Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
15:36, Tuesday.April 22 2025
Phản cảm người tu sử dụng... đồ hiệu
 

Đời sống của con người ngày càng sung sướng, vì thế một số Phật tử ý thức hơn đến việc cúng dường cho nhà chùa tạo phước. Từ đó xuất hiện hình ảnh một số Chư Tăng/Ni dùng đồ sang, hàng hiệu, các vật dụng làm từ xác các con vật… khiến nhiều người dân bình thường cảm thấy khó chấp nhận.

Đời sống của con người ngày càng sung sướng, vì thế một số Phật tử ý thức hơn đến việc cúng dường cho nhà chùa tạo phước. Từ đó xuất hiện hình ảnh một số Chư Tăng/Ni dùng đồ sang, hàng hiệu, các vật dụng làm từ xác các con vật… khiến nhiều người dân bình thường cảm thấy khó chấp nhận. 

 
Nhiều người dân thấy Chư Tăng/Ni dùng đồ sang, hiện đại… cảm thấy khó chấp nhận (ảnh minh họa)
Nhiều người dân thấy Chư Tăng/Ni dùng đồ sang, hiện đại… cảm thấy khó chấp nhận (ảnh minh họa)
“Cúng dường, không dùng Phật tử sẽ buồn”
 
Lâu nay Chư Tăng/Ni luôn được xem là những người có cuộc sống rất thanh đạm. Tuy nhiên những năm gần đây, hình ảnh một số tu sĩ sử dụng các vật dụng, phương tiện đi lại quá sang trọng, hiện đại… khiến không ít người dân cảm thấy khó chịu. 
 
Chị Khả Anh (quận Thủ Đức, TPHCM) tâm sự: “Mình thấy người tu giờ sống sướng quá, đi xe tay gas xịn phóng ào ào trên các tuyến đường. Đi ăn cũng chọn những quán chay lớn, gọi các món ăn không rẻ… Trong khi mình đi làm cực khổ, chạy cái xe số cọc cạch, muốn ăn hay mua gì cũng phải tiết kiệm chi ly để đủ sống”.
 
Không chỉ có chị Khả Anh, anh Hoàng Trọng, một Phật tử ở Hà Nội cũng chia sẻ: “Không biết người xuất gia lấy đâu ra tiền mà các thầy ngoài này đi toàn xe hơi, có lần mình chở một thầy đi công việc và được biết thầy đang học bằng lái xe ô tô để về mua xe. Nghe đâu có Phật tử cúng dường số tiền trị giá bằng nửa chiếc xe rồi. Lúc đó ngẫm lại không biết với mức lương công chức như mình khi nào mới mua nỗi…”
 
Không chỉ có những việc dùng đồ sang trọng, nhiều người dân còn thắc mắc khi thấy một số Tăng/Ni dùng đồ da thú như dép da, túi da, bao tay điện thoại bằng da…
 
Lý giải về việc này, hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Trưởng bản Thành hội Phật giáo TPHCM cho biết: “Người xuất gia ngày nay không thể như thời của đức Phật còn tại thế. Chư Tăng/Ni không thể dùng dép rơm hay đi chân đất để đi lại, mà phải có đôi dép mang vào chân để khi đi ra ngoài có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân... 
 
Phật tử cúng dường các tịnh tài, tịnh vật, người tu phải dùng những thú này để gieo duyên Phật pháp với họ (ảnh minh họa)
Phật tử cúng dường các tịnh tài, tịnh vật, người xuất gia thọ nhận (sử dụng - PV) để gieo duyên Phật pháp với họ (ảnh minh họa)
 
Ngoài ra người tu hành không thể đi bộ mấy chục km để làm công tác Phật sự khi có nhu cần thực hiện gấp, lúc đó phải nhờ vào chiếc xe làm phương tiện mà di chuyển để hành đạo.
 
Không chỉ thế có những Phật tử vì quý mến thầy của mình mà mua những vật dụng sang trọng, hiện đại đem tới cúng dường. “Những vị thầy này dù không muốn sử dụng nhưng cũng phải dùng để gieo duyên với người Phật tử đó. Không dùng họ sẽ buồn, vì thế mới có những hình ảnh mà một số vị ngoài đời chưa hiểu cảm thấy khó chịu”, Hòa thượng Thích Thiện Tách cho hay.
 
Đồ “sang, mặn” phải hạn chế dùng
 
Chính những yếu tố trên nên với các vật dụng như dép, đồng hồ, điện thoại, xe máy, ô tô… Chư Tăng/Ni sử dụng chỉ nhằm mục đích để hỗ trợ cuộc sống tu học và hoằng pháp. 
 
Theo Hòa thượng Thích Thiện Tánh: “Tuy nói như vậy nhưng để tránh những người tu còn trẻ, công năng tu tập còn thấp bị vướng vào các vật dụng quá sang trọng do Phật tử cúng dường và tự mua sắm, Chư Tôn Đức vẫn luôn luôn nhắc nhở các Tăng/Ni trẻ, không được dùng đồ thái quá, lòe loẹt, chỉ nên dùng với mục đích chống đỡ các bệnh tật cho bản thân.
 
Chỉ nên xem những vật dụng đó là phương tiện, không nên đòi hỏi quá tốt, cần ý thức về vấn đề mình là một người xuất gia, xung quanh vẫn có những người nghèo khổ, vì thế dùng cái gì cũng không nên quá lắm, đừng chạy đua như người thế gian, không được đặt nặng vấn đề sống để hưởng thụ”.
 
Đối với người tu các vật dụng chỉ nên là phương tiện hỗ trợ cho việc tu học và hoằng pháp (ảnh minh họa)
Đối với người tu các vật dụng chỉ nên là phương tiện hỗ trợ cho việc tu học và hoằng pháp (ảnh minh họa)
 
Cùng quan điểm với Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Sư Minh Đạt, Tịnh xá Trung Tâm quận Bình Thạnh chia sẻ thêm: “Đối với người xuất gia những gì cần chỉ gói gọn trong vấn đề ăn, mặc, ở, bệnh, còn những vấn đề khác chỉ nên xem là sự hỗ trợ. 
 
Chính vì thế người tu hành cần sống trong môi trường thanh đạm, những vật dụng như điện thoại, xe cộ… chỉ nên xem là phương tiện, không được thái quá, đừng có chạy theo một này mốt kia như người thế gian.
 
Với những vị Tăng/Ni làm ra được đồng tiền từ việc giảng dạy, làm kinh tế… có thể sử dụng vào mục đích cá nhân nhưng cũng không được sử dụng phung phí.
 
“Riêng việc một số Tăng/Ni sử dụng các phương tiện, vật dụng có liên quan đến các xác thân của những con vật như đồ da… thì nên nhớ lại trong giới luật cũng đã có ngăn cấm không cho dùng các đồ lông thú, xương, sườn, ngà… da của các con vật.
 
Chính vì thế người tu cần chú ý để tránh những vật dụng như thế. Nếu người nào sử dùng thì có nghĩa chưa ý thức rõ vấn đề này hay vì giới nhỏ ít để ý nên đã phạm vào giới mà không biết, tuy tội này không phải nặng nhưng đã phạm thì cần sám hối và dứt trừ”, Sư Minh Đạt cười nói
 
Hoài Lương
theo Kienthuc.vn
Các bài viết phản hồi
Hoàng thị hạnh (Hanhsdp@gmail.com)
Tôi xin chia sẻ với mọi người về bức xúc của tôi, là trong 1 lần về quê tôi, tôi đã vào lễ tại ngôi chùa làng quê tôi là chùa tranh, thôn tranh xuyên xã đồng tâm huyện ninh giang tỉnh hải dương, tôi thấy 1 việc mà ko biết có gọi là phản cảm quá ko, ngay gian chính điện thờ tam bảo có hai tủ kính chứa 2 con hổ, hay báo gì đó nhồi bông đứng nhe nanh vuốt, thiết nghĩ nơi của phật là dạy người tu hành hướng thiện, phóng sinh yêu thương chúng sinh... Nghĩ vậy lên tôi gặp người đang ngồi viết công đức và có ý kiến như trên và đề nghị họ chuyển tải những suy nghĩ của 1 phật tử đi lễ chùa lên vị trụ trì. Nhưng 2 tháng sau tôi có việc về quê thì thấy 2 con thú nhồi bông vẫn còn đó, ko biết những ý kiến đóng góp của tôi có dc người làm công quả chùa có lời lại với vị trụ trì chùa tranh ko( theo lời người dân làng tôi thì 2 con thú nhồi bông đó là của 1 người đại gia hay quan chức gì đó có đóng góp cho việc xây chùa rất nhiều) theo tôi nhà chùa nên nhận cúng dường cho tam bảo là rất tốt nhưng nhận những món cúng dường đi ngược lại với lời day của đức phật thì ko nên. A di đà phật
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
 
Các tin tức khác
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2025
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này