Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
22:19, Tuesday.April 29 2025
Tài Liệu Học Tập [Trở về]
BÀI THAM KHẢO MÔN CÔ VÂN
Cập nhật : 01/04/2014 - Đã xem : 12,488 lần

 

            Tổ 1 tải về tại đây                  

         ĐỀ TÀI

 TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG QUỐC  ÂM THI TẬP  CỦA NGUYỄN TRÃI

             TỔ 3

A.  LỜI MỞ ĐẦU

B.        PHẦN NỘI DUNG             

I -  TIỂU SỬ NGUYỄN TRÃI

            II – SƠ LƯỢC TÁC PHẨM QUỐC ÂM THI TẬP

           III – TÌM HIỂU VỀ TINH THÂN NHÂN VĂN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI

                    III .1. Vẽ đep con người với những giá trị tinh thần

                                     -  Con người sảng khoái

                                     - Tình yêu thiên nhiên

                                    - Tinh thương đối với nhân dân

        III 2. Tinh thần ưu dân ái quốc

        III.3. Hướng đến tu dưỡng đạo đức

C.   PHẦN KẾT LUẬN

                              

A.  LỜI MỞ ĐẦU

           Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hoá xuất sắc, một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà ngoại giao thiên tài, một nhà thơ lớn, một nhà lý luận văn nghệ kiệt xuất. Ông là người trí thức từ tinh hoa của dân tộc. Ông đã để lại cho hậu thế một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ. Ông là một trong những tác giả viết nhiều nhất thời trung đại ViệtNam. Trong sự nghiệp sáng tác của ông tư tưởng về chính trị; quân sự; đạo đức; giáo dục; mỹ học...Tư tưởng  "Nhân  văn" được xem là nội dung cốt lõi được thể hiện qua hàng loạt các tác phẩm văn chương trong đó có Quốc âm thi tập. Nhân văn đã trở thành một truyền thống, phẩm chất đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, trở thành biểu tượng của cái đẹp, cái cao cả và cái thiện. Đó là sự thể hiện tư tưởng yêu nước, yêu hòa bình và lòng nhân đạo không chỉ có ở Nguyễn Trãi mà của cả dân tộc Việt Nam.  Đọc toàn bộ những tác phẩm để đời của ông cũng đủ kết luận rằng ông cũng chính là một nhà thơ, nhà văn lỗi lạc của dân tộc ta lúc bấy giờ và tác phẩm “Quốc âm thi tập” với tinh thần nhân văn được coi như là án văn bất hủ của dân tộc thế kỷ XV.Quốc âm thi tập là một minh chứng xứng đáng cho tinh thần dân tộc đầy tự hào về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nền văn học đặc sắc của mình. Với 254 bài, tập thơ lại tập trung biểu hiện tâm trạng muốn sống đời ẩn dật, thanh nhàn, hòa mình vào thiên nhiên nơi quê cũ thân thuộc, nhưng vẫn hàm chứa lòng ưu ái đầy khí phách trong văn thơ Nguyễn Trãi.

B.   PHẦN NỘI DUNG

I – TIỂU SỬ NGUYỄN TRÃI

   Nguyễn Trãi(阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã , Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3]

 Ônglà khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.

      Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam, ông cũng là danh nhân văn hoá của Việt Nam và thế giới [1].

II – SƠ LƯỢC VỀ QUÓC ÂM THI TẬP
           Quốc âm thi tập bao gồm 254 bài, được viết ở nhiều thời điểm khác nhau trong lúc nhà thơ về trí ẩn ở Côn Sơn. Với sự ra đời của tập thơ này, nó đã khẳng định dứt khoát sự tồn tại trong thực tế dòng văn học tiếng Việt. Từ đây dòng văn học chữ Nôm sẽ phát triển song song với dòng văn học chữ Hán, làm cho văn học dân tộc phát triển phong phú, toàn diện và mạnh mẽ hơn.

            Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục: Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm thú môn (7 bài). Đây là tập thơ nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay[71]. Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam[72]                                    

III – TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP

       III.1Khái niệm về nhân văn:

Trong truyền tư tưởng của người Việt Nam, tư tưởng nhân văn là một trong những tư tưởng cốt lõi phản ánh vào đó một hệ thống các quan điểm về triết lý nhân sinh, triết lý xã hội, triết lý chính trị, triết lý quân sự, triết lý ngoại giao,... Tư tưởng nhân văn đạt đến một bước phát triển mới ấy đã được thể hiện trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Cũng chính tư tưởng nhân văn mà Nguyễn Trãi đã phát triển ấy từ truyền thống tư tưởng nhân nghĩa trong văn hoá Trung Hoa đã góp vào việc nâng tầm tư duy truyền thống của người Việt Nam hướng đến chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả.

Nhân văn, nhân bản, nhân loại là những khái niệm liên quan với nhau và đều biểu hiện vấn đề chung: tính nhân loại, tính đồng loại

Nhân bản: nét nghĩa cơ bản là lấy con người làm gốc, làm trọng;

Nhân văn, lấy con người làm trung tâm, tôn trọng và đề cao nhân cách con người với tư cách con người xã hội;

Nhân loại: tính người, đề cao phẩm giá con người trong tính cộng đồng, tình đồng loại của nó. Tức là những phẩm giá cao cả, phổ quát nhất. Nhờ những phẩm giá này mà con người liên kết lại với nhau, thông hiểu nhau và sẵn sàng giúp đớ, tương trợ nhau

            Tư tưởng “Nhân” xuất hiện rất sớm trong truyền thống triết học Trung Hoa. Những tư tưởng và những quan điểm khác nhau về nhân nghĩa phản ánh đời sống tinh thần của người Trung Hoa, và những quan điểm này cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng truyền thống phương Đông nói chung trong đó có tư tưởng truyền thống của dân tộc Viêt Nam nói riêng trong mọi giai đoạn lịch sử đến nay.  Thế gian nhờ có nhân mà có, vạn vật nhờ có nhân mà sinh, quốc gia nhờ có nhân mà tồn tại, lễ nghĩa nhờ có nhân mà được dựng ra.

“Văn” là vẽ đẹp. Nếu “nhân bản” lấy con người làm gốc, “nhân đạo” là đường đi của con người, thì “ nhân văn” chính là vẽ đẹp của con người. Nếu dịch từ thuật ngữ nước ngoài “Humanism” thì tùy theo trường hợp và mục đich sử dụng. nó có thể là “Chủ nghĩa nhân bản” khi thiên về phạm trù triết học bản thể, “Chủ nghĩa nhân đạo” thiên về phạm trù đạo đức và “ Chủ nghĩa nhân văn” khi thiên về phạm trù văn hóa. Ở đây , ta có thể sử dụng khái niệm “Nhân văn”  nó thuộc phạm trù văn hóa vì ta đang nói đến sự thể hiện vẽ đẹp của con người trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi

       III.2. TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP

     Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi được hình thành từ một hệ thống các quan điểm của triết lý nhân sinh, triết lý xã hội, triết lý chính trị, triết lý quân sự, triết lý ngoại giao,. . . và là tất cả những triết lý trong một thể thống nhất ấy lại được bao trùm bởi cả một vũ trụ quan ông. Như vậy, tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự thống nhất giữa đạo trời và đạo người thể hiện chung ở chủ nghĩa nhân đạo. Hệ thống các quan điểm trong tư tưởng của Nguyễn Trãi là kết quả của sự kế thừa quan điểm triết học truyền thống phương Đông nói chung, của dân tộc nói riêng. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã trở thành một tư tưởng nhân văn tiêu biểu nhất của truyền thống tư tưởng dân tộc, bởi nó chính là sự hội tụ những tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc truyền lại, rồi tiếp tục lưu chảy trong truyền thống tư tưởng nhân nghĩa của người Việt Nam sau này.Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của ông. Nó không chỉ được biểu hiện rõ nét nhất trong các quan điểm của Nguyễn Trãi về lòng thương người, an dân, trừ bạo, về đức hiếu sinh, mà còn được thể hiện trong các quan điểm của ông về đường lối chính trị, về nhân dân và về một xã hội thái bình.

         Nội dung nhân văn trong thời Trung đại của thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi nhằm đề cao vẽ đẹp của người trí thức nho sĩ tích cực dấn thân và đầy ý thức trách nhiệm đối với đất nước, nhân dân và triều đại. Đó ũng là hành động không mệt mỏi cho việc thực thi và duy trì đạo lý nhân nghĩa, hiếu trung.Đọc Quốc âm thi tập, chúng ta dễ nhận ra ngay thái độ chủ động chấp nhận tình thế của tác giả vốn quen cảnh sống thôn dã nghèo nàn, thanh bạch mà hồn nhiên, khoáng đạt. Nhà thơ coi đó là đời sống hợp quy luật, thuận đạo trời

                       “Cũng đạt xem hay nay có mệnh

                          Đời cơ tạo hóa mặc tự nhiên.

Cảnh sống “tự nhiên” mang lại phong thái thanh nhàn, tự tại cho người… “Một phút thanh nhàn trong thưở ấy,

                Thiên kim ước đổi được hay chăng"

             III.2.1   Vẻ đẹp về những giá trị tinh thần  như : tính sảng khoái yêu thiên nhiên.

Chính trong bối cảnh tự do tự tại ấy, đã xuất hiện những vần thơ lâng lâng sảng khoái:

“Nước dưỡng cho thanh, từ thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải, lãnh ương hoa

Trong khi hứng động vừa đêm tuyết

Ngâm được câu thần, đặng đặng ca

Láng diềng một áng mây bạc

Khách khứa hai ngàn núi xanh

Có thuở biếng thăm bạn cũ

Lòng thơ nghìn dặm nguyệt ba canh

Hàng chim ngủ khi thuyền đỗ

Vầng nguyệt lên thuở nước cường

Mua được thú nhàn trong thưở ấy

Thế gian hay một khách văn chương”

                - Về tính sảng khoái

                 Thật vậy, Ức Trai tiên sinh đã thể hiện tính sản khoái của mình trong thời gian ở ẩn ở Côn sơn, cũng từ đó mà Quốc âm thi tập được ra đời

                               “Lão thểu chưa nên tiết trượng phu

                               Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho”

              Ông muốn trở thành là kẻ trương phu tức những người có tiết tháo, chỉ làm những việc hợp nghĩa, dù cùng khốn cũng không đổi lòng, giàu sang cũng không mê đắm, uy vũ không thể khuất phục được. Do đó trước sự tranh chấp trong triều đình , ông đã lui về ở ẩn, dù cuộc sống có đạm bạc, không cân đai áo mão cũng là niềm vui, tránh được tiếng thị phi của bọn nịnh thần :

                                  “An trúc hiên cài ngày tháng qua

                                  Thị phi nào đến cõi yên hà

                                  Bữa ăn dù có dưa muối

                                  Á mặc nài chi gấm là”

            Để từ đó ông có thể hoàn thành nhân cách của mình :

                                  “Dễ hay ruột biển sâu cạn

                                  Khôn biết lòng người ngắn dài”

       Từ đó NguyễnTrãi muốn bài tỏ điều mình muốn nói ở đây là. Do sự tu luyện của mình mà nay đã đạt được đến chỗ đại ngu. Cái ngu của Thánh nhân là đại trí “Đại trí nhược ngu”. Đây không phải là cái ngu thường tình mà là cái ngu của bậc Thánh do sự hoàn thiện của tinh thần.

                    - Về lòng thương người

               Vẽ đẹp được thể hiện bởi  lòng thương người, tình người, sự chân thành, sự khoan dung độ lượng, Nguyễn Trãi không chỉ dạy cho mọi người hiểu và làm điều nhân nghĩa, mà tư tưởng nhân nghĩa của ông còn là phương tiện tốt nhất để thuyết phục kẻ thù, cảm hóa những kẻ lầm đường, thu phục lòng người. Đây là nét độc đáo trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, gọi là chiến lược “tâm công”, nghĩa là “đánh vào tấm lòng bằng tấm lòng”.

                        “Thủy chung mỗ vật đều nhờ Chúa

                        Động tĩnh nào ai chẳng bởi thầy

                        Hỷ nộ cương nhu tuy đã có

                        Lễ nhân lễ tín mựa cho khoay”

                - Về tình yêu thiên nhiên

              Thiên nhiên trong Quốc âm thi tập vừa mang vẻ đẹp thanh tao, cao nhã, vừa mang vẻ đẹp chân chất, đơn sơ, bình dị của làng quê Việt Nam. Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh vật đất nước với tấm lòng tin yêu, rộng mở và gợi nhiều thi hứng dạt dào. Song không chỉ đơn thuần miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Trãi còn gửi gắm tấm ân tình của mình ở đằng sau nó. Những bài thơ ấy đều ẩn chứa một dấu hỏi về trách nhiệm, bổn phận của con người trước cuộc đời. Đó chính là tâm huyết của một bậc anh hùng cứu quốc, một bậc triết nhân suốt đời “âu việc nước”:

 

“Bui có một niềm chăng nỡ trễ

Đạo làm con lẫn đạo làm tô”i.

(Ngôn chí, bài 1)

   Tình cảm đối với thiên nhiên cũng thể hiện lòng sảng khoái của ông, như yêu trúc vì đốt trúc cũng có nghĩa là tiêt tháo, không thay đổi :

                        “Hoa liễu chiều xuân cũng hữu tình,

                        Ưa mi vì bởi tiết mi thanh

                        Đã từng có tiếng trong đời nữa

                        Quân tử ai chẳng mảng danh”

                Ưa trúc thì cũng thích mai vì tiết sạch hơn người như quân tử đối với tiểu nhân

                         “Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi

                         Ưa mi vì tiết sạch hơn người

                         Gác Đông ắt đã từng làm khách

                         Há chẳng Bô tiên kết bạn chơi” 

            . III2.2.  Tinh thần ưu dân ái quốc

Tư tưởng ưu dân ái quốc gắn liền với nhau, nhân đạo, nhân nghĩa, hòa bình.  Với Nguyễn Trãi khái niệm về dân ông có một cách nhìn tiến bộ đó là những con người xây dựng nên đất nước này, họ là người tạo ra của cải, đem lại sự sống cho con người “Ăn lôc đền ơn kẻ cấy cày”(BKCG,XIX).  Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi với nhân dân, hòa mình vào nhân dân, nên ông đã nhìn thấy những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân và tin vào sức mạnh vĩ đại của nhân dân. Yêu nước, thương dân là nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi, đối với Nguyễn Trãi, nhân dân là một lực lượng to lớn, có sức mạnh:nhân dân có vai trò quyết định. Vì thế, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đậm đà, sâu sắc, mang nhiều nét độc đáo, rất gần gũi với nhân dân. Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân, và cứu nước là để cứu dân, đem lại thái bình cho dân, cho mọi người.

                           “ Trung cần há nỡ trại cân xưng

                            Nhiều thánh hiền xưa kiếp đã từng

                            Tước thưởng càng ngày càng dõi chịu

                            Ân thăng một bước một phen mừng

                            Ở đài các giữ lòng Bao Chửng

                            Nhậm tướng khanh thìn thói Nhị Trưng

                           Khóng khảy thái bình đời thịnh trị

                           Nghiệp khai sáng tựa nghiệp trung hưng”

            Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu. Theo Nguyễn Trãi, một đất nước thái bình sẽ là đất nước có cuộc sống phồn vinh, tươi đẹp; đồng thời, có sự hoà thuận, yên vui với các nước khác.

                    III.3Hướng đến tu dưỡng đạo đức

                Nguyễn Trãi quan tâm đến việc tu dưỡng đạo đức coi đây là một việc quan trọng trong việc phục vụ nhân dân.

Với tư tưởng “ Văn dĩ tải đạo” nhưng đạo của nhà thơ chở đến không phải là một vấn cao siêu xa lạ mà đó chính là đạo đức truyền thống củ dân tộc.giáo dục thế hệ sau thường không sống xa  hoa, lãng phí chạy theo nhu cầu vật chất

“Xa hoa lơ đãng nhiều hay ít

Hà hiện âu đương ít hãy còn”

 

Khuyên mọi người nên trong đức hơn tài, giữ gìn trung hiếu , cương thường và chuyên tâm học đạo để từ phàm tục đi đến thánh nhân

               “ Khó khăn phú quý học Tô Tần

                 Miễn đức hơn tài được mỗ phân

                  Khoe tiết làu làu học nơi đạo

                 Ở triều khăn khắn chữ trung cần

                 Cõi phàm tục khỏi lòng phàm tục

                  Trung hiếu cương thường lòng đỏ

                  Tự nhiên trọn nghiệp ba thân

           Ông còn dạy những bậc nam tử phải biết đạo làm con và phải biết “tri túc”, không nên xa hoa phung phí , phải biết tiết kiệm tiền của, cơm ăn áo mặc chỉ biết vừa đủ và siêng năng chăm chỉ làm việc :

                                                  “ Nhắn nhủ phô bày đạo cái con

                                                    Nghe lượm lấy lọ chi đòn

                                                   Xa hoa lơ đãng nhiều hay hết

                                                   Hà tiện đâu dương ít hãy còn

                                                   Áo mặc miễn là cho cật ấm

                                                   Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon

                                                    Xưa đà có câu truyền bảo

                                                    Làm biếng hay ăn lở non

Cho nên, để thành một con người có giá trị thì tự con người ấy cần phải tu luyện rèn  đạo đức

“ Khí khăn thì mặc có màng bao

Càng khó bao nhiêu chí mới hào

 

C.   PHẦN KẾT LUẬN.

Thơ văn của ông thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên , nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước , thương dân. Yêu nước gắn với thương dân, việc nhân nghĩa nhằm làm cho nhân dân được sống yên ổn - đó là tư tưởng chủ đạo suốt đời của Nguyễn Trãi. Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những triết lí thế sự sâu sắc mà giản dị ,những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời. Và trong thơ của ông còn tràn đầy tình yêu thiên nhiên , đối với ông thiên nhiên là bầu bạn , là gia đình ruột thịt.

Thơ của Nguyễn Trãi là một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn .Đó là những bài thơ giàu trì tuệ, sâu sắc thấm dẫm trải nghiệm về cuộc đời , được việt bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng, đăng đối một cách cổ điển. Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.

Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc , ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn  trong việc xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc.

      Nhân văn của Nguyễn Trãi có nội dung rộng lớn, đó là sự biểu hiện cho chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và hòa bình. Nhân  văn ở tư tưởng Nguyễn Trãi là đường lối chính trị, là chiến lược cứu nước, dựng nước và còn hơn thế nữa đạt tới một nền tảng của phương pháp luận của tư duy và hành động.Nguyễn Trãi rất xứng đáng được lớp lớp thế hệ người Việt Nam tưởng nhớ và học tập ở Người, lòng yêu nước cao cả, thương dân, yêu chuộng hòa bình, khoan dung độ lượng.

 

TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN VĂN TRONG BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ

 

TỔ VI

DẪN NHẬP

Trong cuộc đời làm tướng, bí quyết thành công của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là biết quy tụ quân mình một đội ngũ nhân kiệt trung thành, dốc hết trí tuệ và xương máu cho cuộc kháng chiến.

Một trong những môn khách nổi tiếng nhất của Trần Hưng Đạo là Trương Hán Siêu - là người đã từng đề xuất với Hưng Đạo vương kế sách “thanh giả” vườn không nhà trống, áp dụng rất thành công cho việc đuổi giặc ngoại xâm. Và, khi nhắc đến tên ông là người ta nhắc đến bài Bạch Đằng Giang Phú, một áng văn chứa chan niềm yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

Để có sự đồng cảm sâu sắc hơn về tình cảm yêu nước và vẻ đẹp nhân văn của Trương Hán Siêu thể hiện trong bài phú đặc sắc này. Kính mời cả lớp cùng lắng nghe và chia sẻ bài phân tích của Nhóm 6 chúng con qua đề tài: “Tư Tưởng Yêu Nước và Nhân Văn Trong Bạch Đằng Giang Phú”.

NỘI DUNG

I.Giới Thiệu Chung

1.Tác Giả:

Là bậc danh nho thời Trần, Trương Hán Siêu đã để lại áng thiên cổ hùng văn Bạch Đằng Giang phú và bài thơ khắc trên sườn núi Dục Thúy quê hương ông.

Trương Hán Siêu (? - 1354), tự Thăng Phủ, hiệu Độn Tẩu, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên, nay là xã Phúc Am, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Đương thời, ông không giao du với người cùng hàng và gả con gái cho người giàu có. Vì thế Đại Việt Sử ký toàn thư viết rằng: “Trương Hán Siêu là ông quan văn học, vượt hẳn mọi người, tuy cứng cỏi, chính trực nhưng lại chơi với kẻ không đáng chơi, gả con gái cho người không đáng gả”.

Lúc đó, ông là học trò giỏi nhất tại trường do Trần Ích Tắc mở để đào tạo nhân tài cho triều đình, được họ Trần giao thay mình dạy lại các môn đệ. Trưởng tràng Nguyễn Văn Long ganh tị, bày mưu ám sát Trần Ích Tắc rồi vu cho ông khiến ông phải bôn tẩu, về ẩn núp trong các hang động ở Ninh Bình.

Vừa lúc quân Nguyên lại gây hấn nước ta, Hưng Đạo Vương nghe tiếng ông, chủ động tìm đến để hỏi kế đánh giặc. Kế sách của ông quá chu đáo, được vương nghe theo áp dụng. Nhờ đó, quân ta thêm hai lần phá tan giặc, trong đó có trận Bạch Đằng lẫy lừng lịch sử.

Về việc ông ít giao du với người cùng hàng, theo các nhà nghiên cứu hiện nay, là do những người này từng hùa nhau công kích kết tội ông khi ông bị Nguyễn Văn Long vu oan. Ông gả con cho các tù trưởng chẳng phải vì ham giàu, mà vì muốn liên kết với bộ tộc để làm phên giậu giữ biên cương theo chính sách của nhà Trần thời bấy giờ.

Với nhiều công trạng trong hai cuộc kháng chiếnchống giặc Nguyên, năm 1308 vua Trần Anh Tông thăng cho ông chức Hàn lâm Học sĩ. Đến đời vua Trần Dụ Tông, ông lại được giao nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1353, ông bị bệnh nặng khi thống lĩnh đạo quân Thần sách đi trấn đất Hóa Châu (Huế). Năm sau, ông cáo bệnh xin về nhưng chưa đến kinh đô thì qua đời. Nhà vua vô cùng thương tiếc, truy tặng ông chức Thái bảo, năm1363 truy tặng thái phó, từ năm 1372 được thờ ở Văn Miếu quốc gia, ngang với các bậc hiền triết đời xưa.

2. Tác Phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Một đóng góp lớn của Trương Hán Siêu cho văn hóa dân tộc là, ông đã sáng tác nên những tác phẩm văn học có giá trị lớn:Bài ký ở Tháp Linh tế trên núiDục Thúy, Bài ký khắc trên bia chùa Khai Nghiêm cùng một số bài thơ, đặc biệt nhất, là Bạch Đằng Giang phú (Bài phú Bạch Đằng Giang).

Bạch Đằng Giang phú của Trương Hán Siêu là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Đây là áng văn chương tràn đầy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa những triết lý lịch sử sâu sắc. Bạch Đằng Giang phú là tác phẩm đỉnh cao của tài hoa viết phú.

Bài phú được sáng tác khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi (1288 -1350) khi Trương Hán Siêu dạo chơi trên sông Bạch Đằng.

Bài Phú Sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm suy ngẫm về chiến công liệt của người xưa đã tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về một dân tộc có tinh thần kiên cường, bất khuất, mưu lược, tài trí đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.

b. Thể loại:

Phú là một thể loại văn học được tiếp nhận từ văn học Trung Quốc, được Việt hóa ở VHTĐ VN.“Phú” có nghĩa là bày tỏ, phô bày. Nội dung của Phú thường dùng để tả, kể, thuật một khách quan cảnh vật, sự việc, phong tục, bàn chuyện đời để người nghe tự nhận xét. Phú được viết bằng văn vần hoặc văn vần xen lẫn văn xuôi, hoặc văn biền ngẫu bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.

Phú: có hai loại:  Phú cổ thể (ra đời trước đời Đường)

Phú Đường Luật có vần có đối.

BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ được làm theo lối phú cổ thể.

(Phú cổ thể gồm 4 phần: mở, giải thích, bình luận, kết. Hình thức đối: Chủ - Khách đối đáp.) cuối bài thường được kết lại bằng thơ.

 

c. Bố Cục:

Đoạn 1: (Khách có kẻ - còn lưu): Cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng.

Đoạn 2: (Bên sông – ca ngợi): Lời các bô lão kể với khách” về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.

Đoạn 3: (Tuy nhiên – lệ chan):  Suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công xưa.

Đoạn 4: (rồi vừa – đức cao): Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

 

II. PHÂN TÍCH

Đoạn 1: Cảm xúc của nhân vật “khách” trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng.


PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

(Bản dịch của Nguyễn Hữu Tiến và Bùi Văn Nguyên)

Khách có kẻ:
Giương buồm giong gióchơi vơi
Lướt bể chơi trăng mải miết
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt
Cửu Giang, Ngũ Hổ
Tam ngô, Bách Việt
Nơi có người đi
Ðâu mà chẳng biết
Ðầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo
Học Tử Trường chừ thú tiêu diêu
Qua cửa Ðại Than
Ngược bến Ðông Triều
Ðến sông Bạch đằng
Rong chơi mái chèo
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Bập bềnh đuôi trĩ liền nhau

Nước trời: một sắc
Phong cảnh: ba thu
Ngàn lau xào xạc
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô
Buồn vì cảnh thảm
Ðứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá?
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu



Mở đầu bài phú là lời giới thiệu nhân vật “khách”con người ung dung, tự tại, đam mê say đắm cảnh sắc thiên nhiên :

Khách có kẻ :
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.

a. Mục đích du ngoạn của “khách”:

Khách có kẻ …

… mải miết”

- Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên:

- Nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ kiến thức.

b. Những địa danh mà khách nhắc đến:

- Những địa danh của Trung Quốc:

Sớm gõ thuyền…

… tha thiết”

 lấy từ trong điển cố Trung Quốc bằng trí tưởng tượng → không gian to lớn (biển lớn, sông hồ, những vùng đất nổi tiếng)

- Những địa danh ở Việt Nam: địa danh cụ thể, hình ảnh thật hiện ra trước mắt:

Qua cửa Đại Than…

… xương khô”

 cảnh hiện lên hùng vĩ, lớn lao, hoành tráng song cũng ảm đạm, hiu hắt.
Không chỉ dạo chơi để thưởng ngoạn vẻ đẹp của non sông đất nước, khách còn là người mà "tráng chí bốn phương" lúc nào cũng "vẫn còn tha thiết". Con người của những hoài bão lớn :

Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,

Đoạn đầu này sử dụng triệt để thủ pháp tượng trưng. Cái "tráng chí bốn phương" của khách được dựng nên bằng những địa danh. Có loại địa danh gợi ra thời gian quá khứ xa xăm :

Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,

Những địa danh này đều là những điển cố được khách thăm thú chủ yếu qua sách vở Trung Hoa. Nhưng cũng có những địa danh hiện hữu gần gũi mà tác giả đã trực tiếp đặt chân : cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng.

(Sông Bạch Đằng có nguồn chính chảy từ sông Lục Đầu, có các chi mạch từ Đông Triều về gặp sông Giá và sông Đá Bạc, chảy xuống dưới rồi đổ ra biển bằng hai cửa: Dòng chính dài khoảng 20km, đổ ra cửa Nam Triệu, xưa gọi là cửa Bạch Đằng. Hai chi lưu là sông Chanh dài khoảng 18km, đổ ra ở cửa Lạch Huyện và chi lưu sông Rút (còn gọi là sông Nam) dài khoảng 16km, hợp với dòng chính đổ ra cửa Nam Triệu.
Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi từng mô tả: “Sông Vân Cừ (tức sông Bạch Đằng) rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”. Tên Vân Cừ được giải thích là bởi khi nước triều lên có gió bắc thổi, hoặc nước triều xuống có gió nam thổi, dòng sông cuộn lên những con sóng lớn bạc đầu như mây trắng (Vân Cừ). Ngoài ra, sông Bạch Đằng còn có tên gọi khác là sông Rừng, ngày nay vẫn còn tên bến Rừng, phà Rừng trên đường sang Hải Phòng. Người Quảng Yên trước đây từng lưu truyền câu “Con ơi, nhớ lấy lời cha/ Gió nồm, nước rặc chớ qua sông Rừng” để nói lên sự hiểm yếu của sông là vậy.)

Thời gian đằng đẵng, xa xăm ; không gian rộng lớn, kì vĩ đủ nói lên cái chí khí lớn lao, khoáng đạt và sự thảnh thơi của nhân vật trữ tình.

“Khách có kẻ” là nhân vật trữ tình không ai khác mà chính là Trương Hán Siêu.  Chúng ta đã từng biết, Trương Hán Siêu là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, ông là một nhà Nho, một viên quan tướng của triều đình, một nhà thơ,  tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng.Tuy tuổi đã già nhưng “tráng trí” vẫn còn “tha thiết”.Nên ông đã đi thăm ngoạn phong cảnh vừa để mở rộng hiểu biết, di dưỡng tinh thần, sống cuộc đời tự do tự tại.Và đặc biệt, khách đã dạo chơi trên sông Bạch Đằng để ngợi ca và suy ngẫm.
Nhân vật khách tuy có tính chất công thức của thể Phú, song với ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn vào thành một nhân vật sinh động. Khách chính là cái tôi của tác giả - một con người mạng tính cách tráng sĩ  với tâm hồn nhạy cảm và ưu ái đối với  lịch sử đất nước.

- Đặc điểm nổi bật của nhân vật khách:

+ Tâm hồn phóng khoáng, thích du ngoạn và từng đi đây đi đó.

+ Dù vậy nhưng cái “tráng chí bốn phương” vẫn còn chưa thỏa.

c. Cảm xúc của khách khi du ngoạn trên sông Bạch Đằng:

Vừa vui vừa tự hào, vừa buồn đau nuối tiếc:

- Vui bởi cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng:“Nước trời”: một sắc, phong cảnh: ba thu.

- Tự hào trước con sông đã từng ghi dấu bao chiến tích:

Sông chìm … khô”

- Buồn đau nuối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt, nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian làm mờ bao dấu vết:

Buồn vì cảnh …

… còn lưu”

Cái “ tráng trí” bốn phương của nhân vật “khách” được gợi lên qua những địa danh. Với cách miêu tả khái quát, ước lệ, kết hợp với tả thực. Khách đã “đi qua” những địa danh lấy trong cổ điển Trung Quốc Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng. Và địa danh của đất Việt: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng.Những địa danh của TQ  thể hiện tráng trí bốn phương của khách, và những địa danh đất Việt  mang tính cụ thể, đương đại, thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái đối với cảnh trí non sông.

………….

Bát ngát sóng kình muôn dặm, 
Thướt tha đuôi trĩ một màu. 
Nước trời một sắc, 
Phong cảnh ba thu. 
Bờ lau san sát, 
Bến lách đìu hiu 
Sông chìm giáo gãy, 
Gò đầy xương khô. 
Buồn vì cảnh thảm, 
Đứng lặng giờ lâu. 
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, 
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.

Trước hình ảnh Bạch Đằng “bát ngát sóng kình muôn dặm” , “ thước tha đuôi trĩ một màu” với “ nước trời…”, “ phong cảnh…”, “ bờ lau…”, “ bến lách…”, cảnh đẹp mà đượm buồn hiu hắt, “khách” có tâm trạng vui buồn lẫn lộn. Vui bởi cảnh sông nước mênh mông, hùng vĩ, thơ mộng, “ Nước trời”: một sắc, “Phong cảnh”: ba thu, vừa tự hào trước con sông đã từng ghi dấu bao chiến tích, lịch sử oai hùng của dân tộc, nhưng buồn vì tiếc nuối, nhớ thương những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn.Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.

Đoạn 2: Lời các bô lão kể với khách” về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.


Bên sông bô lão hỏi, 
Hỏi ý ta sở cầu. 
Có kẻ gậy lê chống trước, 
Có người thuyền nhẹ bơi sau. 
Vái ta mà thưa rằng: 
"Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã, 
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao". 
Đương khi ấy: 
Thuyền tàu muôn đội, 
Tinh kì phấp phới. 
Hùng hổ sáu quân, 
Giáo gươm sáng chói. 
Trận đánh được thua chửa phân, 
Chiến luỹ bắc nam chống đối. 
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ, 
Bầu trời đất chừ sắp đổi. 
Kìa: 
Tất Liệt thế cường, 
Lưu Cung chước dối. 
Những tưởng gieo roi một lần, 
Quét sạch Nam bang bốn cõi. 
Thế nhưng: 
Trời cũng chiều người, 
Hung đồ hết lối 
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay, 
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi. 
Đến nay sông nước tuy chảy hoài, 
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi. 
Tái tạo công lao, 
Nghìn xưa ca ngợi


Nếu ở đoạn 1, nhân vật “ khách” là cái tôi của nhà văn, thì đến đoạn 2, các bô lão là hình ảnh của tập thể, vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa là chứng nhân của lịch sử, đồng thời cũng có sự  phân thân của tác giả.

Ông tạo ra các nhân vật bô lão nhằm tạo nên những nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên.Từ đó dựng lên những trận thủy chiến Bạch Đằng. (qua lời kể của các bô lão).

-       Chiến tích sông Bạch Đằng hiện lên qua lời kể của các bô lão:

-         a. Nội dung lời kể:

-         “Đây là nơi ….

-         … Hoằng Thao”

-         - Hồi tưởng về trận “Ngô chúa phá Hoằng Thao”

-         - Tập trung kể cụ thể theo trình tự diễn biến chiến tích “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã”:

-         + Ta xuất quân với khí thế hào hùng :

-         “Thuyền bè …

-         … sáng chói”

-         + Trận đánh diễn ra ở thế giằng co mãnh liệt:

-         “Trận đánh …

… sắp đổi”.

+ Đối đầu về ý chí:

-         . Ta yêu nước chính nghĩa >< Địch mưu ma, chước quỷ.

-         . Cuối cùng: Ta chiến thắng _ chính nghĩa:

-         “Kìa: Tất Liệt….

-         …ca ngợi”

b. Thái độ, giọng điệu khi kể chuyện:

-         Đầy nhiệt huyết, tự hào, tràn đầy cảm hứng của người trong cuộc.

-         c. Đặc điểm của lời kể:

-         Cô đọng, súc tích nhưng rất sinh động, phù hợp với diễn biến cuộc chiến.

Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng, gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đổi nhau bừng bừng, không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt.Hồi tưởng về trận “ Ngô chúa phá Hoàng Thao”., Trùng Hưng nhị Thánh bắt Ô Mã” tính chất thư hùng căng thẳng.

Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo, nhưng trọng tâm là “ buổi trùng hưng”… với trận thủy chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng “ Thuyền bè muôn đội tinh kỳ phấp phới”, khí thế “hùng hổ”, “sáng chói”, khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến

“Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ”

Bầu trời đất chừ sắp đổi”

Trận đánh “ kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ khoa trương tài tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc

Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bích, Hợp Phì,…) góp phần diễn tả tài đức của vua, tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca.

Thái độ, giọng điệu của các bô lão đầy nhiệt huyết và tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc.Lời kể cô đọng, xúc tích, khái quát, nhưng gợi lại được diễn biến, không khí trận đánh hết sức sinh động, câu văn dài, ngắn khác nhau phù hợp với tâm trạng và diễn biến trận đánh.

Đoạn 3: Suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công xưa.

Tuy nhiên: 
Từ có vũ trụ, 
Đã có giang san. 
Quả là: trời đất cho nơi hiểm trở, 
Cũng nhờ: nhân tài giữ cuộc điện an! 
Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có vương sư họ Lã, 
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ, có quốc sĩ họ Hàn. 
Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng, 
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn. 
Tiếng thơm còn mãi, 
Bia miệng không mòn. 
Đến chơi sông chừ ủ mặt, 
Nhớ người xưa chừ lệ chan.

Qua lời bình của các bô lão, yếu tố giữ vai trò quan trọng làm nên chiến thắng BĐ là:

a. Nguyên nhân ta thắng được quân thù:

- Nhờ “thiên thời địa lợi”:

Trời đất cho nơi hiểm trở”

- Nhưng điều quyết định là ta có “nhân hòa”:

Cũng nhờ nhân tài …

… giặc nhàn”

“Trời đất cho ta thế hiểm” nhưng điều quyết định là ta có “nhân tài giữ cuộc điện an”.

b. Ý nghĩa lời ca:

Khẳng định vị trí của con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc:

Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn”

 

Lời ca có giá trị như một tuyên ngôn về chân lý: Bất nghĩa thì tiêu vong, còn người có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ.

Cũng như “Khách”, các bô lão cũng dâng trào cảm xúc yêu nước và tự hào dân tộc.

Kết thúc đoạn 3, tác giả viết:

“Đến sông đây chừ hổ mặt

Nhớ người xưa chừ lệ chan”.

Đây vẫn là lời các bô lão nhưng nghe trong đó vẫn có giọng của “khách” (tác giả).Niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ, buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng của cái tôi tác giả.

Nhân vật “bô lão” – hình ảnh của tập thể, xuất hiện trong hình thức đối đáp ở đoạn hai như­ sự hô ứng, qua đó tái hiện lại kì tích xư­a, bộc lộ niềm ng­ưỡng vọng, tự hào hùng tráng:
- Những chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng: Chiến thắng gắn với tên tuổi Ngô Quyền và chiến thắng gắn với tên tuổi Trần H­ưng Đạo. Các chiến thắng vang dội này được đặc biệt tô đậm nhờ những hình ảnh, điển tích được chọn lựa hết sức đặc sắc: “tinh kì phấp phới, giáo g­ươm sáng chói”, “ánh nhật nguyệt… phải mờ, bầu trời đất… sắp đổi”, “tan tác tro bay,… hoàn toàn chết trụi…; Xích Bích, Hợp Phì,…”

- Ngẫm lại x­ưa, thấy chiến thắng oanh liệt là bởi “trời đất cho nơi hiểm trở”, “nhân tài giữ cuộc điện an” và “bởi đại vương coi thế giặc nhàn”, nghĩ đến nay chỉ thêm hoài tiếc: “Đến bên sông chừ hổ mặt – Nhớ người x­a chừ lệ chan”.
Đoạn cuối bài, trong lời thơ, “bô lão” và “khách” nh­ư hiện thân hô ứng của xư­a – nay ca lên niềm tự hào về non sông hùng vĩ, bình luận về chiến thắng sông

- Lời ca của “khách” tiếp nối âm hưởng tự hào, tôn vinh ở lời ca của “bô lão” đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của con người trong chiến công x­a, cũng là chân lí thấm đẫm tinh thần nhân văn cho muôn đời.

ĐOẠN 4: Lời ca của “khách” khẳng định vai trò và đức độ của con người.

...Rồi vừa đi vừa ca rằng: 
"Sông Đằng một dải dài ghê, 
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông. 
Những người bất nghĩa tiêu vong, 
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!" 
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng: 
"Anh minh hai vị thánh quân, 
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh. 
Giặc tan muôn thuở thanh bình, 
Bởi đâu thoát hiểm cốt mình đức cao."

Cuối cùng, tg  kết thúc bài phú bằng 2 lời ca. Đầu tiên là lời của các bô lão :
“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”

. Lời ca của các bô lão:

Nêu ra chân lí:

Sông Đằng ….

… lưu danh”

+ Bất nghĩa → tiêu vong (Lưu Cung)

+ Anh hùng, nhân nghĩa → lưu danh thiên cổ.

b. Lời ca của “khách”:

- Ca ngợi:

Anh minh ….

… giáp binh”

+ Công đức của hai vị vua anh minh đời Trần

+ Những chiến công oanh liệt trên dòng sông

- Khẳng định:

Giặc tan …

… đức cao”

+ Mối quan hệ giữa địa linh – nhân kiệt quan trọng: con người.

+ Sức mạnh của lẽ sống chính nghĩa, của đạo đức dân tộc:
Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được 1 triết lý vững chắc:người bất nghĩa sẽ bị diệt vong,còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở
Không những thế, đến đây,khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

Với Bạch Đằng Giang phú, Trương Hán Siêu như đã làm sống mãi những trận đánh oai hùng trong lịch sử dân tộc:Thuyền tàu muôn đội, tinh kỳ phấp phới - Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói... ánh nhật nguyệt chừ phải mờ - Bầu trời đất chừ sắp đổi...

Và, sau những mô tả chiến trận dữ dội, hào hùng, xúc cảm của Trương Hán Siêu trầm sâu, thấm thía: Đến nay nước sông tuy chảy hoài - Mà nhục quân thù khôn rửa nổi. Trong kho tàng văn chương dân tộc Việt, một số tác gia khi viết về sông Bạch Đằng thường chỉ nhấn mạnh tới thế hiểm yếu của vùng sông núi này, chỉ Trương Hán Siêu mới chú ý tới yếu tố con người: Quả là trời đất cho nơi hiểm yếu - Cũng nhờ nhân tài giữ cục diện an bằng. Bài phú được khép lại bằng hai câu thật thanh thản mà chứa đựng một triết lý lịch sử sâu xa:

 

“Giặc tan muôn thuở thăng bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”


Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần-là người có đức cao,luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân.Như vậy,ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân,cho nước…
 

Ý nghĩa lời ca, cũng là lời bình luận của “khách”. Khách ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh quân”, ca ngợi chiến tích của sông BĐ, đồng thời khẳng định chân lý: Nhân kiệt là yếu tố quyết định thắng lợi, thể hiện niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.

KẾT LUẬN

PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học VN thời Trung Đại. Cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình đặc sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát triết lý, ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng gợi cảm thể hiện niềm yêu nước và tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lý nhân nghĩa sang ngời của dân tộc VN. Tác phẩm cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí con người, đạo lý chính nghĩa.Và nỗi niềm cảm khái trước sông BĐ trong hiện tại.

Thơ ca trung đại xuyên suốt hai dòng cảm hứng : yêu nước và nhân đạo. Bạch Đằng giang phú là tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng yêu nước của văn học giai đoạn Lí -Trần. Bài phú giản dị mà cuốn hút, sinh động. Tác giả đã kết hợp hài hoà nhiều giọng điệu : khi sảng khoái hào hùng, khi trầm lắng, suy tư hay khi tha thiết tự hào.

BĐGP là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là 1 trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại.Bài phú chứa chan lòng tự hào dt,vừa đọng 1 nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Sau khi đọc xong tác phẩm,ta có thể khẳng định rằng “Phú sông Bạch Đằng” là đình cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại VN.

 

Đề tài thuyết trình: TỔ IV

TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN VĂN TRONG BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

§  A. DÀN BÀI

§  I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

§  I.1.Tác giả

§  1.1.Về gia thế

§  1.2. Về thời đại

§  1.3.Vềsự nghiệp văn chương

§  I.2. Tác phẩm

}  2.1. Hoàn cảnh sáng tác và vị trí của tác phẩm

}  2.2. Bố cục

§  II. TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN VĂN TRONG BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

§  II.1. Tư tưởng yêu nước

§  1.1.Yêu nước chính là gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc.

§  1.2.Yêu nước đi liền với cứu nước cứu dân
1.3. Yêu nước là thông cảm và chia sẻ những nỗi khổ đau của nhân dân
1.4. Yêu nước thể hiện ở tinh thần đoàn kết dân tộc chống nạn ngoại xâm

§   II.2. Tư tưởng nhân văn

2.1. Sơ lược khái niệm nhân văn

2.2. Tư tưởng nhân văn được thể hiện qua triết lý nhân nghĩa

2.3.Tư tưởng nhân văn biểu hiện qua việc tố cáo tội ác của giặc

2.4.Khái niệm nhân văn này không chỉ thuộc phạm vi nhân sự mà còn thuộc phạm vi thiên đạo

III.KẾT LUẬN

B. BÀI LÀM

I.GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

I.1.Tác giả

1.1.Về gia thế

Bản thân Nguyễn Trãi 阮廌(1380-1442), từ nhỏ ông đã được hấp thụ những truyền thống tốt đẹp của gia đình. Nguyễn Trãi  là người thông minh, năm 20 tuổi đi thi đỗ Thái học sinh. Nguyễn Trãi chứng kiến nhiều biến cố lớn lao và bị buộc phải đứng trước những lựa chọn khó khăn.

§     Tuy nhiên, ông luôn là người đi theo xu hướng tiến bộ, yêu nước, lấy quyền lợi của đất nước, của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu của mình. Nguyễn Trãi là người hiểu rõ nỗi thống khổ lẫn sức mạnh của dân.

§     Nguyễn Trãi vốn xuất thân trong một gia đình mà bên nội và bên ngoại đều mang hai truyền thống lớn: truyền thống yêu nước và truyền thống văn học. Ông ngoại và cha đều làm quan thời nhà Hồ dành hết nhiệt huyết cống hiến cho đất nước. Đồng thời cả hai người cũng đều là nhà văn, nhà thơ để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong giai đoạn vãn Trần.

§     1.2. Về thời đại:

Sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước. Truyền thống yêu nước anh hùng của dân tộc trải qua chiến tranh càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt. Đó cũng là môi trường thuận lợi để Nguyễn Trãi phát huy tài năng của mình.

Lúc bấy giờ, tư tưởng Nho giáo chiếm địa vị độc tôn nên có sự ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần dân tộc, tư tưởng quần chúng, không khí thời đại, và nó đã đi sâu vào nền văn học Việt Nam nói chung và thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng.

Có thể nói, tất cả những yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi.

1.3. Về sự nghiệp văn chương

Nguyễn Trãi để lại một di sản văn học phong phú về mặt thể loại với cáo, chiếu, biểu, thơ, phú… Với thể loại nào Nguyễn Trãi cũng có thành tựu đáng kể.

- Chữ Hán:

+ Quân trung từ mệnh tập: phần lớn là các thư từ giao thiệp với các tướng giặc Minh.

+ Bình Ngô đại cáo: phụng chỉ Lê Lợi soạn thảo sau khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi.

+ Ức Trai thi tập: gồm 105 bài thơ chữ Hán. Ngoài ra còn có Chí Linh Sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Nguyễn Phi Khanh truyện, Lam Sơn thực lục…
 - Chữ Nôm:
  Quốc âm thi tập: gồm 254 bài

Giá trị văn chương:

Thơ văn Nguyễn Trãi luôn chở nặng một niềm tâm sự yêu nước thương dân, đó là sự thôi thúc của lý tưởng “trừ bạo, yên dân”, đồng thời mang theo cái khí tiết cứng cỏi, thẳng ngay, chính trực của người quân tử.

 Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù phải chịu đựng những cảnh ngộ oan trái ra sao, thì nhà thơ vẫn không ngừng theo đuổi giấc mơ “dân giàu đủ khắp đòi phương” của mình.

Thơ văn Nguyễn Trãi còn thể hiện một cuộc sống hài hòa, một tâm hồn phong phú, một nhân cách cao đẹp. Đồng thời  còn để lại những bài học giáo dục quý báu cho mọi người.

Ông dùng văn chương như một phương tiện hiệu quả để chuyển “đạo”. Cái đạo ấy không phải là những triết lý cao xa mà ông là đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc: (Dạy con trai) , (Tự thán 22) v.v…

2.Tác phẩm:

2.1 Hoàn cảnh sáng tác và vị trí của tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay Cáo bình Ngô được viết thể văn chính luận cổ, sau đại thắng quân Minh là bản tổng kết xuất sắc quá trình kháng chiến 10 năm không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước bảo vệ độc lập, truyền thống bất khuất chống ngoại xâm, còn đặc biệt đề cao “chí nhân, đại nghĩa” như một giá trị văn hóa sáng ngời của dân tộc Đại Việt. 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được viết vào tháng 12/1427 còn theo Ức Trai di tập: tháng 4/1428.

Cáo viết khi chiến tranh kết thúc là nhằm tổng kết quá trình chiến đấu và công bố chiến thắng. Bình có nghĩa là dẹp yên, xác định rõ tư thế của kẻ đi gây rối và kẻ dẹp loạn. Ngô vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Chương khi chưa chính thức lên ngôi, vừa là quê cha đất tổ của người sáng lập ra nhà Đại Minh.

Bình Ngô là bình tận đến ông thượng tổ 5 đời của vua Tuyên Đức. Vào thời Tam quốc, giặc Đông Ngô sang xâm lược nước ta, tàn ác và bạo ngược vô cùng. Không thể quên nỗi đau đó, nhân dân ta thường gọi quân xâm lược là giặc Ngô, biểu thị sự khinh ghét. Cho nên nói Bình Ngô tức là bình định giặc Ngô.

§  Trong phạm vi dân tộc: Bài Cáo là kết tinh của một thời đại, một chặng đường phát triển đầy tự hào của dân tộc so với toàn bộ thơ văn từ trước đến đấy và cả những chặng đường sau đó về quan điểm dân tộc, về tinh thần dân tộc và về tư tưởng yêu nước.

§  Trong phạm vi tư tưởng và văn nghiệp: Bài Cáo được sáng tác ở thời kỳ rực rỡ nhất của cuộc đời Ức Trai, nó được xem là một “thiên cổ hùng văn”, có giá trị như một bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài thơ thần Nam quốc sơn hà.

II. TƯỞNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN VĂN TRONG BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

II.1. Tư tưởng yêu nước:

1.1.         Yêu nước chính là gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc.

Như chúng ta đã biết, tư tưởng yêu nước và nhân văn là hai tư tưởng có giá trị xuyên suốt trong thời kỳ văn học Trung đại nước ta bởi do tính chất đặc thù của lãnh thổ và dân tộc chống ngoại xâm và thiên tai để bảo vệ sự sống còn của dân tộc.

Nguyễn Trãi sống vào thời Lê Sơ cũng là giai đoạn văn học Việt Nam rơi vào thời Trung kỳ Trung đại (thế kỷ XV-cuối thế kỷ XVII). Do đó, yêu nước chính là khẳng định trách nhiệm cống hiến và trung thành với đất nước đi đôi với khẳng định trách nhiệm cống hiến và trung thành với vương triều đang trị vì đất nước.

          Bảo vệ và xây dựng đất nước là bảo vệ và xây dựng triều đại nhà Lê. Cho nên, thơ văn ở giai đoạn này nói chung của Nguyễn Trãi nói riêng đều thể hiện nội dung ca ngợi chiến thắng chống quân Minh, khẳng định chủ quyền độc lập, tự hào về truyền thống và con người Đại Việt, tự hào về cảnh đất nước thái bình thịnh vượng …

          Thật vậy, với Nguyễn Trãi, yêu nước không còn dừng lại ở tâm lí, tâm trạng và tình cảm nữa mà nó đã trở thành một lí luận, một quan niệm. Đó là quan niệm về độc lập dân tộc và quốc gia có chủ quyền, điều này được thể hiện rất rõ qua những câu thơ trong bài cáo:

Như nước Đại Việt ta từ trước;

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia;

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau;

Song hào kiệt thời nào cũng có.

          Nếu như bốn trăm năm về trước, trong Nam quốc sơn hà, tác giả chỉ mới xác định được hai nhân tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia và lập trường dân tộc,thì trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã có khái niệm về đất nước, quốc gia về chủ quyền lãnh thổ mới mẻ hơn, tiến bộ hơn, bao gồm nhiều nhân tốcó quan hệ hữu cơ:Văn hiến/Địa lý/Phong tục tập quán/Các triều đại/Nhân tài/Truyền thống lịch sử mà trong đó yếu tố con người làm chủ đạo. Hình ảnhLê Lợi – người anh hùng áo vảilúc bấy giờlàbiểu tượng của tinh thần yêu nước và ý chí quyết chiến của toàn dân tộc.

Điều đó cho thấy ý thức dân tộc của nhân dân ta đã phát triển trên một tầm cao mới trong thế kỉ 15, đó cũng là tinh anh, tinh hoa của tưtưởng Nguyễn Trãi, phải thật sự là một con người có tâm với nước với dân thì mới có thể viết nên những trang sử hào hùng như vậy.

Nguyễn Trãi đã căm giận lên án tội ác vô cùng dã man của quân "cuồng Minh ” trước cảnh đất nước bị đô hộ, chia cắt thành quận huyện, và bị thi hành một chính sách cai trị vô cùng độc ác :

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.

1.2. Yêu nước đi liền với cứu nước, cứu dân:

Với Nguyễn Trãi, yêu nước đi liền với cứu nước cứu dân, tác giả đã dùng nhân nghĩa như một đường lối, một phương tiện để cứu nước. Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định nền văn hoá Việt Nam, nền văn hiến Đại Việt và con người Việt Nam, một dân tộc văn minh, anh hùng.

Nguyễn Trãi cho rằng, yêu nước, thương dân thì phải đánh giặc để cứu nước, cứu dân; Phạm Văn Đồng đã từng nhận định về Nguyễn Trãi: "triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: Cái nhân nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng, chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân ". Cho nên ngay từ đầu bài cáo tác giả đã viết:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Dấy quân khởi nghĩa vì thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt bọn giặc tàn bạo, đem lại cuộc sống yên vui cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa. Tư tưởng yêu nước là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc. Thương dân ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, mà lấy nhân nghĩa để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân. Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”.

1.3. Yêu nước là thông cảm và chia sẻ những nỗi khổ đau của nhân dân:

Yêu nước thương dân, là thông cảm và chia sẻ những nỗi khổ đau của nhân dân ta gánh chịu trong chiến tranh.

Trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tố cáo bao tội ác chồng chất của giặc Minh trong suốt một thời gian dài hơn hai mươi năm  "dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế ": rán mỡ người lấy dầu, rút ruột người treo lên cây, thui người trên giàn lửa, phanh thây đàn bà có thai…

Chúng bắt nhân dân ta phải xuống biển mò ngọc trai, lên rừng sâu đãi cát, tìm vàng, cống nạp ngà voi, hươu đen, trả biếc,... Sưu thuế chồng chất, phu phen lao dịch nặng nề. Chúng đã tàn phá môi sinh, môi trường, dồn nhân dân ta vào bước đường cùng, vào hố diệt vong:

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi

….Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng,

Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng...

1.4. Yêu nước thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc chống nạn ngoại xâm:

Nguyễn Trãi cho rằng để tạo ra được sức mạnh dân tộc, sức mạnh xã hội, người có trách nhiệm với lịch sử ngoài việc phải đồng cam cộng khổ với dân, yêu nước còn phải nhận thức được vai trò quan trọng của dân còn phải có tinh thần đoàn kết dân tộc để đánh đuổi ngoại xâm:

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.

Do đó người lãnh đạo có quyết tâm cao độ, có những chiến lược, chiến thuật phù hợp để nâng cao sức mạnh của tình đoàn kết của nhân dân, chú trọng mưu cơ hơn binh lực. Trong tác phẩm này, có thể nói, hình tượng của Lê Lợi chính là hình tượng người anh hùng áo vải sinh động và toàn diện. Bởi vì trong lúc thế giặc mạnh thì quân ta binh lực yếu kém, có khi lương thực cạn kiệt, có khi quân ta hiếm hoi nhân tài. Thế nhưng, nhờ tài lãnh đạo của Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ địch:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn,
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.

Hay:

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.

Vì vậy, theo Nguyễn Trãi, dân là gốc nước, được dân thì được nước, triều đình là thuyền, dân là nước, nước chở thuyền nhưng cũng làm lật thuyền…

Với Nguyễn Trãi, trước hết của sự “nhân nghĩa” là “ cốt ở an dân”. Nếu một dân tộc từ trên xuống dưới đoàn kết một lòng thì có thể đánh thắng bất kỳ thế lực ngoại xâm nào. Sức mạnh của một đất nước bắt nguồn từ sự đoàn kết thành một khối thống nhất. Nếu như một đất nước lòng dân không thuận sẽ dễ làm loạn, vì “Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa” nghĩa là thuận cơ trời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng thuận lòng dân.

Cho nên, trong tư tưởng nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, đánh giặc, trừ bạo cứu nước, an dân mà trong đó, “an dân” là mục đích của nhân nghĩa, còn “trừ bạo” chỉ là đối tượng và phương tiện của nhân nghĩa.

2.Tư tưởng nhân văn:

2.1.Khái niệm nhân văn:

Nói đến ‘nhân văn’ (Humanism) là chúng ta nói đến vẻ đẹp, nét đẹp của con người. Theo Từ điển văn học thì khái niệm nhân văn được hiểu theo hai cấp độ: cấp độ thế giới quan và cấp độ lịch sử.

Ở cấp độ thế giới quan:Chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những tư tưởng quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị của con người như trí tuệ, phẩm giá, vẻ đẹp…

Ở cấp độ thế giới quan: Chủ nghĩa nhân văn là một trào lưu văn hóa-tư tưởng nảy sinh ở Ý và một số nước khác ở Châu Âu.

 Theo phạm trù văn hóa được ghi chép lại trong thư tịch cổ thì nó có biên địa ý nghĩa rất rộng, ngoài ý nghĩa đề cao giá trị nhân đạo, vẻ đẹp văn hóa của con người, còn nói đến nét đẹp tinh anh của con người và vũ trụ.

Một tác phẩm có giá trị nhân văn là thể hiện con người với những nét đẹp của nó đặc biệt là giá trị phẩm chất, tâm hồn của nhân vật, tác phẩm đó hướng đến sự khẳng định và đề cao cái đẹp của con người.

Trong văn học ở giai đoạn Trung kỳ trung đại, khái niệm nhân văn cũng có những điểm khác trước.

Trong thơ văn, khái niệm nhân văn là đề cao vẻ đẹp của người trí thức Nho sĩ tích cực dấn thân và đầy ý thức trách nhiệm đối với ý thức trách nhiệm đối với đất nước, nhân dân và triều đại. Đó là duy trì đạo lý nhân nghĩa, hiếu trung. Số phận của người phụ nữ cũng được quan tâm chia sẻ, ngòi bút của những người trí thức nặng lòng thương cảm ưu ái với dân đen.

Sự đau xót đi liền với phẫn nộ và lên án chiến tranh phong kiến đã thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc của thơ văn trong gia đoạn này.

Đồng thời những bóng dáng của tình yêu đôi lứa, nhưng tâm lý đời thường của con người cũng bắt đầu xuất hiện đó đây trong các tác phẩm như một làn hương thoảng nhẹ nhàng thổi vào không khí văn đàn khô cứng của tư tưởng Nho gia và có vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho các truyện thơ tài tử-giai nhân ở giai đoạn sau.

2.2. Tư tưởng nhân văn được thể hiện qua triết lý nhân nghĩa:

Trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo, tư tưởng nhân văn đã được bao hàm trong tư tưởng nhân nghĩa.

Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Bình Ngô đại cáo, nó là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử.

Theo Nguyễn Trãi nhân nghĩa không chỉ là hành động thương xót nhân dân mà còn gắn với hành động “trừ bạo” cứu dân.

Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là “cốt để yên dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào chết chóc, đau thương.Vì vậy mà từ một lý tưởng, nỗi niềm luôn canh cánh trong lòng, giờ đây đã được Nguyễn Trãi nâng lên như một triết lý sống bằng hai câu luận đề mở đầu bài cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Thật ra, triết lý nhân nghĩa vốn là học thuyết của Nho giáo đề cao đạo đức, tình nhân ái giữa con người với nhau. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân và của dân tộc làm gốc. Cho nên nói, triết lý nhân nghĩa là mạch chảy ngầm trong suốt cả bài cáo.

2.3.Tư tưởng nhân văn biểu hiện qua việc tố cáo tội ác của giặc:

Tội ác của giặc Minh nhiều không kể xiết, chúng không từ bất kì một thủ đoạn nào để cướp nước ta. Trong tác phẩm này, tội ác bất dung của chúng đã được Nguyễn Trãi tái hiện lại hết sức chi tiết khiến cho người đọc cũng cảm thấy rùng mình và khiếp sợ:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn;
  Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

§  Không dừng ở đó chúng còn đặt ra hàng trăm nghìn thứ thuế để bóp cổ dân ta, bắt dân ta kẻ bị  vào chốn “Rừng sâu nước độc” để “Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng”, “Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng”, “Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, ngán thay cá mập thuồng luồng”. Hoặc là: “Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa?” Có thể nói, Nguyễn Trãi vô cùng căm phẫn trước tình cảnh đất nước lầm than, Nguyễn Trãi không thể nào ăn ngon ngủ yên, ông luôn trằn trọc nghĩ suy cho vận mệnh đất nước:

Căm giặc nước thề không cùng sống

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh

§  Đằng sau những hành động dã man, mưu mô xảo quyệt, là bộ mặt ghê tởm lũ ác ôn, bầy quỷ sứ phương Bắc đang hoành hành trên xương máu, nước mắt, trên tính mạng và tài sản nhân dân ta.

§   Hơn nữa, tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta, không thể ghi hết tội, không thể rửa hết mùi dơ bẩn, trời đất không thể dung tha, người người đều căm giận.

§   Câu văn cảm thán của Nguyễn Trãi cất lên như một lời nguyền, chất chứa căm hờn, oán giận, xúc động lay tỉnh hồn người:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi!.

§  Lấy trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, cái vô hạn để nói về tội ác và sự nhơ bẩn của quân  "cuồng Minh ", cái cùng cực, cái vô cùng, Nguyễn Trãi đã ghi sâu vào lòng người, vào bia miệng đến nghìn năm vẫn chưa phai.

§   Nguyễn Trãi đã từng  "tiễn cha lên ải Bắc …", từng nếm mật nằm gai, là chứng nhân của lịch sử gọi vua nhà Minh hiếu chiến là  "giảo đồng " (trẻ ranh, nhãi ranh), lũ tướng tá giặc Minh là đồ  "nhút nhát".

§  Đó cũng là tiếng nói căm thù, khinh bỉ, là ý chí sắt đá chống quân xâm lược, chống lũ bành trướng phương Bắc tham tàn, hiếu chiến.

§  2.5.Khái niệm nhân văn không chỉ thuộc phạm vi nhân sự mà còn thuộc phạm vi thiên đạo:

§  Nguyễn Trãi đã dành phần lớn bài đại cáo miêu tả chi tiết về diễn biến cuộc đấu tranh vũ trang và quá trình phản công của nghĩa quân Lam Sơn, và những tội ác vô cùng dã man của bọn giặc Minh cướp nước, hiếu chiến, man rợ và hung tàn.

§  Ông luôn dõi mắt theo từng bước chân của cuộc kháng chiến, luôn trằn trọc suy nghĩ đắn đo cho vận mệnh của đất nước. Có thể thấy được Nguyễn Trãi thật sự là người quan tâm đến dân quân tướng sĩ, ông đã dành hết tấc lòng để sống với họ mới hiểu được những nổi thống khổ này, vì vậy mà tác giả có thể vạch rõ mặt kẻ thù của dân tộc là ai.

§  Chủ nghĩa nhân văn của Nguyễn Trãi không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận đánh giá con người về mặt vị trí, vai trò, bản chất…và trong các mối quan hệ với tự nhiên xã hội và đồng loại.

§  Cho nên, khái niệm nhân nghĩa- nhân văn này không chỉ thuộc phạm vi nhân sự mà còn thuộc phạm vi thiên đạo:

Lẽ nào trời đất dung tha;

Ai bảo thần nhân chịu được.

§  Còn nói về nguyên nhân chiến thắng, Nguyễn Trãi không đề cao quyền mưu bằng nhân nghĩa:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn;

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

§  Ông chỉ lấy tấm lòng nhân nghĩa rất mực để cảm hóa sự cường bạo của giặc. Đấy là lòng người mong muốn mà cũng chính là thiên lý.

§  Nguyễn Trãi cho rằng nhân nghĩa phải hợp với lẽ trời, mà trời vốn là có ‘đức hiếu sinh’, nên đã trao trả cho nhà Minh hàng chục vạn tù binh và cấp cho họ phương tiên trở về:

Thần vũ chẳng giết hại,

Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

Cấp cho phương tiện trở về……

§  Bởi vì:

Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng;

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

§  Mục đích khởi nghĩa là để  "trừ bạo " và  "yên dân ", kết thúc chiến tranh để chấm dứt đổ máu, để bảo vệ  "toàn quân ",  "để nhân dân nghỉ sức ". Đây là một quyết định vô cùng trí tuệ vô cùng cùng nhân nghĩa của một vị quân sư, của người lãnh đạo đất nước.

§  Có thể nói, đây là nét mới trong tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi chỉ ra dựa trên cơ sở thực tiễn của lịch sử dân tộc so với tư tưởng nhân nghĩa theo truyền thống Khổng-Mạnh.

§  Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trước hết là thương dân, chăm lo cho dân, tiến lên bước nữa là vạch mặt kẻ thù xâm lược, đồng thời thể hiện nét đẹp rạng ngời luân lý đạo đức, khiến cho kẻ thù chẳng đánh mà chịu khất phục.

§  Qua đó, ta cũng thấy được nguồn gốc của chủ nghĩa nhân văn trong văn học trung đại bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội nguồn văn học dân gian, chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

§  Chủ nghĩa nhân đạo - nhân văn trong văn học trung đại được thể hiện phong phú, đa dạng ở lòng thương người, lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người, đồng thời khẳng định, đề cao con người về mối quan hệ đạo đức, lối sống tốt đẹp giữa người với người.

§   Trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo, những đặc điểm trên đã được Nguyễn Trãi thể hiện hết sức điêu luyện, và phải là một người thực sự có tâm với nước với dân thì mới có thể viết được như vậy.

III.KẾT LUẬN

Có thể nói, tư tưởng trong thơ văn Nguyễn Trãi kết tinh truyền thống, thành tựu của văn học Lý Trần, đồng thời mở đường cho một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử văn học Việt Nam. Bình Ngô đại cáo được viết để bố cáo việc hoàn tất một chiến công vệ quốc vĩ đại, bởi vậy đương nhiên phần lớn ngôn từ sẽ dành cho việc ghi chép lại quá trình chiến đấu gian khổ và chiến thắng của quân dân ta và quá trình thất bại dẫn đến thảm bại hoàn toàn của quân Minh.

Bình Ngô đại cáo xứng đáng là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc. Tác giả của nó xứng tầm nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam.

Có thể nói, Nguyễn Trãi là nơi kết tụ những nét đẹp tinh hoa tinh của linh hồn dân tộc, tư tưởng yêu nước và nhân văn được  Nguyễn Trãi biểu hiện trong tác phẩm chính là những bài học ngàn vàng, là tấm gương trong suốt để con cháu Đại Việt ngàn đời sau noi theo và học tập. Tâm hồn và sự nghiệp của Nguyễn Trãi mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo"./

 

 

[Trở về]
Các bài viết phản hồi
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
 
Các tin tức khác
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2025
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này