Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
21:57, Tuesday.April 29 2025
Tài Liệu Học Tập [Trở về]
Bài ôn tập môn Thầy Thi
Cập nhật : 15/01/2014 - Đã xem : 3,305 lần

1 . XU HƯỚNG ĐẠI CHÚNG HÓA NHƯ MỘT HIỆN TƯỢNG Tiểu thuyết Nam Bộ ra đời gắn với sự phát triển của báo chí. Về phương diện nghệ thuật, chúng có sự gặp gỡ việc chú trọng xây dựng cốt truyện tự sự, các thủ pháp mô tả nhân vật. Văn học đại chúng (Mass literature) ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Văn học đại chúng có mục đích giải trí, phục vụ một lớp người bình dân,chiếm đa số trong xã hội. Văn học đại chúng, theo nghĩa rộng bao gồm nhiều thể loại:tiểu thuyết, truyện tranh, thi ca bình dân, kịch bản phim truyền hình,… gắn liền với sự phát triển của các phương tiện truyền thông như báo chí, phim ảnh. Trong đó tiểu thuyết là thể loại chủ lực của văn học đại chúng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, văn học đại chúng: “Còn gọi là văn học thông tục. Bộ phận văn học giải trí và giáo huấn được in với số lượng lớn, phổ biến từ cuối thế kỷ XIX và nhất là thế kỷ XX... Cơ sở tư tưởng của văn học đại chúng là chủ nghĩa thực dụng. Cơ sở xã hội của văn học đại chúng là chính sách nhượng bộ đối với lớp thị dân tầm thường: dùng phương tiện sản xuất hàng loạt để nuôi dưỡng tâm lý tiêu dùng, làm nguội lạnh tính công dân tích cực của quần chúng. Văn học đại chúng không có quan hệ trực tiếp với lịch sử văn học như là nghệ thuật ngôn từ, nhưng nó là một thành tố của quá trình văn học thế kỷ XIX – XX... Điểm mấu chốt của văn học đại chúng là làm cho người ta được can dự vào văn hóa hiện đại dưới dạng lược gọn, nó đưa ra một thế phẩm cho sự thỏa thuận thẩm mĩ. Thi pháp của nó là rập khuôn nhất là cách tả chân dung và tâm lý nhân vật, ở vần thơ và cốt truyện...” Bàn về Tiểu thuyết đại chúng và đại chúng văn học, nhà phê bình Kiều Thanh Quế (1914-1947) cho rằng: “Đại chúng là bao gồm tất cả hạng dân tầm thường trong một nước… Tiểu thuyết ngày nay cũng nằm trong văn học đại chúng. Tiểu thuyết của đại chúng không thiên trọng về lối phô diễn cầu kỳ. Tánh chất, giá trị của nó là giản dị, đẹp và thật: dùng rất ít lời văn mà tả nên bức tranh linh hoạt đầy thi vị. Đó là yếu tố của đại chúng văn học… Tiểu thuyết đại chúng không vị nghệ thuật mà vị nhân sinh. Vị nghệ thuật là chú trọng ở lời văn. Vị nhân sinh là chú trọng ở hứng thú. Đại chúng là hạng người lao khổ, cả ngày vất vả với sống còn. Một khi được thảnh thơi mó đến quyển tiểu thuyết họ không cần gì hơn được tìm trong ấy một vài hứng thú, để qua những giờ nhàn rỗi vô vị. Tiểu thuyết đại chúng hiện có mấy loại: 1. Trinh thám tiểu thuyết, 2. Lịch sử tiểu thuyết, 3. Võ hiệp tiểu thuyết, 4. Diễm tình tiểu thuyết, 5. Phiêu lưu tiểu thuyết, 6.Giáo dục tiểu thuyết, 7. Xã hội tiểu thuyết” (2). Nhà phê bình cũng cho biết thêm những loại tiểu thuyết vừa kể trên ở Âu Mỹ đều có đủ, đặc biệt là ở nước Anh. Đồng thời Kiều Thanh Quế xếp các tiểu thuyết của Thế Lữ, Phạm Cao Củng vào loại trinh thám; tiểu thuyết Phú Đức vào loại võ hiệp; tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, Lan Khai vào loại lịch sử; tiểu thuyết của Song An, Khái Hưng, Nhất Linh vào loại diễm tình; tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương vào loại xã hội. Những ý kiến của Kiều Thanh Quế cho thấy sự ảnh hưởng của tiểu thuyết đại chúng phương Tây đến nềntiểu thuyết Việt Nam. Và có lẽ Kiều Thanh Quế đã tiếp nhận được các đánh giá phẩmbình của các nhà nghiên cứu phê bình phương Tây để vận dụng vào trường hợp ViệtNam. Tiếc rằng, trong đánh giá xếp loại, nhà nghiên cứu chỉ thiên về các tác giả đất Bắc.Nguyễn Nam Trân trong Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, chương Văn học đạichúng Nhật Bản hiện đại cho biết: “Từ điển Kôjien của Nhật định nghĩa văn học đại chúng như một hình thức đối lập với văn học thuần túy và nhắm quần chúng độc giả bình dân. Như vậy, văn học đại chúng có nghĩa định lượng hơn định tính, nhằm chỉ một lớp người khá thuần nhất về mặt văn hóa, không có đặc tính gai cấp và hầu như cấu thành bởi lớpngười trung lưu, chiếm đa số trong xã hội Nhật giai đoạn kỹ nghệ hóa. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dùng khái niệm “văn họcthông tục” hay “tụcvăn học” để chỉ bộ phận văn học có tính bình dân, đại chúng, đối lập với bộ phận văn học chính thống bác học. Về thể loại, văn học thông tục Trung Quốc bao gồm: dân ca, ca dao,truyền thuyết, truyện cười, câu đố, khúc, các loại tiểu thuyết thông tục, giảng sử, thoại bản, v.v… 2. KIỂU NHÀ VĂN – KÍ GIẢ NHƯ MỘT HIỆN TƯỢNG Nhà văn – kí giả như một hiện tượng được như là người chuyên sáng tác ra các tác phẩm văn học, đã có tác phẩm được công bố và ít nhiều được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm. Nhà văn – kí giả, tuy thường được hiểu là người sáng tác ra các tác phẩm văn xuôi, tuy nhiên khái niệm nhà văn vẫn có độ mở nhất định khi bao gồm cả những thể loại văn học như thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, kịch bản văn học. Dựa trên khuynh hướng sáng tác, loại thể chuyên sáng tác của từng tác giả văn học, nhà văn có thể được xếp vào các vị trí khác nhau như nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà soạn nhạc kịch, sử gia, ký giả, nhà báo, nhà viết kịch bản phim, v.v. ký giả Nhà viết báo. | Người viết ký sự.Phóng sự, một thể loại của ký, là trung gian giữa văn học và báo chí. Phóng sự khác với thông tấn ở chỗ nó không chỉ đưa tin mà còn có nhiệm vụ dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, phóng sự nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật, nhưng nội dung tự sự thường không dựa vào một cốt truyện hoàn chỉnh 1. Mối quan hệ văn học và báo chí - Nhà văn là nhà văn hóa nên nhà văn kí giả ra đời xuất hiện trong bối cảnh cụ thể trương vĩnh ký là văn hóa đầu tiên có nhiêm xây dựng nền văn học ngữ cho nên và bóa chí trước 1945 hai con người trong một - Ưu điểm nhà van ky có năng lưc quan sát dời sống,ngôn ngữ dành cho công chúng có tính hiện đại hóa công viết văn phong quốc ngư , quat sat các vấn đề có ưu the ngôn ngư tính đại chúng hóa cao - Có những nhà văn - Nhược diem; tùy từng lớp và thế hệ nhà van - Nhà văn ky giả chú trọng đến tính thoi su nên ko có tác phâm có giá tri lơn sống lâu dai trừ vu trong phung - Nhà hoạt văn hóa nên tinh hoa chia nhiều mảng đề tài - Những thành viên của Tự Lực Văn Đoàn là những nhà báo: - các tác phẩm đầu tiên của văn học hiện đại đến được với công chúng chủ yếu thông qua báo chí - Xét nghề nghiệp bấy giờ không có sự phân biệt rõ rệt giữa nhà văn và nhà báo. Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ Bằng, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính… những người mà hậu thế tưởng sinh ra để viết tuỳ bút tiểu thuyết, làm thơ thuần tuý – thật ra đều bắt đầu sự nghiệp bằng nghề ký giả 2 . Sự xuất hiện kiểu nhà văn – ký giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Từ cuối thế kỷ XIX và đặc biệt là sang những năm đầu thế kỷ XX, cùng với phong trào canh tân văn hoá và sự xuất hiện của máy in, của công nghệ sản xuất giấy, chữ quốc ngữ mới thực sự có một vai trò quan trọng và trở thành phương tiện của báo chí và nền văn học mới. Đến lượt nó, chính báo chí và nền văn học hiện đại cùng với nhà in, trường học... đã tác động trở lại khiến cho chữ quốc ngữ phát triển ngày càng mạnh mẽ. Với sự nhạy bén và với tinh thần canh tân xứ sở, các nhà trí thức đã nhanh chóng nhận thấy vai trò quan trọng của chữ quốc ngữ. Họ đã hăng hái cổ vũ cho chữ quốc ngữ với tư cách là một công cụ văn hóa có những tác động tích cực và cơ bản đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc. Công cuộc này đã bắt đầu với lớp trí thức cuối thế kỷ XIX như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản. Thực dân Pháp đẩy mạnh 2 cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1919 - 1929). Cơ cấu XH có những biến đổi sâu sắc: Giai cấp phong kiến mất dần địa vị thống trị. Nông dân bị bần cùng hóa. Tầng lớp tiểu tư sản đông dần lên. Giai cấp vô sản xuất hiện. Giai cấp tư sản ra đời. Xã hội Việt Nam bị phân hóa dữ dội. - Chế độ thực dân nửa phong kiến. - Từ 1940 - 1945, Pháp 2 lần bán nước ta cho pháp xít Nhật. - Đô thị hoá nhanh chóng, xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản, công nhân, dân nghèo thành thị… - Nhân vật trung tâm trong đời sống văn hoá là tầng lớp trí thức Tây học, chịu ảnh hưởng sâu sắc các trào lưu tư tưởng văn hoá văn học phương Tây. - Nhu cầu văn hoá ngày càng cao. Nghề in, xuất bản, làm báo phát triển khá mạnh. Viết văn, làm báo trở thành nghề kiếm sống của các nhà văn- nhà báo. Dù muốn dù không, nhà văn chuyên nghiệp phải sống bằng trang viết của mình. Cho nên, sáng tác văn chương sẽ trở thành một phương tiện, có thể là phương tiện duy nhất, nuôi sống bản thân và gia đình. Thi sĩ Tản Đà từng phải chua chát thốt lên “văn chương hạ giới rẻ như bèo” và tuyên bố “đem văn đi bán chợ trời” còn Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy Cận, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, và nói chung các nhà văn Việt Nam trước 1945 đều thấm thía cái sự thật cay đắng “cơm áo không đùa với khách thơ” Trước khi trở thành những nhà văn nổi họ là những nhà báo, sử dụng ngòi bút để kiếm sống. “Vũ Trọng Phụng gánh trên vai cả gia đình bao gồm mẹ, vợ và về sau là con gái. Lưu Trọng Lư chạy đi chạy về giữa các tờ báo và nhà xuất bản, khiến Xuân Diệu phát sợ và phát ra lời than thở “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Nam Cao từng kể lại việc mình thường chăm chú đi lĩnh nhuận bút về để trả nợ và mua thuốc cho con ra sao trong một số truyện ngắn. Còn nói tới Nguyễn Bính, Tô Hoài cho một câu gọn lỏn: Đó là người làm thơ duy nhất sống được bằng thơ”( Vương Trí Nhàn) - Sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút. Họ đấu tranh chống lễ giáo phong kiến hà khắc để giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân, thể hiện khát vọng sống của con người, không chấp nhận một cuộc sống tù túng, vô nghĩa, nô lệ… Văn học Việt Nam hiện đại đã khởi đầu từ báo chí quốc ngữ latinh - Sự gần gụi giữa văn học và báo chí – đúng hơn là tình trạng văn báo bất phân lúc ấy – bên cạnh mặt hạn chế suy cho cùng lại là nhân tố làm cho báo chí trở nên sinh động và trong số các thể loại văn học, có những thể văn rất gần với báo, tồn tại trước trên mặt báo – như bút ký, du ký, phóng sự: Chuyến đi Bắc kỳ năm ất Hợi (Trương Vĩnh Ký) Như Tây nhật trình (Trương Minh Ký), Hương Sơn hành trình (Nguyễn Văn Vĩnh), Mười ngày ở Huế (Phạm Quỳnh) Một tháng ở Nam Kỳ (Phạm Quỳnh)… - Những năm ba mươi, ký sự phóng sự ra đời ngày càng nhiều. Riêng về phóng sự của Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố với số lựơng rất lớn 3 . Kiểu nhà văn – kí giả như một hiện tượng: - Trên phạm vi thế giới cũng như ở mỗi khu vực, mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có từng giai đoạn, từng thời kỳ, thời đại lịch sử với những hiện tượng văn học và trào lưu văn học khác nhau - những nhà văn nổi tiếng Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Ðạo, Thạch Lam trong Tự Lực Văn Ðoàn đều là cột trụ của báo Phong Hóa. Tiểu thuyết Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng và Ðoạn Tuyệt của Nhất Linh được khởi đăng đầu tiên ở báo Phong Hóa. Trước đó Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, những người có công phát triển chữ quốc ngữ thành phương tiện truyền thông hữu hiệu và góp phần đáng kể vào việc khởi đầu hình thành nền văn chương mới của Việt Nam, cũng như những người kế tiếp là Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, được coi là những nhà văn hóa, đều là những nhà báo - Trải qua gần một đời người viết văn, làm báo, có rất nhiều tác phẩm văn học thành công nhà văn Tô Hoài đã nhận định “Nếu không làm báo tôi đã không thể trở thành một nhà văn”. Còn nhà báo - nhà văn Tam Lang Vũ Đình Chí tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Tôi kéo xe”, “Giọt lệ sông Hương”, “Đời Hoàng Oanh” đã có nhận định về thế hệ những người cùng thời rằng: “Làm văn, viết báo là hai chữ dính liền nhau như hình với bóng, không một người nào say mê làm báo mà không viết văn”, hay nói như Vũ Bằng: “Người viết báo (lúc đó) nói thực ra là làm văn chứ không phải làm báo”. Các ông đều thừa nhận có sự giao lưu của cả văn và báo trong chính con người của mình. Các cây bút trong giai đoạn này vừa viết văn, vừa làm báo, họ đã dốc sức cật lực vào hoạt động sáng tác. - Riêng trong giai đoạn 1932 - 1945, cả nước có khoảng 200 tờ báo, tạp chí, hầu hết báo chí trong giai đoạn này đều thiên về mặt văn chương. - Bên cạnh những loại bài thông tấn, các tờ báo và tạp chí đều đăng tải các tác phẩm thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, ký. - Với những tên tuổi như Tản Đà, Phan Khôi, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng… 3. KẾT LUẬN - Có thể nói văn là văn, báo là báo, khác nhau trong phương pháp, cách thức tiếp cận, khác nhau trong chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực nhưng chuyện nhà văn làm báo, nhà báo viết văn là một thực tế khách quan. - Quan hệ giữa báo chí và văn chương càng trở nên khăng khít trong sự tương hỗ. Báo chí nhờ thêm sức mạnh của văn chương để lôi cuốn người đọc. Còn văn chương, cũng nhờ báo chí mà thêm điều kiện phát triển. - Ở buổi đầu này, báo chí là nơi làm giàu kho tàng ngôn ngữ và tạo giúp cho văn chương dễ dàng hơn trong việc chuyển ngôn ngữ từ phạm trù trung đại mang tính chất bác học, ước lệ sang phạm trù hiện đại lấy ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ đời thường làm nền tảng. Báo chí là nơi các nhà văn luyện bút bởi phần lớn tác phẩm ra đời trong thời kỳ đầu của nền văn học hiện đại đã được báo chí công bố trước khi in thành sách ở nhà xuất bản. Báo chí là nơi đăng tải các tác phẩm văn chương - Vì ranh giới giữa nhà văn và nhà báo thường trùng hợp, xen kẽ với nhau, một số người cho văn chương và báo chí nói theo kiểu của Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiểu là “tuy hai mà một,” “tuy một mà hai. - Với đà phát triển và lớn mạnh mau lẹ của báo chí, việc phân biệt giữa nhà báo, nhà văn càng khó hơn nữa khi sang thế kỷ 20 báo chí trở thành phương tiện truyền thông đại chúng, một món ăn tinh thần hàng ngày trong xã hội.

SC Lương Ân (Gái) soạn

[Trở về]
Các bài viết phản hồi
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
 
Các tin tức khác
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2025
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này