái này. [15]
7- Sự phát triển và kế thừa của Phật Giáo Việt Nam
7.1- Phật Giáo Việt Nam Từ Thế Kỷ Thứ X Đến Hết Thế Kỷ Thứ XIII, Thời Kỳ Cực Thịnh mà quy Luật Phủ định của Phủ định trong Triết học Mác làm sáng tỏ
Đến thế kỷ thứ X thì Việt Nam trải qua 1000 năm Bắc thuộc. Như ta đã thấy, Phật Giáo Việt Nam của thế kỷ thứ V chỉ còn ghi lại hai thiền sư là Đạt ma đề bà và Huệ thắng. Thế kỷ thứ VI ghi lại hai thiền sư Việt Nam; quán duyên và pháp thiền. Chính trong thế kỷ này mà thiền sư Tỳ ni đa lưu chi đến Việt Nam. Ba thế kỷ tiếp theo, thế kỷ VII, VIII và IX là ba thế kỷ được nhà đường cai trị, đến thế kỷ thứ X thì việt mới bắt đầu giànhh được quyền tự chủ. Chính trong thế kỷ này đạo phật mới thực sự hưng thịnh và có những đóng góp tích cực cho đất nước.
Năm 971 vua đinh tiên hoàng định giau cấp cho tăng sĩ và ban chức tăng thống cho thiền sư ngô chân lưu thuộc thiền phái vô ngôn thông và ngài khuông việt thái sư , chính thức tiếp nhận phật giáo làm nguyên tắc chỉ đạo tâm linh cho chính sự. Cũng chính trong thế kỷ này vua lê đại hành đã mời thiền sư pháp thuận và thiền sư vạn hạnh của thiền phái tỳ ni đa lưu chi làm cố vấn chính sự. Các thiền sư khuông việt, pháp thuận và vạn hạnh cũng đã tiếp tục trợ giúp vua lý thái tổ trong thế kỷ kế tiếp.[16]
Phật giáo việt nam trong thời kỳ này phát triển tới mức toàn vẹn và cực thịnh. Do ảnh hưởng tư tưởng của vua Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ đầu thế kỷ thứ XIII, ba thiền phái Tỳ ni đa lưu chi , Vô ngôn thông và Thảo đường, sát nhập tạo thành một và đưa tới sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm và thiền phái duy nhất dưới thời trần. Vì vậy đời trần có thể gọi là thời đại thống nhất cuả Phật Giáo các hệ phái trước đó. Tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị như các thiền sư đời Lý, nhưng Phật Giáo là một yếu tố quan trọng đã liên kết nhân tâm.
Tinh thần Phật giáo đã khiến cho các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chính sách bình dân, thân nhân và dân chủ. Phật giáo trong đời Trần là quốc giáo, mọi người dân trong xã hội đều hướng về Phật giáo. Nhà nho Lê Quát học trò Chu Văn An, đã lấy làm tức giận vì thấy toàn dân theo Phật giáo. “Phật chỉ mấy điều họa phúc mà động lòng người, sao mà sâu xa và bền chắc đến như vậy?. Trên từ vương công, dưới đến thứ dân, hễ làm việc gì thuộc về việc Phật, thì hết cả gia tài cũng không tiếc. Nếu hôm nay đem tiền để làm chùa xây tháp thì hớn hở, vui vẻ, như trong tay đã cầm được biên lai để ngày sau đi nhận sổ tiền trả báo lại. Cho nên trong kinh thành ngoài đến châu phủ, đường cùng ngõ hẻm, chẳng khiến đã theo, chẳng thề mà tin, hễ chỗ nào có nhà thì có chùa Phật; bỏ đi thì làm lại , hư đi thì sửa lại[17]
Có rất nhiều chùa tháp qui mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo đã được xây dựng trong thời Lý Trần như chùa Phật tích, chùa Đại Lãm, chùa Linh Xứng, chùa Một Cột, chùa Phổ Minh. Khâm phục trước những thành tựu văn hóa của Phật giáo Việt Nam thời Lý Trần mà sách vỡ Trung Hoa truyền tụng nhiều về 4 công trình nghệ thuật lớn mà họ gọi là An Nam Tứ Đại Khí [18]. Đó là; tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, được xây vào khoảng thế kỷ XI, có pho tượng Di Lặc bằng đồng mà theo văn bia mà nay vẫn còn giữ được trong chùa thì tượng cao 6 tượng (một tượng bằng khoảng 4m) đặt trong một tòa điện Phật cao 7 trượng. Đứng từ bến đò Đông Triều, cách xa 10 dậm vẫn còn trông thấy nóc chánh điện.
Tháp Bảo Thiên gồm 12 tầng, cao 20 tượng do Lý Thái Tông xây dựng vào năm 1057 trên khuôn viên chùa Sùng Khánh.
Chuông Qui điền: năm 1101, vua Lý nhân Tông cho xuất hàng vạn cân đồng để đúc quả chuông này và dự định treo nó tại khuôn viên chùa Diên Hựu. Trong lầu chuông bằng đá xanh cao 8 tượng.
Vạc Phổ Minh ; đúc bằng đồng vào thời vua Trần Nhân Tông (1279-1293) đạt tại chùa Phổ Minh, vạc sâu 8 thước, rộng 10 thước, nặng trên 7 tấn. Vạc to tới mức có thể nấu được cả một con bò mộng, trẻ con có thể chạy nô đùa trên thành miệng vạc. Đến nay vẫn còn ba trụ đá kê chân vạc trước sân chùa Phổ Minh.
7.2. Phật Giáo Việt Nam Trong Thế Kỷ XX, Thời Kỳ Phục Hưng.
Phật giáo Việt Nam đã trải qua thời cực thịnh nhất dưới hai triều đại Lý Trần, sang đến đời Hậu Lê, đến Nguyễn Trãi thì Phật Giáo phải nhường bước cho Nho Giáo, lúc ấy đang chiem vai trò độc tôn. Triều đại nhà Nguyễn truyền đến đời vua Tự Đức thì mất chủ quyền, nước ta rơi vào vòng đô hộ của Pháp. Phật giáo Việt nam vốn đã suy vi lại điêu tàn hơn. Trong bối cảnh đó, Ky Tô giáo đã du nhập vào Việt Nam và dân tộc Việt Nam lại tiếp nhận thêm một tôn giáo mới của phương tây. Tuy tinh hần khai phóng dung hợp của Phật Giáo suốt mấy thế kỷ qua không còn được hiển hiện trong chính sách quốc gia, văn hoá và xã hội vào thế kỷ XX nhưng Phật giáo vẫn là tôn giáo chính của dân tộc, đóng vai trò hoà giải giữa các thế lực tranh chấp, góp phần xây dựng tinh hần dân tộc, bảo vệ nền độc lập của quốc gia.
Vào khoảng những năm 1920 – 1930, trong không khí tưng bừng của phong trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới, đặt biệt ở Nhật Bản, Trung Hoa, An Độ và Miến Điện, một tăng sĩ và cư sĩ đã phát động phong trào chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam miền bắc vào năm 1934 đặt trụ sở tại Chùa Quán Sứ , và xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ. Ở miền Trung, hội An Nam Phật Học cũng ra mắt tại chùa Từ Đàm và cho xuất bản tạp chí Viên Am vào 1934, đặt biệt hội đã mở các Phật học cho tăng chúng tu học như phật học đường Báo Quốc và Kim Sơn, trUc Lâm và Tây Thiên. Ở Bình Định có hội Phật học bình định, ở Đà Nẳng có hội Phật học Đà Thanh ra tạp chí Tam Bảo. Tại miền nam, năm 1920, hội lục hoà được thành lập để đoàn kết và vận động phong trào chấn hưng Phật giáo.
Như vậy nhờ phong trào chấn hưng Phật giáo này mà đội ngũ tăng ni được đào tạo qua nhiều trường lớp và phát triển nhiều ở các tỉnh, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhất là hệ thống chùa Phật học ở các thành thị nhiều ngôi chùa ở làng xã được tùng tu và có chư tăng ni trụ trì. Bên cạch đó, trong thời kỳ này, có nhiều hệ phái, tông phái Phật giáo ra đời, như giáo phái khất sĩ Việt Nam, thiên thai giáo quán tông… một yêu cầu thống nhất Phật Giáo được đặt ra tại huế, đưa đến thành lập tổng hội phật giáo Việt nam, đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm - Huế.
Đây là một tổ chứng thống nhất Phật giáo ba miền Nam, Trung, Bắc, đồng thời vạch ra một con đường dân tộc nhân bản, hướng dẫn bước đi Phật giáo vào môi trường tư tưởng và văn hoá, tiếp tục xây dựng con người và xã hội Việt Nam.
Điểm đặt sắc của Phật giáo Việt nam trong thế kỷ XX là sự kết hợp của hai giáo phái Nam tông và Bắc tông vào năm 1964 để thành lập giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Giáo hội này hoạt động cho đến năm 1981 thì ngưng hoạt động trong nước, nhưng có văn phòng hai viện hóa đạo đặt tại tiểu ban California, Hoa Kỳ, hoạt động rất mạnh.  
Đến tháng 11- 1981, sau sáu năm đất nước thay đổi thể chế, một hội nghị với 165 đại biểu của chín tổ chức giáo hội hệ phái cả nước đã họp tại chùa Quán Sứ Hà Nội đưa đến việc thành lập giáo hội Việt Nam. 
 Qua đây cho chúng ta thấy rằng chiều dài lịch sử của Phật giáo như một dòng chảy của lịch sử dân tộc, từ An Độ truyền sang Việt Nam, Phật giáo đã hội nhập vào dòng sinh mệnh của đất nước và đóng góp những thăng hoa nếp sống chung của dân tộc, qua bao thăng trầm, Phật giáo đã trải qua nhiều gian nan thử thách, lúc thịnh, lúc suy, nhưng Phật giáo vẫn trực tiếp đấu tranh không khoan nhượng với các thế lực ngoại bang đến phật hoá nội bộ Việt Nam. Đã trải qua không biết bao nhiêu lần phủ định và kế thừa, từ cái cũ đã qua thì cái mới ra đời để kế thừa cái cũ, qua các Triều Đại. Cũng như các vị Tổ đã kế thừa sự nghiệp cuả Đức Phật để truyền bá rộng rãi các nước và phát huy cái mới mẻ, chúng ta cũng thấy rõ là Phật Giáo đã du nhập Việt Nam, trải qua rất nhiều giai đoạn mang tính phủ định của phủ định và tính kế thừa, qua từng giai đoạn như thế. Như vậy có thể nói với tinh thần này là bản sắc đặt thù của Phật Giáo Việt Nam. Nó không nổi trôi một cách thụ động theo sự thăng trầm của đất nước, mà luôn luôn tích cực đóng góp phát huy những cái mới tạo ổn định và an lạc cho đất nước.
7.3- Tính Kế Thừa Và Phát Triển Phật Giáo Việt Nam Hiện Nay Trước Sự Hội Thế Giới.
Phật Giáo Việt Nam từ khi du nhập đến nay trên 2000 năm trải qua bao cuộc đấu tranh, cùng với mọi tầng lớp nhân dân hoà huyện như nước với sữa. Phật giáo đã thể hiện tinh thần khế lý khế cơ trong mọi thời đại, lúc nào Phật giáo cũng luôn hội nhập để tồn tại và phát triển. Suốt chiều dài của thế kỷ với bao thăng trầm biến thiên của thời đại, Phật giáo không bị lạc hậu trước xã hội.
Sang giai đoạn của kỷ nguyên mới hiện nay Phật giáo vẫn nắm được những giềng mối phát triển,và càng tiến xa hơn nửa, hoà nhập vào xã hội, hoà huyện vào nếp sống văn minh của thời đại. Tuy nhiên trong đường lối phát triển đó cũng có những tư tưởng kiềm hãm của sự phát triển phật giáo, nhưng Phật giáo vẫn có một triển vọng lớn hoà huyện vào ý nghĩ của con người.
Triển vọng trước hết của phật giáo là Niềm Tin Phật Của Quần Chúng, niềm tin của quần chúng không bao giời bị hủy diệt, điển hình như; những lễ hội chùa hương,kéo dài nhiều tuần lễ với hàng ngàn lớp tín ngưỡng. Những mùa Phật Đản, Vu Lan, tết Nguyên Đán… tràn ngập khách lễ bái hành hương ở khắp các chùa trên mọi miền đất nước, như một cái gì rất xưa bừng sống dậy. Những lễ tang các bậc tôn túc với số người tham dự làm lo ngại cho cả nhà cầm quyền…đó là những. Đó là những gì mà các các quan sát viên và nhưng người phóng viên đã chứng kiến và mô tả rãi rác trên những trang báo.
Dưới những chế độ tìm cách hủy diệt Phật giáo cách này cách khác trải dài hơn thế kỷ, những chủ thuyết, ý thức hệ chính trị xã hội cực đoan luôn đi theo cùng với sức mạnh quân sự, kinh tế của thời đại liên tục tấn công vào thành trì tín ngưỡng của dân tộc, với sự nghèo nàng và cố hữu ngay cả, với những đỗ vỡ rạng nức ở ngay bản thân các tổ chức PGVN từ trước đến nay mà niềm tin Phật của quần chúng vẫn còn như vậy thực là một điều Kỳ Diệu Của Phật Giáo. Điều này cho phép ta nghĩ được rằng, ít nhất cho đến lúc này, niềm tin Phật của quần chúng vẫn là một tiềm năng lớn, một trong những yếu tố lớn cho một triển vọng cho PGVN ở ngày mai.
Một yếu tố khác đóng góp vào triển vọng của PGVN là hiện nay với đa số những nhà Trí Thức Việt Nam. Người trí thức việt nam ngày nay, trong những buổi hoàng hôn của những chủ nghĩa, ý hệ hoang tưởng một thời được tôn thờ đưa đấn những đỗ vở tâm hồn và đời sống, phải dứng trước ngã ba đường để tìm một nền tảng tư tưởng và đạo lý cho cuộc sống. Các tôn giáo dễ dàng là các cửa ngõ cho một lựa chọn mới này. Ở đó Phật giáo như đang hiện ra như một tôn giáo của Từ Bi, Bất Bạo Động của Trí Tuệ, Hỷ Xả- khác biệt với tất cả các tôn giáo khác trên mặt tư tưởng cũng như trên thực tế lịch sử, sẽ trở thành một cửa ngõ cho những tâm hồn khao khát sự an lạc và những đầu óc khác vọng chân lý. Những biểu hiện cho khuynh hướng trí tuệ tìm về Phật giáo này đang qui tụ ở nhiều nơi; Ở việt nam, các thiền viện dưới sự hướng dẫn của HT thích Thanh Từ, các trường cao cấp phật học, các viện nghiên cứu Phật học và ngay cả trong một vài sinh hoạt của viện khoa học xã hội mấy năm lại đây mà buổi hội thảo về Tuệ Trung Thượng Sĩ là một điển hình… Ở hải ngoại, Làng Mai dưới sự hướng dẫn của Thiền Sư Nhất Hạnh, và các chi nhánh của nó ở nhiều nơi, các tạp chí phật giáo có màu sắc phật mà đường hướng nhiều khi rất khác biệt nhau.
Một triển vọng đáng kể khác là số lượng Tăng Ni Việt Nam rất đông, tình hình giáo dục cũng được cải tiến, để đáp ứng với tình hình thực tế trí thức đang gia tăng với 3 Học Viện Phật Giáo ở tại 3 miền Hà Nội, Huế và Thành Phố Hồ Chí Minh; với 3 Trường Cao Đẳng Phật Học ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu và Cần Thơ, riêng Trường Cơ Bản Phật Học đã có 28 trường trong cả nước. Về việc in ấn Kinh sách báo chí Phật Giáo cũng phát triển trong toàn nước; việc hoằng pháp thuyết giảng cho Tăng Ni, Phật Tử; hướng dẫn gia đình phật tử, các hoạt động của ban nghi lễ, ban văn hóa, ban từ thiện, ban Phật Giáo Quốc Tế….cũng đã chuyển mình phát triển phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, thiết thân cùng xã hội và hiện hữu trong lòng dân tộc.
Cũng suốt trong thế kỷ này, cá tổ chức Phật Giáo mạnh mẽ đại diện cho thế giới như là; Hội Nghị Tăng Già Thế Giới, Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới, Tổ Chức Phật Giáo Thế Giới, Hội Tăng Già Phật Giáo Thế Giới, Hội Nghị Phật Giáo A Châu. Những tổ chức này nhằm đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng Phật Giáo trên khắp thế giới.
Như vậy Phật giáo Việt Nam hiện nay, cho thấy rằng Phật Giáo đã hội nhập và dòng sinh mệnh của đất nước và đóng góp làm thăng hoa nếp sống cho xã hội. Với những đường hướng cải cách tiến bộ của Phật Giáo, đã đưa Phật Giáo chúng ta đứng vững trong mọi thời đại
Cái mới phủ định cái cũ nhưng kế thừa cái cũ phát huy thêm lên, tuy có lúc thăng trầm nhưng qui luật ấy vẫn bất hủ với thời gian.
8-Cặp phạm trù Nhân Quả và ý nghĩa tương quan trong Phật giáo
8.1-Cặp phạm trù Nguyên nhân và Kết quả.
8.1.1-Định nghĩa:[19]
Nguyên nhân là sự tác động qua lại giữa các mặt, bộ phận yéu tố trong một sự vật hay hay giữa các sự vật có gây ra biến đổi kèm theo nhất định. Sự biến đổi kèm theo do nguyên nhân gây ra được gọi là kết quả.
Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả này triết Mác gọi là mối liên hệ Nhân – Quả. Mối liên hệ này khách quan, phổ biến và tất yếu. Đi đến kết luận: “Mọi sự vật hiện tượng xảy ra điều có nguyên nhân”. Tương tự như khoa học tyhực nghiệm: “Mọi hiện tượng xảy ra quanh ta đều do các định luật chi phối”.
8.1.2- Mối liên hệ nhân quả:
- Tính liên tục trình tự: Nguyên nhân bao giờ cũng sinh ra trước rồi mới có kết quả, không bao giờ ngược lại.
- Tính sản sinh: Tương tác trở thành nguyên nhân khi và chỉ khi nó có kết quả.
- Cơ sở tất yếu cần thiết cho mối liên hệ nhân quả, tức điều kiện thúc đẩy cho nhân biến thành quả.
-Những kiểu liên hệ nhân quả: Có nhiều nguyên nhân và sinh ra nhiều kết quả khác nhau.
-Sư tác động ngược lại giữa kết quả lên nguyên nhân của nó: Quá trình xảy ra giữa nguyên nhân kết quả lâu dài, khi sinh ra quả nguyên nhân chưa mất đi và tiếp tục tồn tại quy định kết quả. Kết quả có thể quay lại tác động ngược lên nguyên nhan theo hai hướng tiê cực và tích cực.
Ví dụ: Cơ sở hạ tầng là nguyên nhân quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng lèo lái , điều chỉnh cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
8.2- Nhân quả trong Phật giáo[20]
                Mỗi tôn giáo, mỗi học thuyết nói chung đều có những quan niệm khác nhau về nhân quả. Ở đây ta chỉ tìm hiểu về nhân quả theo quan điểm của Đạo Phật. Theo phật giáo, nhân là nguyên nhân, quả là kết quả của nguyên nhân đó. Trong thế giới tương quan của hiện tượng, mỗi sự vật hiện tượng đều có những nguyên nhân của nó. Nguyên nhân cho sự có mặt của các hiện hữu tồn tại gọi là nhân, và sự hiện hữu gọi là quả. Nếu nhân là hạt giống thì quả là mầm cây. Nếu nhân là mầm cây thì quả là sự đơm hoa kết trái . . . Mỗi hiện tượng vừa là nhân mà cũng vừa là quả. Tương quan nhân quả ấy gọi là tương quan duyên sinh và đã được Đức phật nói đến qua giáo lý duyên khởi. Từ nhân đến quả phải trải qua một quá trình chịu sự tác động và ảnh hưởng to lớn của các yếu tố duyên theo một tiến trình tất yếu (nhân- duyên- quả). Vì vậy, đôi lúc ta thấy tuy quả cùng đẳng loại với nhân nhưng vẫn khác nhau. Đó là tùy thuộc vào sự tác động mạnh hay yếu, thuận hay nghịch của các duyên ở trung gian mà cho kết quả sớm hay muộn, thậm chí không đưa đến kết quả.
8.2.1-Những đặc tính của nhân quả
      Do tính phức tạp trong quá trình diễn tiến của luật nhân quả nên các nhà nghiên cứu Phật học tạm đưa ra một số đặc tính chung cơ bản như sau:
                8.2.1.1- Tổng tướng nhân quả
                Như đã đề cập, mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều bị chi phối bởi quy luật nhân quả. Để dễ nhận biết ta có thể tìm hiểu và phân tích hành tướng của nhân quả trong các sự vật và hiện tượng, hay nói cụ thể hơn là sự tác động của nhân quả trong các loài thực vật, động vật (hữu tình, vô tình ) và ngay chính nơi bản thân con người . . .
   Nhân quả trong những loài vô tri, vô giác (vô tình) : nước bị lửa đốt thì nóng, bị gió thổi thì thành sóng, bị làm lạnh thị đông lại. Mưa nhiều thì sanh ra tình trạng lụt lội, nắng lâu ngày thì sanh ra hạn hán, cháy rừng, mất mùa . . .
   Nhân quả trong các loài thực vật và động vật (vô tình) : hạt sầu riêng sanh ra cây sầu riêng, cây sầu riêng tất sanh ra trái sầu riêng. Gà sanh ra trứng (nhân), trứng lại nở ra gà con (quả), và khi gà con lớn lên lại tiếp tục sanh ra trứng (nhân) . . . tiến trình ấy cứ diễn ra theo một quy luật tuần hoàn (nhân quả - quả nhân).
   Nhân quả nơi con người : nói đến con người là chúng ta đề cập đến hai phương diện luôn hiện hữu và tồn tại trong một con người, đó là hai yếu tố thể chất và tinh thần.
   Về Phương Diện Thể Chất (vật chất) : tức là thân tứ đại, do tinh cha huyết mẹ và nhiều nhân tố của môi trường, hoàn cảnh nuôi dưỡng. Trong đó, cha mẹ, môi trường, hoàn cảnh là nhân (có sự tác động của duyên), người con trưởng thành là quả. Tiến trình ấy lại tiếp tục diễn ra trong những thế hệ kế tiếp.
   Về Phương Diện Tinh Thần: tức là những tư tưởng, hành vi trong quá khứ tạo cho con người những tính cách tốt hay xấu. Tư tưởng và hành vi trong quá khứ là nhân, những tính cách tốt hay xấu là quả trong hiện tại; và tính cách tốt hay xấu trong hiện tại lại tiếp tục làm nhân cho những tính cách của con ngươiụ trong tương lai. Tiến trình ấy cứ mãi diễn ra theo một quy trình tất yếu (Nhân –Duyên- Quả), chỉ khác nhau nơi tính cách, tư tưởng, hành vi trong mỗi chu kỳ mà thôi.
           Nói một cách tổng quát, về phương diện tinh thần cũng như vật chất người ta gieo trồng thứ gì thì gặp thứ ấy. Trong văn hóa của người Pháp cũng có câu nói mang ý nghĩa tương tự : “Mỗi người là con đẻ của công nghiệp mình”
8.2.1.2- Biệt tướng nhân quả
                       * Nhiệp nhân
                Cơ sở của nhân quả là thân, khẩu, ý. Động lực phát sinh của nhân quả là nghiệp. Có 3 loại: phước, phi phước và bất động nghiệp.
   Phước : đựơc sanh khởi trên cơ sở ba nghiệp thanh tịnh và hướng đến thiện tâm. Như không sát sanh, không trộm cướp, không tham dục, không nói dối, không tham, không sân, không si . . .
      Phi Phước : là những hành vi đi ngược với những điều trên.
   Bất Động Nghiệp : là loại nghiệp được sanh khởi do các loại thiền định tương ứng với ba cõi : dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
                * Nghiệp quả
                Trong giáo lý nhân quả của Phật giáo tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng ta có thể tóm lược qua 6 loại chính : định báo, bất định báo, cộng báo, biệt báo, thế gian báo, xuất thế gian báo.
   Định Báo : Là loại quả báo nhất định phải xảy ra trong một tiến trình nhân quả. Ví dụ : số phận anh A là khổ thì suốt cuộc đời ấy anh ta phải chịu cảnh khổ, hay số cô P  chết vì tai nạn thì nhất định trong đời ấy cô P sẽ gặp phải tai nạn mà qua đời.
   Bất Định Báo : Đây là loại nghiệp báo có thể chuyển đổi được thông qua các duyên tố trong hiện tại. Ví dụ, có một người kiếp trước tạo nhân rất tốt nhưng trong giờ phút cận tử nghiệp, bới nhiều yếu tố, điều kiện của môi trường, hoàn cảnh bên ngoài tác động làm họ sanh khởi tâm phiền não nên người ấy liền đọa vào cảnh giới khổ đau. Ngược lại có người kiếp trước ít tạo nhân lành, đời này sanh ra kém phước, nhưng do hiểu biết về nhân quả, tội phước nên hết lòng tạo tác thiện nhân bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhờ vậy mà nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng. Trong thực tế, ta thấy phần lớn  chúng sanh rơi vào đặc tính nhân quả này.
   Cộng Báo (quả báo chung): Là loại quả báo mà trong đó nhiều cá nhân cùng tạo chung một nghiệp và rồi cùng chiêu cảm cùng một loại quả báo như nhau. Một ví dụ thiết thực nhất với chúng ta ngày nay là hiện tượng trái đất đang ngày càng nóng lên. Do chính con người cùng gây nên những nguyên nhân bất cập nên phải cùng  chiêu cảm những hậu quả chung là hiện tượng nóng bức, hạn hán, mất mùa, đói khổ…
   Biệt Báo (quả báo riêng): Là quả báo riêng trong mỗi cá nhân ma ụkhông ảnh hưởng đến cá nhân khác. Như cùng là con người nhưng có người giàu sang, thông minh, hảo tướng, và cũng lại có người bần cùng, nghèo khổ, xấu xí, bệnh tật… Hay trên cùng một chuyến xe gặp tai nạn, vậy mà có người bị chết, có người bị thương, và lại cũng có người không hề bị chút thương tổn gì. Tất cả những hiện tượng trên đều do nghiệp nhân tạo tác khác nhau của mỗi người trong quá khứ nên có sự thọ nhận quả báo cũng khác nhau ở kiếp sống hiện tại. Ta gọi những hiện tượng đó là biệt báo.
   Thế Gian Báo: Là những loại quả báo khổ vui trong ba cõi như phiền não, khổ đau, sân si, hờn giận…  cho nên những loại quả báo này chỉ xảy ra đối với những chúng sanh còn sanh tử luân hồi trong ba cõi sáu đường, nó thuộc về quả báo hữu lậu
   Xuất Thế Gian Báo: Đây là quả báo vôv lậu, để nói đến quả báo của tứ Thánh: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Do đoạn trừ được ba hạ phần kiết sử chứng quả Tu Đà Hoàn; đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử chứng quả A Na Hàm; đoạn trừ hoàn toàn năm thượng phần kiết sử chứng quả A La Hán. Ngộ lý duyên khởi, vô thường, khổ, không,  vô ngã chứng quả Duyên Giác hoặc Bích Chi; đoạn trừ hoàn toàn ngã chấp chứng quả Bồ Tát; đoạn trừ hoàn toàn vi tế vô minh thành tựu quả vị Phật.
8.2.2- Phân loại nhân quả
   Thông thường, khi một quả hình thành, nó cần có sự kết tinh của nhiều nguyên nhân chính và các nhân duyên phụ. Chính vì những yếu tố khác nhau về thời gian, không gian, tâm lý, vật lý. . . nên các nhà nghiên cứu phật học đã phân loại nhân quả theo một trình tự như sau:
       *1- Phân loại theo thời gian
                Do tiến trình diễn tiến của nhân quả xảy ra không đồng nhất trong một khoảng thời gian nhất định, nên  người  ta  có sự phân loại tính chất của nhân quả theo thời gian như sau :
                            *2- Nhân Quả Đồng Thời 
         Là loại nhân quả mà thời gian từ nhân đến quả xảy ra rất nhanh. Như ăn thì liền no, uống nước vào liền hết khát, sân hận vừa khởi lên thì phiền não liền xuất hiện, hay chiếc dùi vừa đánh vào trống thì tiếng trống liền phát ra . . .
                            *3- Nhân Quả Khác Thời
          Là loại nhân quả mà quá trình diễn ra từ nhân đến quả phải có một khoảng thời gian nhanh hay chậm khác nhau. Khoảng thời gian ấy đựơc chia thành 3 loại như sau :
                + Hiện Báo: Nghĩa là nghiệp nhân trong đời này đưa đến quả báo ngay trong đời này.
                + Sanh Báo: Nghĩa là tạo nhân ở đời nàyv nhưng đến đời sau mới nhận quả.
                +Hậu Báo: nghĩa là tạo nhân trong đời này nhưng đến nhiều đời sau mới thọ quả báo.  
        Ba khoảng thời gian của tiến trình nhân quả trên tương đối ổn định nên chúng ta gọi đó là định nghiệp. Tuy nhiên, có những trường hợp do sự ảnh hưởng và tác động của những nhân tố trung gian khác nhau nên ta khó có thể xác định được thời gian và chủng loại. Những trường hợp này được gọi là bất định nhiệp.
    8.3- Tính khoa học của thuyết Nhân Quả nghiệp báo trong Phật giáo
    Thông qua cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả của triết Mác ta thấy sự tương quan giữa hai quan điểm đi đến thống nhất.
    Nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Không có bất kỳ sự vật hiện tượng nào mà không có nguyên nhân của nó. Một nguyên nhân có thể có nhiều kết quả, một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân. Nhân và đôi khi kéo dài, cũng có lúc thời gian ngắn tùy vào điều kiện hỗ trợ cụ thể. Nhưng chúng ta biết điều kiện ở đây Phật giáo gọi là “Duyên”.
    Sự tương quan đến bất ngờ giữa nhân quả của Phật giáo và cặp phạm trù Nhân Quả của triết Mác. Nhưng triết mác chủ yếu đề cặp nhân quả trên các sự vật, tức vật chất. Đối với Phật giáo đề cập Nhân Quả trên cả tinh thần. Quan điểm Phật giáo bao quát hơn, khía cạnh vấn đề cập triệt để hơn.
    9- KẾT LUẬN
    Qui luật Phủ định của Phủ định và cặp phàm trù Nguyên Nhân và Kết Quả của triết học Mác đã cũng cố tính đúng đắng và khoa học của giáo lý Phật giáo. Trải qua biến đổi không ngừng của thời gian vô tận, thế hệ sau phủ định thế hệ trước để lập nên những hình thái mới qua việc phân chia Tông phái trong Phật giáo, nhưng vẫn giữ nguyên tính chất kế thừa và phát triển, càng ngày càng trở nên đa dạng phong phú. Làm cho giáo lý Phật Đà trải qua hơn 2500 năm vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Do vận dụng sáng tạo quy luật Phủ định của Phủ định mà Phật giáo đã khế hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể, sống được với thời gian.
    Cặp phạm trù Nhân Quả là một quy luật tất yếu cho mọi sự vật hiện tượng, nắm bắt rõ ràng qui luật này, tránh con người mê tính dị đoan, và giúp họ nhận thức được không có gì tự nhiên mà đến, phải có nguyên nhân của nó. Từ sự công bằng của nhân quả cho ta thấy giá trị khoa học của nó và hết sức lô gíc. Có gieo nhân Thánh mới có thể làm Thánh, gieo nhân phàm mãi mãi là phàm. Giúp con người nhận ra được giá trị của cuộc đời, muốn có hạnh phúc phải tạo dựng chứ không phải cầu khẩn mà có. Nó đã giúp chúng ta củng cố giáo lý Phật giáo, tránh quan điểm thần quyền dẫn đến niềm tin không có trí tuệ và mù quán, mê tín dị đoan.
    Qua nghiên cứu qui luật Phủ định của Phủ định và cặp phạm trù Nguyên nhân và Kết quả của triết học Mác, từ những điểm tương quan của quan điểm này với Phật giáo, ta rút ra được những giá trị đích thực của giáo lý đạo Phật. Từ đó làm sáng tỏ biết bao vấn đề mang tính khoa học của Phật giáo. Giáo lý Nhân Quả là giáo lý căn bản nhất của Phật giáo là nền tảng của tất cả vấn đề. Biết được nhân quả chúng ta biết cách gieo nhân thế nào để không bị quả báo xấu. Biết được nhân quả ta biết được giá trị thật của cuộc sống, không phải điều gì ta muốn là có, mà ta phải tạo nhân thì mới có kết quả như ta mong muốn, đây là qui luật hết sức công bằng và bình đẳng. Biết được quy luật Phủ định của Phủ định thì chúng ta mới có hướng phát triển bền vững, ta phủ định nhưng phải kế thừa cái cũ, trên nền tảng cái cũ mà phát huy. Tất cả điều sẽ bị phủ định đây là sự tất yếu. Biết điều đó ta sẽ không bị tụt hậu, nhưng nếu tụt hậu trước mắt nhưng nó vẫn nằm trong hệ thống phát triển cả một hệ thống chung. Như vậy là Qui luật Phủ định của Phủ định và cặp phạm trù Nhân Quả trong triết Mác đã khẳng định giá trị đúng đắng và làm sáng tỏ thêm tính khoa học của Phật giáo, nhờ đó Phật giáo sẽ còn đứng vững và nguyên giá trị trong tương lai.
Thích Trí Huệ
 
  
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
™%˜
1. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin, nxb. CTQG, 2003.
2. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Triết Học Tập 1, nxb. CTQG, 1999.
3. Nguyễn Hữu Trọng, Các Vấn Đề Triết Học, nxb. Viện ĐH Huế, 1962.
4. Bùi Bá Linh, Triết Học Mác-Lênin, Lưu Hành Nội Bộ Trường ĐH Kinh tế, 2003.
5. Vũ Tình, Nguyễn Ngọc Thu, Triết Học, Trường ĐH Mở Bán Công, 1993.
6. Nguyễn Ngọc Thu, Nguyễn Văn Mưa, Giáo Trình Đại Cương Lịch Sử Triết Học, nxb.TH. TP.HCM, 2003.
7. Trần Văn Hiến Minh, Luận Triết Học, nxb. Ra Khơi, 1963.
8. Đào Duy Thanh, Bài Giảng Tóm Tắt Triết Học Mác - Lênin, ĐH Tôn Đức Thắng, 2000.
9. Thích Trí Huệ, Tích Phật Thích Ca Thành Đạo, nxb. Tổng Hợp, 2007.
10. Ph. Ăng-ghen, Chống Đuy - rinh, nxb Sự Thật, 1983.
11. HT. Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, nxb. Tôn giáo, 1999.
12. HT. Thích Thanh Kiểm, Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ, NXB Quê Hương 1971.
13. V.I Lnin, Tồn Tập, NXB Tiến Bộ. Mátxcơva, 1982.
14. Giáo Trình Triết Học Mac- Lênin, nxb. CTQG Hà Nội, 1999.
15. GS Lê Mạnh Thát, Phật Giáo Việt Nam, 1999.
16. L Mạnh Tht, Thiền Uyển Tập Anh, bản Rono, 1976, tr. 98.
17. HT. Thích Thanh Từ, Phật gio với dn tộc, nxb. Thnh hội Phật gio TP. HCM, 1992, tr. 02.
18. Bùi Văn Hóa, Giáo trình giảng dại, ĐHXHNV, 2005.
19. HT. Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, nxb. Tôn giáo, 1999.


[1] Ph. Ăng-ghen, Chống Đuy - rinh, nxb Sự Thật, 1983, tr.226.
 
[2] HT. Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, nxb. Tôn giáo, 1999.
[3] HT. Thích Thanh Kiểm, Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ, NXB Quê Hương 1971, tr. 27.
[4] Thích Trí Huệ, Tích Phật Thích ca Thành đạo, nxb. Tổng Hợp, 2008, tr.9.
[5] Thích Trí Huệ, Tích Phật Thích Ca Thành Đạo, nxb. Tổng Hợp, 2007.
[6]V.I Lnin, Tồn Tập, NXB Tiến Bộ. Mátxcơva, 1982, tr. 245
[7]Ph. Ăng-ghen, Chống Đuy - rinh, Nxb Sự Thật, 1983, tr.226
[8] V.I. Lnin, Tồn Tập, NXB Tiến Bộ, 1980, tr.65
[9] Giáo Trình Triết Học Mac- Lênin, NXB CTQG Hà Nội, 1999, tr. 339
 
[10] 6 nẻo luân hồi trong Phật Học Danh Số.
[11] Sch A Corelated History of the far East của Maria Penkala ghi : "C. 240 Buddist introduced into Ceylon by Mahendra, Son of Asoka, Kingdom of Au Lac, The history of the Black riv.
[12] GS Lê Mạnh Thát, Phật Giáo Việt Nam, 1999, tr. 32.
[13]  Bi "Phải chăng Đồ Sơn là nơi đầu tiên nước ta tiếp xúc với Đạo Phật" trong sách Phật giáo, văn hóa và dân tộc "trang 12, Hà Nội, 1990.
 
[14] L Mạnh Tht , Thiền Uyển Tập Anh, bản Rono, 1976, tr. 98.
[15] Thích Thanh Từ, Phật gio với dn tộc, nxb. Thnh hội Phật gio TP. HCM, 1992, tr. 98.
[16] Thích Thanh Từ, Phật gio với dn tộc, nxb. Thnh hội Phật gio TP. HCM, 1992, tr. 02.
[17] op. sit.
[18] Theo Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, trang 483, tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, NXB TP. HCM.
[19] Bùi Văn Hóa, Giáo trình giảng dại, ĐHXHNV, 2005, tr.88.
[20] HT. Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, nxb. Tôn giáo, 1999.
Các bài viết phản hồi
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
 
Các tin tức khác
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2024
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này