1. PHẦN LÝ THUYẾT
-Khái niệm hiện tượng văn học:
Hiện tượng văn học là loại sự kiện văn học có tính chất khác thường gây ấn tượng rõ rệt, tác động lên công chúng văn học, thu hút sự chú ý của công chúng và giới phê bình văn học.
VD: Thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học. Sự kiên thơ Hồ Xuân Hương rất khác lạ. Tuy là thể thơ đường thất ngôn bát cú, nhưng đầy chất giễu cợt mỉa mai, thanh tục khó phân luôn khiêu khích tâm lý tiếp nhận của người đọc, gây xôn xao làng văn học.
- Xu hướng hiện đại hóa văn học
Là xu hướng phát triển làm sao cho văn học Việt Nam trở nên hiện đại, có thể sánh vai với văn học thế giới.
· Quốc ngữ hóa văn học
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, để phát triển xu hướng hiện đại hóa văn học, vấn đề đặt ra cần phải Quốc ngữ hóa nền văn học nước nhà, làm cho văn học chở thành văn chương Quốc ngữ. Các tác phẩm văn học Hán Nôm, chỉ có các Nho sĩ mới hiểu được, nay đều chuyển tải qua chữ Quốc ngữ để công chúng có thể đọc. Các sáng tác bằng chữ Quốc Ngữ ra đời, nền văn học từng bước được quốc ngữ hóa.
· Đại chúng hóa văn học
Từ chỗ chỉ là món tiêu khiển tinh của các tao nhân mặc khách, là phương tiện truyền tải đạo lý thể hiện ý chí của giới Nho gia, văn học chuyển qua Quốc ngữ trở thành món ăn tinh thần của cả đại chúng. Văn học được quốc ngữ hóa nói bằng thứ âm ngữ của chính dân tộc mình, công chúng dễ dàng nghe, đọc và tiếp nhận.
· Chuyên nghiệp hóa văn học
Khi xã hội tiến bộ các ngành phải có sự phân công một cách rõ ràng. Văn học không thể mãi là thú tiêu khiển nói chí nói đạo nữa mà là một chuyên ngành văn hóa nghệ thuật. Ai có khả năng sáng tác có thể chuyên tâm đi theo con đường sáng tác, được các nhà xuất bản hỗ trợ, có đủ điều kiện để luôn luôn trao dồi, phát triển tài năng sáng tác của mình
· Hiện đại hóa văn học
Là sự thoát khỏi hệ thống văn học Trung đại dày đặc tính ước lệ và có quy phạm chặt chẽ để xây dựng một hệ thống thi pháp mới:
1.Vượt qua tính uyên bác cách điệu hóa: Không phải là kiểu tích cú tầm chương của văn học Trung Đại với hàng loạt các điển tích điển cố khó hiểu khó nhớ, thay vào đó sự sáng tạo với vốn hiểu hiết sâu rộng và tư duy mang tính triết lý cao.
2.Phá bỏ tính sùng cổ với cả một hệ thống các tiêu chuẩn, quy ước đã chuẩn mực đánh giá cho các giá trị đời sống: Nói đến vua hiền phải ví như Nghiêu, Thuấn; nói đến sức mạnh phải nói như Hạng Vũ; nói đến trí tuệ phải kể như Gia Cát,... Cả đời phấn đấu chỉ để cố cho bằng được cổ nhân, cho nên không bao giờ vượt qua cái bóng cổ nhân để có sự sáng tạo mới mẻ của riêng mình. Đã đến lúc phải đưa văn học thoát ra cái cực đoan này, để tránh sự nhàm chán khô cứng, nhất phiến xưa nay.
Bước đầu văn học phải thay đổi về mặt nội dung tư tưởng cũng như mục đích sáng tác. Sau đó có những tìm tòi sáng tạo về mặt nghệ thuật, đặt nền móng xây dựng hệ thống thi pháp hiện đại.
- Mối quan hệ giữa văn học và báo chí
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với sự xâm chiếm đất nước, Thực dân Pháp bắt đầu xâm nhập vào nền văn hóa nước ta. Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta, các tờ báo ra đời,... văn học bắt đầu tiếp nhận luồng sinh khí mới. Chữ Quốc ngữ xuất hiện, cùng với sự phát triển của báo chí thì văn học cũng phát triển và ảnh hưởng sâu sắc đến nhau.
Mối quan hệ đặc biệt, kì diệu của văn học và báo chí chính là sự tương tác mới mẻ giữa sáng tác và thưởng thức, giải trí, “tiêu thụ” khi văn chương mang tính chất “hàng hóa”. Các nhà văn bắt đầu sáng tác theo thị hiếu người đọc và còn theo đơn đặt hàng của các tờ báo. Các tác phẩm văn học sáng tác ra được đăng tải trên các báo, mau chóng đến với người đọc và đem lại nhuận bút cho tác giả. Báo chí chính là niềm khích lệ lớn lao cho người viết hưng phấn, say mê tìm tòi sáng tạo nghệ thuật. Báo chí được in ấn phát hành rộng khắp, đưa tác phẩm văn học đến với bạn đọc mau chóng, cũng ngay lập tức có những phản hồi của công chúng về với tác giả. Lúc này công chúng bạn đọc có sự chi phối lớn lao đến các tác giả khiến cho ngòi bút ngày càng phải tinh tuyển hơn, mới lạ hơn. Như vậy báo chí góp phần rất quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học.
Tuy nhiên văn học cũng đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của báo chí. Ngoài việc là một phần đời sống của báo chí thì văn học cũng củng cố thêm một số thể loại phục vụ cho báo chí như phóng sự, bút ký, tùy bút,... với các nhà văn ký giả xuất hiện, làm cho mối quan hệ giữa văn học và báo chí gắn bó mật thiết với nhau thúc đẩy nhau phát triển lớn mạnh.
- Các loại hiện tượng văn học
2 PHẦN BÀI TẬP CỦA CÁC NHÓM
- Hiện tượng văn học Quốc ngữ Nam Bộ
+ Chặng đường phôi thai của văn học quốc ngữ Nam Bộ bắt đầu là khi văn học được dịch và phiên âm ra chữ quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ bắt đầu được phổ cập, những tác giả có công mở đầu là Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản. Các tác phẩm tiêu biểu như: Chuyện đời xưa, Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi,... của Trương Vĩnh Ký; Thày Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản;... Văn học Quốc ngữ Nam Bộ dùng lối văn xuôi đậm tính đời thường cho mọi người dễ hiểu, chọn cách nói bằng tiếng An Nam cho mọi người đều nghe, làm nên đặc trưng riêng của một thời kỳ
+ Qua nhữngthập niên đầu thế kỉ XX: Khu vực Nam Kỳ đã có sự tiên phong, khởi sắc với nhiều thành tựu ưu trội của văn học quốc ngữ (tiểu thuyết đăng báo, tách tập rất phong phú về thể tài); Tiểu thuyết phong tục, đạo đức xã hội của HBC; Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử; Tiểu thuyết nghĩa hiệp, trinh thám của Phú Đức, Nguyễn Chánh Sắt; Tiểu thuyết ái tình của Lê Hoằng Mưu; sự xuất hiện của nhà văn ký giả, nhà văn nữ lưu (Sương Nguyệt Anh, Đạm Phương nữ sĩ, Cẩm Tâm,…).
VD: Trường hợp Hồ Biểu Chánh (U tình lục, Ai làm được?, Chúa tàu Kim Quy, Ngọn có gió đùa, Cha con nghĩa nặng,…);Trường hợp Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp kỳ duyên; Trinh hiệp lưỡng mỹ)
+ Tới chặng đường hội nhập với xu thế phát triển chung của văn thơ cả nước. Khi Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ra đời rồi tiếp theo một loạt các tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn,... Từ 1992 văn học Quốc ngữ Nam Bộ trở thành một bộ phận máu thịt của văn học Việt Nam tiếp tục phát triển giá trị của mình với các hiện tượng nổi bật sau: Mở đầu cho phong trào thơ mới, Phan Khôi với bài thơ Tình già đăng trên tạp chí Phụ nữ tân văn được sự hưởng ứng của rất nhiều nhà thơ tiến bộ như Nữ sĩ Manh Manh, Lư Khê, Nguyễn Thị Kim, Đào Trinh Nhất; Thơ mới bắt đầu khơi nguồn, nhóm tác giả nữ lưu cũng hình thành và phát triển.
- Hiện tượng văn học Thơ mới
Bắt đầu với bài Tình già của Phan Khôi thơ mới xuất hiện như một sự tấn công mạnh mẽ của văn xuôi vào thơ. Thơ mới với các tác giả tiến bộ lên tiếng đấu tranh áp đảo thơ cũ. Khi những bài thơ mới độc đáo của Thế Lữ và Nguyễn Nhược Phát ra đời thì thơ mới đã dành thắng lợi. Thơ mới theo Hoài Thanh định nghĩa là thể thơ tự do có nội dung tư tưởng hình thức mới mẻ riêng của nó.
+ Thơ mới là tiếng nói của cái tôi cá nhân, phá bỏ hệ thống ước lệ, phi ngã truyền thống, cảm nhận cuộc đời bằng cặp mắt cá thể cá nhân độc đáo tươi mới, rà soát và kiểm chứng lại mọi giá trị đời sống. Vì thế thơ hiện đại xuất hiện muôn màu muôn vẻ với mọi phong cách khác nhau.
+ Thơ mới phát triển rực rỡ với hàng loạt tác giả lớn xuất hiện: Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử,... mỗi người đều có phong cách riêng. Các thể thơ mới sôi nổi phát huy nhưng bắt đầu có sự làm hòa kế thừa tinh hoa của thơ cũ để đạt đến thành tựu đỉnh cao.
+ Sau một thời gian phát triển rực rỡ cái tôi lãng mạn độc đáo của thơ mới bắt đầu vấp phải sự bế tắc, siêu hình, điên loạn rồi chuyển qua một giai đoạn mới: những bài Thơ điên của Hàm Mặc Tử, Vũ trụ ca của Huy Cận,...
Tuy nói về nỗi buồn quá nhiều, cái tôi trong thơ mới giai đoạn này là cái tôi ủy mị bế tắc, nhưng đó cũng là tinh thần chung của thời đại. Thơ mới đã đem lại một cuộc cách tân sâu sắc có ý nghĩa quyết định trong việc hiện đại hóa văn học Việt Nam. Đóng góp lớn lao của nó là đưa ra những phương thức thể hiện mới mẻ, giải phóng cái tôi cá nhân, mở ra những suy tư mới lạ độc đáo làm nên cuộc cách mạng thơ ca trong Văn học.
- Hiện tượng nhà văn ký giả
Khi báo chí và văn học có mối tương quan chặt chẽ cùng phát triển thì nhà văn ký giả cũng hình thành.
- Hiện vượng nhà văn nữ lưu
Nhà văn nữ lưu trong giai đoạn này xuất hiện thành một hiện tượng văn học. Nhiều tác giả nữ ra đời, hoạt động sôi nổi hiệu quả, có nhiều sáng tác đóng góp quan trọng cho nền văn học như: Sương Nguyệt Anh, Đạm Phương nữ sĩ, Cẩm Tâm,... Do quan niệm xã hội thay đổi, vai trò của người phụ nữ trong xã hội đã khác. Cả một thời kỳ lâu dài Nho giáo phong kiến kiềm chế người phụ nữ về mọi mặt văn hóa đời sống tư tưởng. Đến thời kỳ này phụ nữ được quyền tự do nói lên tiếng nói đòi quyền phụ nữ, đòi hỏi khát khao đời sống hạnh phúc riêng tư,...
Họ được đi học, được tự do phát triển khả năng, năng khiếu, và các nhà văn nữ xuất hiện cất lên tiếng nói của mình. Không ai có thể hiểu phụ nữ bằng phụ nữ, Tự hát của Xuân Quỳnh đã thể hiện những ngóc ngách thầm kín không ai có thể nói thay được của người phụ nữ. Tạp chí phụ nữ tân văn đã thể hiện sự tự tin mạnh mẽ, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực của phụ nữ nói chung và của nữ văn nghệ sĩ nói riêng.
-Hiện tượng văn học Tiểu thuyết phóng sự
Tiểu thuyết phóng sự là Chất phóng sự trong tiểu thuyết xuất hiện trên phương diện cả về nội dung và hình thức.
+Tính chính luận có khuynh hướng phơi bày thực trạng xã hội trong tác phẩm văn học. VD: Giông tố của Vũ Trọng Phụng đậm đặc chất phóng sự, đưa vào tác phẩm những hiện trạng có thật trong xã hội đương thời...
+Tính cấp thời tươi mới của vấn đề sự kiện được tập trung đề cập trong tác phẩm. Tác phẩm Vỡ đê hướng đến nạn khủng hoảng kinh tế năm 1983...
+ Tính xác thực, sống xít của của tư liệu tình tiết sự kiện được đưa vào trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Có nhiều tình tiết được lấy từ các mẩu tin báo chí làm nổi bật tính hiện thực: VD: Mẩu tin báo ca ngợi nghĩa cử cao đẹp của Nghị Hách trong tác phẩm Giông Tố.
+Về nghệ thuật Tiểu thuyết có sử dụng các điểm nhìn trần thuật giống như phóng sự. Có kiểu điểu tra, khám phá sự kiện tạo sắc thái hư cấu giống như phóng sự. Cách diễn ngôn cũng mang chất phóng sự, ngôn ngữ nghệ thuật với lời nhân vật, nhân chứng có sự hòa diệu đan cài vào nhau, tăng cường tả chân hiện trạng đời sống. Do đó tiểu thuyết mang đậm giá trị nhận thức, gia tính chiến đấu và hiệu lực của tiếng nói cảnh báo xã hội
Như vậy tiểu thuyết đã chắt lọc tinh hoa phóng sự làm tăng chất tự sự của mình, hoàn thiện thể loại tiểu thuyết ở một phong cách mới.
+ Ngược lại Phóng sự cũng đã vận dụng kỹ thuật tiểu thuyết, dùng thủ pháp hư cấu để thâu tóm bản chất sự việc cần đề cập đến. Nhờ kỹ năng này hiện thực đời sống mà nhà phóng sự quan sát được đã được cấu trúc lại cho điển hình hơn, tiêu biểu hơn, khiến cho người đọc có thể nắm bắt rõ ràng hơn, hiểu sâu xa cặn kẽ hơn. Cũng nhờ đó mà Phóng sự thể hiện được phong cách riêng của mỗi cá nhân, tăng sức hấp dẫn, nâng cao giá trị thẩm mỹ và hiệu quả nhận thức của thiên phóng sự.
|