Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
00:02, Saturday.June 14 2025
TT. Thích Chân Quang nói chuyện với đồng bào dân tộc Ê Đê
 
Vừa qua, chiều ngày 28/12/2011, TT.Thích Chân Quang nhận lời mời của ông Hồ Nguyên Trừng (Đại diện Ban Liên lạc họ Hồ huyện Cư M’gar) đã có buổi nói chuyện với đồng bào người Dân tộc tại chùa Hoa Nghiêm (thuộc Khối 3 - Thị Trấn Quảng Phú, Huyện Cư M’Gar, Tỉnh ĐăkLăk) về đề tài ĐỒNG BÀO ÊĐÊ VỚI PHẬT GIÁO.

Tham dự buổi nói chuyện của TT.Thích Chân Quang có ông Hồ Nguyên Trừng là đại diện Ban Liên Lạc họ Hồ huyện CưM’gar cùng các vị khác đi chung Đoàn và gần 1000 Phật tử tại địa phương cũng như các tỉnh thành lân cận.

Được biết chùa Hoa Nghiêm do ĐĐ.Thích Minh Đăng làm Trụ trì. Đại đức là một Tăng sĩ trẻ rất có nhiệt huyết về vấn đề Hoằng Pháp Với Đồng Bào Dân Tộc. Đối với Đại Đức việc Hoằng pháp cho người đồng bào Dân tộc không phải là chuyện mới nhưng để tổ chức thành công khóa tu có tính ổn định và lâu dài là một việc hết sức khó khăn. Khó khăn từ việc quy tụ con người, đến phương tiện đi lại và quan trọng là nguồn tài chánh để hổ trợ cho khóa tu. Tuy rằng trăn trở là vậy nhưng do ĐĐ.Thích Minh Đăng có quyết tâm mạnh mẽ nên được Chư Phật gia hộ, được Giáo hội cùng Chính quyền địa phương ủng hộ và được sự phát tâm hộ đạo của quý Phật tử xa gần cũng như các nhà hảo tâm nên khóa tu MỘT NGÀY AN LẠC dành cho người đồng bào Dân tộc toàn huyện Cư M’gar được hình thành và phát triển tốt.

Tất cả thành viên của Khóa tu và các hoạt động đều phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của BTC nhằm hướng Khóa tu đi đúng chánh pháp, đúng Hiến chương của GHPGVN và Pháp lệnh Tôn giáo nước CHXHCNVN. Ban Tổ Chức đã lập thời khóa tu tập định kỳ, mỗi tháng một lần vào ngày chủ nhật để các em học sinh có điều kiện tham gia. Ngoài Khóa tu chính thức tại chùa, BTC còn hướng dẫn cho bà con ở các Buôn tự tu tập 3 ngày chủ nhật còn lại trong tháng để bà con luôn tinh tấn trong sự tu học.

Ở mỗi Khóa tu tại Chùa, Ban Tổ Chức đều thỉnh Chư tôn đức tại Huyện hội luân phiên thuyết giảng Giáo lý cho các thành viên của Khóa tu. ĐĐ.Thích Minh Đăng cho biết, Đại đức thường tổ chức các buổi thuyết Pháp dành cho Phật tử đồng bào Dân tộc trong huyện Cưm’gar bằng tiếng Dân tộc và chương trình này được duy trì hằng tháng, với sự giúp đỡ của Ban Hoằng Pháp THPG ĐakLak. 

Từ khi khai mạc cho đến nay đã được 10 kỳ và số lượng tham dự Khóa tu ngày một đông hơn. Gần 300 người tham gia tu học, trong số đó không phải chỉ đồng bào trong huyện Cư M’gar mà có khoảng 100 bà con tại các Buôn làng địa phương khác như Buôn Kbu – xã EaKao – thành phố Buôn Mê Thuột.

Kết quả bước đầu cho thấy, đa số đồng bào các Dân tộc trong Huyện đã thực hiện tốt bổn phận của người Phật tử tại gia, họ tự đứng lên bằng đôi chân của mình, không chờ được nhận sự giúp đỡ của người khác nữa, ngược lại biết chia sẻ, giúp đỡ người kém hơn mình, biết cúng dường. Đặc biệt có ý thức công dân tốt, biết chấp hành nghiêm chỉnh những quy định pháp luật của Nhà nước.

Bước sang năm mới, khóa tu MỘT NGÀY AN LẠC dành cho Phật tử đồng bào Dân tộc lần thứ II – PL2556 sẽ khai mạc vào ngày 12/02/2012 (nhằm ngày 21/01/năm Nhâm Thìn). Quy mô Khóa tu không chỉ dành cho Phật tử trong Huyện mà còn cho tất cả Phật tử người đồng bào trên toàn tỉnh có nhu cầu tu học.

Không chỉ vậy, chùa Hoa Nghiêm còn có lớp Giáo lý. Lớp học đã hình thành và duy trì tới nay đã 6 tháng. Trong lớp Giáo lý này có 10 em phát nguyện xuất gia và đã được tu tập tại các Thiền viện, Tu viện với sự hoan hỷ của gia đình và đại chúng.

Bước vào ngôi chùa Hoa Nghiêm, chúng ta cảm nhận một khung cảnh già lam thật u nhã, từng dãy phòng, lối đi, cảnh trí đều được phân bố rất thiền vị và điều đó mang lại cho chúng ta cảm giác yên ổn, an lành.

Mở đầu bài Pháp thoại, TT.Thích Chân Quang tán thán công đức của một vị Tu sĩ trẻ  đầy nhiệt huyết đã dấn thân về vùng sâu vùng xa để Trụ Pháp Vương Gia - Trì Như Lai Tạng trong điều kiện vô cùng khó khăn của một tỉnh Tây nguyên bạt ngàn nắng gió, là nơi cư ngụ của các cộng đồng Dân tộc với mức kinh tế cũng như cơ sở vật chất còn thấp và ít người biết đến Phật pháp.

Hiện nay, sự thành công bước đầu về công tác Hoằng pháp đối với đồng bào các Dân tộc của ĐĐ.Thích Minh Đăng đã cho thấy ánh sáng giác ngộ bắt đầu soi rọi vào cộng đồng Dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào miền núi và làm ổn định xã hội.

Kế đến, Thượng tọa Giảng sư tạo không khí vui vẻ, cởi mở, gần gũi, thân thiện với đồng bào là người Dân tộc thiểu số đang có mặt trong Pháp hội bằng những câu thăm hỏi, thể hiện sự tôn trọng và tình yêu thương chân thành nhất.

Bằng phương pháp thuyết giảng di từ thấp đến cao, phát huy tối đa sự chủ động của người nghe, cộng với nhiều ví dụ giàu hình ảnh, gần gủi với cuộc sống, Thượng toạ đã thuyết phục được thính chúng tập trung và phát biểu ý kiến sôi nổi sau mỗi câu hỏi Thượng toạ đặt ra, với chủ ý làm sáng tỏ các đạo lý mà Thượng toạ muốn truyền đạt, chẳng hạn như đạo lý nhân quả, từ bi, vô ngã, v.v…

Trước hết, Thượng toạ giới thiệu trong đạo Phật có luật nhân quả rất công bằng giống như mình trồng cây cà phê thì ra trái cà phê chứ không thể trồng cà phê mà ra đậu xanh hay hạt ớt. Và ta gieo một nhưng gặt hái rất là nhiều. Tương tự, chúng ta hay yêu thương con người thì luôn được mọi người thương yêu mình. Còn nếu mình sống mà hay ganh ghét, chửi mắng người khác thì sau này tự nhiên mình bị người mắng nhiếc mà không hiểu vì sao, đó là luật nhân quả công bằng để sống. Vậy khi hiểu luật nhân quả rồi thì chúng ta muốn thương người hay ghét người? cuộc sống này mà mọi người gặp nhau để yêu thương thôi thì cuộc đời rất đẹp.

Đừng bao giờ ghét nhau để gieo thành nhân quả xấu. Hể một lần ta ghét ai là nhiều kiếp ta luôn bị ghét bỏ trở lại. Còn ta cứ gieo cái nhân yêu thương thì sau này dù ở đâu hay sinh về bất cứ cõi nào mình luôn được thương yêu. Chúng ta không chỉ  yêu thương nhau mà còn yêu đất nước này và yêu được tất cả đồng bào sống trên đất nước Việt Nam này.

Và tình thương không nói suông mà phải biểu hiện bằng hành động giúp nhau làm ăn. Thượng toạ hỏi người Kinh giúp người Dân tộc mình là giúp cái gì? Một cô Phật tử trả lời là có cái rẫy cho người đồng bào Dân tộc làm rồi đến khi thu hoạch, không mua đồ ép giá. Thượng toạ nhắc nhở người Kinh, đừng thấy đồng bào Dân tộc hiền lành rồi mình mua ép giá, đó là ác! Không được. Khi thấy người Dân tộc thì mua giá cao lên, đó là người Kinh mình giúp đỡ đồng bào Dân tộc; đồng thời Thượng toạ cũng hỏi ngược lại, người đồng bào Dân tộc giúp đỡ người Kinh ra sao? Lỡ người Kinh đi vào nương rẫy hay vào khu vực của mình mà cái gì họ không biết thì mình hướng dẫn tận tình. Đó là cái tình đồng bào máu mũ, không được ghét nhau. Thương toạ khuyến khích mọi người thương nhau đến độ không còn thấy có sự khác biệt anh là người Kinh tôi là người Dân tộc nữa mà tất cả chúng ta giống như nhau: nói tiếng giống nhau; ăn mặc giống nhau và mình tu theo một đạo giống nhau là đạo Phật.

Cũng lý luận Nhân quả đối với vấn đề tội phước kiếp trước kiếp sau, Thượng toạ khuyến khích mọi người sửa lỗi bản thân, tránh ác hành thiện, tích đức bằng cách lúc nào cũng sống tốt với người chung quanh, không được chỉ lo riêng cho gia đình mình. Rồi bằng nhiều ví dụ giàu hình ảnh, Thượng toạ chỉ ra cho thấy trong vòng luân hồi sinh tử, kiếp người là đau khổ và có một cõi Thánh rất hạnh phúc. Đức phật xuất hiện trên đời, Ngài dạy chúng ta biết rằng ngoài cõi người này còn vô số cõi khác cao hơn trời đất trên vũ trụ này. Ờ cõi đó những vị Thánh sống rất sung sướng, tự tại, như ý, muốn cái gì được cái nấy… Cho nên Đức Phật muốn dạy chúng ta đường tu, để thoát khỏi thân phận đau khổ hèn kém này, mà vượt lên trên cõi Trời - cõi Thánh cao hơn rất là nhiều, đó là lý do tại sao ta phải tu theo đạo Phật.

Muốn tu thì phải đi chùa, phải lạy phật, tụng kinh. Vào chùa mới được nghe quý thầy giảng dạy, mình mới sửa được cái tâm “Từ cái tâm bình thường nhỏ hẹp thành ra cái tâm quảng đại lớn lao”, đó là cái tu sửa đầu tiên. Tiếp theo, Thượng toạ phân tích thế nào là tâm nhỏ? Thế nào là tâm lớn và tuỳ theo mức độ tâm mình rộng hẹp cở nào mà có quả báo tương xứng đi theo.

Để có được tâm lớn thì mỗi ngày khi lạy Phật đều cầu nguyện “Xin cho con yêu thương được tất cả mọi người trên trái đất này”. Để làm cho cái tâm mình lớn thì phải biết lễ kính Phật vì Đức Phật là một bậc Thánh cao siêu nhất trên đời. Chúng ta biết kính trọng một bậc Thánh thì tự nhiên cái tâm mình nó lớn ra.

Thượng toạ dùng phương pháp so sánh ẩn dụ 2 hình ảnh “Tâm lớn”, “Tâm nhỏ” để người đồng bào Dân tộc dễ hiểu và tự đánh giá được tâm của mình mà tu sửa. Tại Pháp hội, một người dân tộc Ê Đê đã phát biểu “Trước kia khi con chưa đi chùa, không biết tu, mỗi lần con uống rượu về là la mắng – đánh vợ con – đập đồ trong nhà. Bây giờ con quy y rồi thì không như vậy nữa, gia đình con êm ấm hơn. Và con rủ rất nhiều người về chùa quy y, một tháng tập ăn chay được 4 ngày, không còn giết chó để ăn, đã biết chia sẻ giúp đỡ bà con trong Buôn làng, Đó là tâm con đã lớn lên dần dần, con không còn ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân và cho gia đình của mình nữa”. Thượng toạ tán thán tinh thần tiến tu của một Phật tử người Dân tộc.

Mượn hình ảnh nâng đỡ nhau trong cuộc sống để nói lên tính chất từ bi của đạo Phật, sau đó Thượng toạ mở rộng tinh thần này để nói về tình yêu đối với đất nước “ Một đất nước của chúng ta có 53 Dân tộc, trong đó có người Kinh; người Ê đê; người Nùng; Thái; Mường; Dao, v.v…53 Dân tộc đó nếu biết yêu thương - đoàn kết nhau thì tâm lớn hay nhỏ? Người nào chỉ biết có Dân tộc mình thôi, ví dụ tôi người Ê Đê tôi biết Ê Đê, tôi không biết Dân tộc khác thì người đó tâm nhỏ, kiếp sau sinh ra làm người thấp bé, không có chổ đứng trong xã hội, lại nghèo khổ khó khăn. Vì vậy ta theo Phật tu hành làm tâm mình lớn ra, ta yêu thương được mọi người trên trái đất này, yêu thương được đất nước Việt Nam này, để rồi đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Mỗi khi đi chùa ta không nên đi một mình mà rủ nhiều người cùng đi, làm sao trên thế gian này ai cũng biết đạo, ai cũng thương nhau, tâm ai cũng lớn lên hết để trái đất này không còn là nơi đau khổ mà là một cõi thiên đường.

Với sự dẫn dắt như vậy, Thượng toạ muốn phát huy tinh thần yêu quê hương đất nước cho người đồng bào anh em của mình, đề cao những giá trị tốt đẹp theo quan niệm của Phật giáo, chứng minh được đạo Phật hiện hữu trên đời này là vì hạnh phúc an lạc của con người và sự bình ổn của xã hội. Với phong cách giảng dạy dễ hiểu, dễ gần gủi, Thượng toạ tạo cho không khí buổi Pháp thoại thật ấm áp, mang lại nhiều niềm tin và chất liệu hạnh phúc cho gần 1000 người hôm ấy. Nhìn gương mặt họ rạng rỡ nụ cười mà lòng mình không ngăn được xúc động, thầm gửi đến họ tình thương yêu quý mến, mong sẽ là huynh đệ bạn lữ của nhau trên suốt hành trình Giác ngộ giải thoát.

Sau buổi nói chuyện của TT.Thích Chân Quang, đã có khoảng 100 người đồng bào Dân tộc xin Quy y và ĐĐ.Thích Minh Đăng – trụ trì chùa Hoa Nghiêm làm Lễ Truyền Giới cho họ.

Được biết, nhân chuyến Hoằng pháp tại tỉnh Đaklak, TT.Thích Chân Quang đã đến viếng thăm chùa Tỉnh hội Sắc Tứ Khải Đoan TP. Buôn Ma Thuột vào sáng ngày 29/12/ 2011. TT Thích Châu Quang – Uỷ viên HĐTSTW - Trưởng BTS PG tỉnh Daklak đã đón tiếp Đoàn tại Văn phòng chùa Tỉnh hội trong bầu khí thân mật ấm cúng.

Sau đó, TT.Thích Chân Quang đến thăm ông Nguyễn Tấn Chức – Trưởng BTG tỉnh – Phó Giám Đốc Sở Nội Vụ tỉnh Daklak và ông Trương Văn Tỵ - Vụ phó Vụ Dân Tộc Tôn giáo – Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên.

Cuộc viếng thăm đã diễn ra trong sự hiểu biết, cảm thông và hai bên cùng trao đổi một số quan điểm về vấn đề Hoằng pháp với người đồng bào Dân tộc thật cởi mở, thẳng thắn… Buổi nói chuyện xoay quanh vấn đề đời sống văn hoá tâm linh của cộng đồng các Dân tộc trong cả nước nói chung và tỉnh Daklak nói riêng.

Theo quan điểm của người làm công tác Tôn giáo, ông Nguyễn Tấn Chức cho rằng “Đạo Phật đã chung sống với Dân tộc gần 20 thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với Dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly. Hể lúc nào nước mạnh thì đạo sáng. Ông mừng khi thấy một bộ phận đồng bào các Dân tộc đã vào nề nếp, tu tập thành những Đạo tràng dưới sự hướng dẫn của Chư Tăng Ni hoạt động đúng pháp luật, đảm bảo cho các tín đồ tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo”.

Khi trao đổi về quan điểm làm thế nào để có thể “Đưa đạo vào đời một cách hiệu quả”? ông Vụ phó Vụ Dân Tộc Tôn giáo bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đên vấn đề này. Theo ông, người Dân tộc thiểu số cũng cần có nhu cầu tâm linh, trong tận tâm hồn người Dân tộc họ yêu thích Phật giáo hơn vì đạo lý của đạo Phật đem lại cho họ sự bình an hạnh phúc thật sự. Tuy nhiên trước đây Phật giáo chưa có điều kiện phát triển vào vùng các Dân tộc thiểu số. PGVN đã có phần chậm trễ trong việc truyền đạo cho đồng bào Dân tộc ít người miền núi so với các Giáo sĩ từ phương Tây tới. Phải nhìn nhận các Giáo phái nước ngoài thành công trong việc truyền đạo ở Tây nguyên là do họ tận dụng khả năng tài chính dồi dào cho việc truyền đạo. Còn đạo Phật ta bị hạn chế về tài chính, nhân sự, kiến thức về ngôn ngữ các Dân tộc thiểu số.

Khi đặt vấn đề về ngôn ngữ của các Dân tộc đối với việc truyền đạo thì TT.Thích Chân Quang góp ý “Trong việc tiếp cận với người đồng bào Dân tộc, mỗi Dân tộc ta cứ đào sâu ngôn ngữ của họ, bên cạnh đó ta cũng trao đổi với họ bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Nhà nước phải khuyến khích người Dân tộc nói tiếng Việt, cho họ tiếp cận với hệ thống văn hoá, chính trị và cả Phật giáo bằng tiếng Việt. Khi cả cộng đồng các Dân tộc biết tiếng việt thì hiệu quả giáo hoá sẽ cao hơn và nhanh hơn. Được vậy, chúng ta sẽ tiết kiệm được nhân lực, tài chính và thời gian đào tạo kiến thức Dân tộc học và ngôn ngữ các Dân tộc thiểu số cho Tăng Ni người Kinh. Nhận thấy, hiện nay đa số người Dân tộc đã biết nghe, nói và viết tiếng Việt thuần thục. Ta mơ ước một ngày toàn thể người các Dân tộc đều biết tiếng Việt thì khối đại đoàn kết dân tộc sẽ vững mạnh hơn rất nhiều.

Thượng toạ cũng ưu tư “Nếu ta không đoàn kết được với các Tôn giáo bạn thì khối đại đoàn kết dân tộc bị vở. Dù khác Tôn giáo nhưng hãy lấy tình dân tộc làm mẩu số chung”. Tại sao người ta dễ vì tôn giáo mà quên tình dân tộc? Vì những đạo lý trong mỗi Tôn giáo họ xây dựng cho tín đồ niềm tin hướng về cõi trời, nên nó phá hoại lòng yêu nước. Do đó, tất cả các Tu sĩ nếu ý thức phải có trách nhiệm xây dựng lòng yêu nước cho tín đồ.  

Trước khi chia tay, hai bên cũng đã trao cho nhau những phần quà lưu niệm nói lên sự tương quan tốt đẹp trong lần gặp mặt này và hứa hẹn còn lần trao đổi khác nhiều niềm vui hơn.

Dưới đây là hình ảnh buổi nói chuyện của TT.Thích Chân Quang tại chùa Hoa Nghiêm và hình ảnh các buổi thăm viếng tại văn phòng  BTS PG và Ban Tôn Giáo tỉnh Daklak:

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TUỆ ĐĂNG

Các bài viết phản hồi
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
 
Các tin tức khác
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2025
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này