Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
22:09, Tuesday.April 29 2025
Tài Liệu Học Tập [Trở về]
Bài tham khảo môn cô Điệp
Cập nhật : 25/03/2014 - Đã xem : 6,126 lần

 PHÂN TÍCH CÂU TỤC NGỮ “CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM” Nhóm II

A.     DẪN NHẬP

Con người luôn trưởng thành từ việc học hỏi. Qua những câu tục ngữ, đúc kết kinh nghiệm sống muôn đời của dân tộc Việt Nam, chúng ta có thể học được rất nhiều bài học quý giá cho bản thân. Mỗi khi làm gì thiếu tự tin, chúng ta luôn tự nhắc nhở mình hay được nhiều người khuyên bảo bằng những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích đầy ý vị. Trong trường hợp nào đó, ta hay đọc lên rằng: “có công mài sắt có ngày nên kim” hay được nghe ai đó nói lại câu tục ngữ này. Chúng ta thử hỏi tại sao nói: “có công mài sắt có ngày nên kim”? Câu nói này có ý nghĩa gì đối với chúng ta. Chúng ta thử phân tích ý nghĩa từ câu nói ấy.

B.     PHÂN TÍCH

1.     Nghĩa đen

“Có công mài sắt có ngày nên kim.”

“Mài sắt”-dùng thanh sắt mài lên phiến đá mài để cho thanh sắt mòn và nhỏ lại theo ý của mình.

“Có công”- chỉ cho tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, kiên nhẫn, chịu cực chịu khổ một cách bền bỉ... mới có thể mài sắt thành kim được.

“Có ngày”- gợi cho ta cảm giác rất xa xăm, nhưng có hy vọng, nên việc bỏ công ra để mài sắt không phải vô ích. Điều ấy, cần phải có tính kiên nhẫn, cần cù...

Mài sắt để thành kim là cả một vấn đề, rất khó khăn. Biết bao giờ chúng ta làm được điều ấy. Vì quá khó như thế nên khi đạt được mới có giá trị. Vì quá khó nên chúng ta phải bỏ công ra rất nhiều, phải có nghệ thuật để mài, phải có tính kiên nhẫn mới làm được việc ấy.

Câu nói này không đơn thuần chỉ nói về việc mài sắt làm kim, mà xuyên qua đó ông bà ta còn dạy cho chúng ta một bài học nào đó nữa. Đó chính là lớp nghĩa bóng của nó.

2.     Nghĩa bóng

Từ việc siêng năng mài sắtđể làm thành cây kim,ông bà ta đã khéo léo dạy dỗ con cháu về cách mài giũa tâm tính, tu luyện bản thân để trở thành người tốt, sống có ích cho xã hội.

 Con người không hoàn toàn xấu, hay hoàn toàn thiện, mà nếu biết cách mài giũa tâm tính thì sẽ trở thành người hữu ích. Mài giũa tâm cũng khó khăn không kém mài sắt thành kim, có khi nó khó hơn. Vì “gian sơn dễ đổi, bản tính khó dời.”  Bản tính cố chấp của con người rất khó thay đổi, nó là đầu mối của biết bao nỗi khổ niềm đau, cho nên đức Phật nói rất nhiều về việc phá chấp ấy để giúp con người có được hạnh phúc.

3.     Nghệ thuật

“Có công mài sắt có ngày nên kim.”

- Câu tục ngữ sử dụng điệp từ “có” rất hay, “có công” sẽ “có ngày” như một quy luật tất yếu- nhân quả, tạo niềm tin vững chắc khi mài sắt. Mài dao cho béng đã khó, huống gì mài một thanh sắt để làm thành cây kim thì khó khăn đến nhường nào. Tuy khó khăn như thế, nhưng khi đã bỏ công ra thì luôn thu được kết quả.

-         Nghệ thuật đối:

Đối vế câu:“có công mài sắt” đối với vế “có ngày nên kim” tạo giá trị cho câu tục ngữ.

Đối thanh: sắt (thanh trắc) với từ kim (thanh bằng). Thanh trắc đối với thanh bằng tạo nên âm thanh êm tai, hài hòa, làm cho câu tục ngữ hay hơn.

-         Nghệ thuật ẩn dụ: lối nói ẩn dụ, dùng ví dụ này để nói đến một điều khác ẩn đi, (mài sắt để nói mài tâm) đó là cách nói ẩn ý, rất tinh tế, ý nhị, bóng bẩy, lung linh, đa nghĩa, tạo cho câu tục ngữ mượt mà hơn.

4.     Lớp văn hóa-lịch sử của câu tục ngữ

Từ câu tục ngữ, chúng ta thấy rằng cách giáo dục của người xưa, cách dạy bóng bẩy, ẩn dụ, hình tượng, dạy cho con cháu, là cách dạy phổ biến từ xưa đến nay đều được vận dụng và nó cũng rất phổ biến trong văn chương. Xuyên suốt các thời đại, văn hóa giáo dục như thế đều xuất hiện trong văn học, ông bà ta không chỉ nói một câu duy nhất như thế mà còn nói rất nhiều câu mang tính ẩn dụ, bóng bẩy để giáo dục con người, tiêu biểu như:

Kiến tha lâu cũng đầy tổ. (dùng kiến để nói người, nhấn mạnh tính cần cù bền bỉ để khuyên dạy con người)

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.(hình ảnh con ngựa đau khiến cho cả đàn bỏ cỏ, ý nói một thành viên trong gia đình có hệ lụy gì thì cả gia đình đều bất an)

Con sâu làm rầu nồi canh(nồi canh xuất hiện con sâu khiến cho người ăn mất ngon miệng, cũng như một thành viên trong gia đình gặp scandal sẽ làm cả gia đình phải chịu nhục nhã. Đó là lời khuyên mọi thành viên trong gia đình đừng tạo nên tai tiến, bê bối, nhục nhã)

Giấy rách phải giữ lấy lề(ý nói: dù có khó khăn, bần túng, không có địa vị, bị người đời ruồng bỏ thì vẫn phải luôn giữ phẩm chất tâm hồn trong sáng, tốt đẹp, không làm điều trái lẽ phải để rồi trở thành người xấu, thà sống khó khăn còn hơn sống sung túc mà xấu xa)

Qua những câu tục ngữ mang tính ẩn dụ, cách dạy bỏng bẩy đầy tế nhị, hàm ý như thế rất hấp dẫn người nghe và có giá trị cao trong việc giáo dục.

5.     Phương pháp tiếp cận hệ thống

-           Có công mài sắt có ngày nên kim.” đề tài cần cù, chăm chỉ, siêng năng, nhẫn nại cũng được nói đến qua các câu tục ngữ khác như:

+       Kiến tha lâu cũng đầy tổ. (dùng kiến để nói người, nhấn mạnh tính cần cù bền bỉ)

+       Có chí thì nên. (nhấn mạnh quyết chí)

+       Mưu cao chẳng bằng chí dày. (đề cao ý chí, mưu không bằng chí)

+       Đã tu thì tu cho trót. (đề cao tính quyết tâm, làm gì cũng phải đến nơi đến chốn)

+       Cần cù bù thông minh. (đề cao tính cần cù)

+       Thua keo này bày keo khác.(bền bỉ theo đuổi mục đích)

+       Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.(không nên gục ngã trước nghịch cảnh)

+       Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.(chớ ngại gian nan mà chùng bước)

Đó là những câu tục ngữ có cùng đề tài: siêng năng, chăm chỉ, cần cù nhẫn nại, bền bỉ... và chúng ta thấy rằng tính siêng năng, cần cù, quyết chí luôn là căn bản để đi đến thành công.

-           Có công mài sắt có ngày nên kim.công thức: “có-có” này cũng thường được sử dụng trong các trường hợp khác như:

+       Có khó mới có miếng ăn.

+       Có bụng ăn, có bụng lo.

+       Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.

+       Có chí làm quan, có gan làm giàu.

+       Có dốt mới có khôn.

+       Có tật giật mình, có tình kinh trong bụng.

+       Có vay có trả mới thỏa lòng nhau.

+       Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn.

+       Có nước có cá.

+       Không có lửa sao có khói.

Công thức “có-có” là một logic về mặt nhân quả, tạo nhân sẽ có quả. Vừa tạo niềm tin vừa ngăn được lầm lỗi: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn. Có tật giật mình, có tình kinh trong bụng. Lại có những câu mang tính dự đoán: Có nước có cá. Không có lửa sao có khói…

Như vậy, trong cùng một hệ thống công thức, có-có, ta thấy rằng câu tục ngữ trên cũng nằm trong cách giáo dục về quy luật nhân quả, nhưng mỗi câu lại mang một thông điệp khác nhau, đề cao hay nhấn mạnh một vấn đề nào đó nữa. Câu tục ngữ trên được nhân dân nhấn mạnh, khẳng định tính siêng năng, kiên nhẫn để giáo dục con người.  

6.     Sự bổ sung cần thiết

Tuy nhiên, không phải mài sắt là thành kim được, hay cần cù chưa chắc bù được thông minh hoặc quyết chí chưa chắc làm nên được điều gì. Vì: “Nhiệt tình mà ngu dốt thì thành phá hoại”

Như vậy, từ câu tục ngữ trên và qua những gì đã phân tích, để thành công thì cần phải có tính cần cù và cần nhiều yếu tố khác nữa mới có thể thành công.

Để thành công, con người không những cần cù, siêng năng, nhẫn nại mà còn phải có phương pháp đúng, tri thức, năng lực, khả năng, triển vọng… mới đạt được kết quả cao. Hay tu dưỡng tâm tính phải có phương pháp, kiến thức về việc tự nhận thức chính mình, phải có sức khỏe để tu… mới thành nhân, thành thánh.

7.     Bài học

a.     Bài học từ quá khứ

Nhân dân ta không sợ gian khổ hy sinh, nên chúng ta chiến thắng được quân Nguyên Mông, đế quốc Mỹ Pháp… đó là nhờ tính nhẫn nại, kiên tâm trì chí và biết vận dụng đúng phương pháp cho từng thời đại để đối phó, chống giặc.

Ngày nay kinh tế Việt Nam đang phát triển, phấn đấu đuổi kịp thế giới, đó là điều đáng mừng. Nhưng trước đây, vì kinh tế bao cấp nên đã đưa đất nước tụt hậu, suy thoái trầm trọng, người dân không chết vì chiến tranh mà chết vì đói. Điều ấy khẳng định, tuy chúng ta chăm chỉ, siêng năng, nhẫn nại, nhưng đường lối kinh tế không khoa học, không có phương pháp… thì sẽ thất bại.

Cho nên, làm gì cũng phải có phương pháp, tri thức, năng lực… và một chút siêng năng, nhẫn nại thì sẽ thành công. Ngược lại thì sẽ thất bại.

b.    Bài học ứng dụng hiện tại

Chúng ta có thể ứng dụng câu tục ngữ này vào cuộc sống.

Trong trường hợp nào, chúng ta đề cập đến câu tục ngữ này?

Khi chúng ta làm gì mà còn rụt rè. Chuẩn bị rồi nhưng không giám làm. Nhờ câu này hổ trợ, giúp chúng ta mạnh mẽ hơn.

Khi chúng ta đang làm gì đó mà muốn dừng lại, vì không biết nó sẽ ra sao. Câu tục ngữ sẽ hổ trợ cho ta tiến bước.

Ứng dụng tự thân

Mỗi người chúng ta, đều phải: tập nghe, tập nói, tập đọc, tập viết mới biết chữ. Không có sự bền bỉ của ý chí thì không thể theo suốt 12 năm học, hay 4 năm đại học…

Muốn trở thành người tốt thì phải luôn tránh những điều không tốt, có hại, gây bất hạnh cho mình, cho người… và luôn tôi luyện bản tính xấu xa, ích kỷ, nhỏ nhen thành tốt đẹp hơn.

Ứng dụng trong xã hội

Xã hội không vận hành theo chiều tiến bộ thì sẽ không phát triển.

Không miệt mài nghiên cứu như các khoa học gia thì thế giới sẽ không phát triển như ngày nay. Các khoa học gia vừa siêng năng, vừa có phương pháp, có năng lực, tri thức, sức khỏe nên đã thành công đưa thế giới phát triển như vũ bão. Từ đó, các ngành khác cũng được phát triển theo, như kinh tế, giáo dục, văn hóa, chính trị…

C.     KẾT LUẬN

-  Muốn mài sắt để thành kim thì phải siêng năng mài.

-  Tạo nhân sẽ có quả- là quy luật trong cuộc sống, là chân lý.

          Siêng làm tốt sẽ được nhiều niềm vui.

Siêng làm ác sẽ mang nhiều lo lắng, đau khổ.

-  Muốn thành công trong mọi công việc thì phải siêng năng, nhẫn nại, có phương pháp, có kiến thức, năng lực… và có sức khỏe. Trong Phật giáo cũng đề cập đến tính siêng năng ấy, đó là chánh tinh tấn (siêng năng đối với việc đúng, tốt, lành, thiện) thì sẽ an lành, hạnh phúc lâu bền.

-  Câu tục ngữ đề cao tính chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian nan… nhất là tôi luyện tâm tính để trở thành người tốt, hữu ích cho xã hội.

 

 

Nhóm V. Phân tích truyện cổ tích thần kỳ Tấm Cám

 

 

A.   DẪN NHẬP

B.   NỘI DUNG

1.                 Tìm hiểu một vài xuất xứ và nội dung câu chuyện

2.                  Bi kịch giữa mẹ ghẻ con chồng trong gia đình phong kiến

2.1. Bi kịch giữa gì ghẻ, Cám và Tấm

2. 2. Thân phận của cô gái mồ côi

2. 3. Đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô gái mồ côi.

3. Giá trị nghệ thuật trong truyện Tấm Cám

        3.1. Nghệ thuật tăng tiến theo diễn biến tình tiết câu chuyện

        3.2.  Kết cấu cốt truyện

        3.3.  Sử dụng ngôn ngữ bình dân

3.4. Vai trò của yếu tố thần kỳ

C. KẾT LUẬN

 

A. DẪN NHẬP

 “Một đời sống đạo đức là một đời sống hạnh phúc”

Trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta,cái thiện luôn được trân trọng,đề cao.Đó là "mặt trời chân lý" để mỗi hành động,việc làm của con người hướng tới.Ngược lại,cái Ác luôn đượclên án,ghét bỏ kết tội.Trong cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ác,dân gian luôn để cái thiệnchiến thắng vẻ vang.Đó là ước mơ cũng là sự thật ở đời. Câu truyện cổ tích Tấm Cám sỡ dĩ được lưu truyền rộng rãi và có sức sống bền bỉ phần lớn vì đã phản ánh được sự chiến thắng của cái Thiện đối với cáiÁc đúng như quan niệm của nhân dân. Một chiến thắng đi từ những phản ứng yếu ớt đến mạnh mẽ, từ bị động chịu áp lực đến chủ động phảnkháng.

 B. NỘI DUNG

1.     TÌM HIỂU MỘT VÀI XUẤT XỨ VÀ NỘI DUNG CÂU CHUYỆN

Cuối thế kỷ 19, nữ sĩ Roanphơ Côcxcơ, nhà sưu tầm chuyện dân gian cho xuất bản 345truyện Tấm Cám vào năm 1893với tên gọi “Truyện cô tro bếp” hoặc “Cô lọ lem”.

Mêlêtinxki với cuốn “Nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ” xuất bản năm 1938 ở Mạc Tư Khoa lại sưu tầm được 500 truyện Tấm Cám.

Ở Việt Nam, các dị bản về Tấm Cám có rất nhiều. Được chia thành 3 vùng lãnh thổ:

- Vùng Bắc bộ: Nhiều nơi lập đền thờ Bà Tấm – Đồng hóa với chuyện Ỷ Lan Thái Phi

- Vùng Nam Bộ: Cuộc thi đua bắt tôm tép không phải cho yếm đỏ mà chọn ai làm chị. Chim sẻ bày Tấm sàng gạo ra gạo chứ chim không tự nhặt. Vua đi đám giỗ chồng bà lão, thấy trầu nhận ra vợ mình.

- Vùng Cao Nguyên: các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, H Mông, Chàm,... đều trước tác những dị bản về Tấm, Cám.

Tuy các dị bản cốt truyện dài ngắn có khác, nhưng cốt truyện vẫn xung quanh 2 vấn đề: tác dụng của “báu vật” hay “Mẹ ghẻ con chồng” hoặc “Con chồng”. Trong truyện Tấm Cám này, chủ yếu tập trung hệ thống “mẹ ghẻ con chồng” hay “con chồng”.

2.      BI KỊCH GIỮA MẸ GHẺ CON CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH PHONG KIẾN

Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồng

(Phạm công Cúc Hoa)

Truyện cổ tích Tấm Cám,hai tuyến nhân vật Thiện -Ác phân ra rất rõ rệt .Cái Ác tiêu biểu là dì ghẻ và Cám.Đây là hai nhân vật luôn có những hành động áp bức,bóc lột,đồng thời chúng có những âm mưu thâm độc,tànác,mất hết tính người.Nhân vật Tấm lại đại diện cho cái Thiện,cô đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu số phận hẩm hiu bất hạnh:mẹ mất sớm,bố nhu nhược,bị dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ hiếp đáp.

           2.1. Bi kịch giữa gì ghẻ, Cám và Tấm

Con gẻ, con ở

Phận con chồng,Tấm phải quần quật làm việc nhà từ sớm đến tối,không chút ngơi nghỉ,trong khi đó,Cám con đẻ của dì ghẻ nhởn nhơ rong chơi,biếng nhác.Tấm bị nhiếc móc chửi bới(Nghi Xuân – Tấn Lực), Cám: Như tiểu thơ, Tấm: như đứa ở.Cám ham chơi,lười biếng nhưng nhờ xảo trá quỷ quyệt lại được phần thưởng.Chưa hết,mẹ con Cám còn luôn âm mưu triệt mọi nguồn vui sống, mọi mối giao lưu của cám đối với cuộc đời.

Sự bất công ấy được cụ thể trong tình huống hai chị em Tấm Cám đi bắt tép.Cám ham chơi,lười biếng nhưng nhờ xảo trá quỷ quyệt lại được phần thưởng. Bị Cám lừa trút mất giỏ tép, mất hi vọng có cái yếm đàoTấm khóc. Với cô Tấm nghèo khó, mồ côi, đang ở tuổi trăng tròn, lại chẳng bao giờ được nhận một món quà nào thì cái yếm đào chỉ là một món quà bé nhỏ nhưng nó thật đáng quý.

Vì vậy, dường như Tấm không chỉ khóc vì bị mất yếm đào mà còn vì chút hi vọng được nhận yêu thương cũng tan biến mất. Bị lừa đi chăn trâu đồng xa để ở nhà mẹ con Cám làm thịt chú bống bé nhỏ bầu bạn với Tấm, Tấm lại khóc. Chú bống nhỏ bé, được cô nhường nhịn, chăm chút yêu thương trong bát cơm hẩm san sẻ cho bống và câu gọi thiết tha

“Bống bống bang bang,

lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,

chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”.

 Với cô gái mồ côi không được nhận sự chăm sóc nào như Tấm thì chăm chút cho bống là một nhu cầu tình cảm, nhu cầu được chăm chút và sẻ chia. Vì vậy, việc giết bống đâu phải để thoả mãn sự tham ăn của mẹ con Cám mà là để hành hạ Tấm, phá đi chỗ dựa tình cảm của cô gái đơn côi. Cục máu bầm nổi trên mặt giếng như bằng chứng không lời về sự tàn bạo, độc ác của hành động giết bống. Lần thứ ba Tấm khóc là khi cô không được đi hội làng. Dì ghẻ trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt. Đến đây, sự hành hạ chẳng cần phải che đậy như những lần trước. Hội làng là ngày vui nhất trong năm. Mọi người từ già đến trẻ, từ giàu đến nghèo đều được đi hội và chia sẻ niềm vui chung, thế mà riêng Tấm bị bắt ở nhà, cô càng lẻ loi hơn. Tấm lại khóc và dường như tiếng khóc lại một lần nữa đẩy nỗi đau khổ của cô lên cao hơn.

Theo quy luật tuần hoàn trong tự nhiên mỗi cái gì lên cao đến đỉnh điểm thì cũng là lúc chúng bắt đầu có chiều hướng xuống. Tấm cũng không ngoài những quy luật này và chiếc dày là cầu nối cho tấm hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.

Trong truyện Tấm Cám Việt Nam và những truyện tương tự của nước ngoài, các cô gái mồ côi đến với hạnh phúc nhờ đôi giày, đó là vật báu trực tiếp đem lại may mắn cho những người có số phận hẩm hiu. Nhờ chiếc giày cô gái đánh rơi mà nhà vua hay hoàng tử nhận ra người đẹp và kết hôn với cô. Hình ảnh đôi giày trong văn hoá một số nước có ý nghĩa giao duyên, là vật làm tin cho các chàng trai cô gái thường trao nhau trước hôn lễ.

Ở  phương Tây các chú rể người Đức thường tặng cho vị hôn thê của mình một đôi giày trong lễ đính hôn. Khi cô gái ướm chân vào giày, chàng trai phải tự tay mình đóng nốt những chiếc đinh cuối cùng với hi vọng hôn nhân của họ sẽ bền chặt. Ở Trung Quốc, các cô gái dù chưa biết mặt người chồng tương lai của mình là ai vẫn cứ khâu một đôi giày vải hoặc tết một đôi giày rơm làm món quà tặng đầu tiên cho chồng. Ở Việt Nam, đôi giày không có ý nghĩa giao duyên, nhưng khi những người phụ nữ bình dân Trong truyện Tấm Cám Việt Nam và những truyện tương tự của nước ngoài, các cô gái mồ côi đến với hạnh phúc nhờ đôi giày, vật báu trực tiếp đem lại may mắn.

 Nhờ chiếc giày cô gái đánh rơi nghe tin loa truyền, ai đi vừa giày sẽ được làm hoàng hậu thì “đàn bà con gái trong đám hội chen nhau đến ướm chân vào giày”. Ướm chân  chính là được một lần thử vận may của mình! Có ai không mơ ước hạnh phúc và có ai lại bỏ qua cơ hội kiếm tìm hạnh phúc cho mình. Ướm giày, họ hi vọng một may mắn tình cờ nào đó sẽ dẫn mình đến tương lai tốt đẹp. Nhưng truyện cổ tích không bao giờ có ngẫu nhiên cho những người bất kì. Chỉ có người đáng hưởng hạnh phúc nhất mới là người ướm chân vừa giày và nhận món quà may mắn của số phận. Ta hiểu rằng, đằng sau luỹ tre làng yên tĩnh luôn ấp ủ bao mơ ước lãng mạn và kì diệu của người nghèo, truyện cổ tích đã tạo hình cho những mơ ước đó và nuôi nó sống động trong những câu chuyện kể.  

Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật thiện như Tấm trong truyện cổ tích châu Âu và thế giới. Điều đó một mặt phản ánh ước mơ thiện thắng ác, mặt khác còn nêu triết lí “ở hiền gặp lành”, một triết lí phổ biến trong truyện cổ tích.

2. 2. Thân phận của cô gái mồ côi

Sớm mồ côi cha mẹ, Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám. Hằng ngày, Tấm phải làm mọi công việc nhà: “phải làm việc lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, với bèo; đêm lại còn xay lúa mà không hết việc” chỉ để nhận lấy những trận đòn roi từ bà dì ghẻ

Tục ngữ có câu:

Cha chết ăn cơm với cá

Mẹ chết liếm lá đầu chợ

 Trong bao nỗi đau buồn của một đứa trẻ, có lẽ đau khổ thiệt thòi nhất là thiếu mẹ. Mồ côi cha đã khổ, mồ côi mẹ còn thiệt thòi, đau khổ hơn nhiều. Mọi đau khổ của Tấm đều bắt nguồn từ quan hệ với mẹ con người dì ghẻ. Tấm cô đơn chỉ biết khóc mỗi khi bị hành hạ.

Những đau khổ của người mồ côi là có thực và phổ biến, còn hạnh phúc mà họ được hưởng thường rất hiếm hoi, phần lớn chỉ là mơ ước. Để phản ánh mơ ước về hạnh phúc qua nhân vật mồ côi, truyện cổ tích đã “chữa lại” số phận không may mắn cho họ. Điều đó thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, hi vọng ở tương lai công bằng, dân chủ của nhân dân lao động.

 Như mỗi lần Tấm gặp khó khăn, dẫu cho có cảm thấy bất công, bị thua thiệt hay tủi phận, thì cô đều tỏ ra yếu đuối, chỉ biết khóc và nhờ vào sự phù trợ của ông Bụt. Bụt hiện ra, đền bù những thua thiệt, mất mát của Tấm và thường là sự đền bù to lớn, tốt đẹp hơn.

 Ở phuơng diện ý nghĩa xã hội, sự giúp đỡ của Bụt thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả dân gian, tức đa số nhân dân lao động đối với Tấm, cũng như đối với những người hiền lành, nghèo khổ và có phẩm chất tốt đẹp như Tấm. Mặt khác, có thể nói Bụt đóng vai trò tạo thêm sức mạnh cho Tấm để đi đến thắng lợi. Nhưng ông Bụt giúp Tấm được bao nhiêu thì lại bị cướp đi hết bấy nhiêu và cuối cùng cướp luôn cả mạng sống của Tấm mà ông Bụt cũng bó tay, bất lực. Có lẽ cô quá yếu đuối, yếu đuối đến mức không giữ nỗi hạnh phúc của mình, để cho người khác cướp mất. Nếu không muốn nói đó là sự nhu nhược không dám nói lên tiếng nói cho riêng mình, một hiện tượng không những phổ biến trong xã hội Phong Kiến xưa mà cả trong xã hội hiện nay.

Trong cuộc sống, hạnh phúc thực sự chỉ có thể do bản thân mình tự đấu tranh tranh mà có, bởi ai ai cũng muốn hưởng hạnh phúc, mà cái hạnh phúc ấy thì lại quá ít ổi để có thể chia sẽ. Vậy tại sao cô không thể đứng dậy đấu tranh cho bản thân mình. Vì thế nên, ở giai đoạn hậu thân, Tấm phải tự mình đảm nhiệm phần việc mà ông Bụt đã không giúp và không thể giúp. Khi còn sống, Tấm hiền dịu, ngây thơ, nhân hậu bao nhiêu thì sau khi chết cô lại đáo để và quyết liệt bấy nhiêu

2.3.            Đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô gái mồ côi.

Các truyện cổ tích châu Âu cùng kiểu với truyện Tấm Cám của Việt Nam thường kết thúc khi cô gái mồ côi kết hôn với hoàng tử và hưởng hạnh phúc. Truyện Tấm Cám không chỉ dừng ở kết thúc phổ biến đó mà còn tiếp thêm một chặng nữa của cuộc đời nhân vật. Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị cái ác tiêu diệt.

Vốn là một cô gái hiền lành lương thiện, khi trở thành hoàng hậu tính chất bình dân ấy vẫn còn đọng lại trên một con người nhưng mang hai thân phận đối lập nhau “hoàng hậu- cô gái mồ côi” với lòng hiếu thảo tấm làm tất cả các công việc không toan tính, vô tư, hồn nhiên như trèo hái cau cúng cha không may đã lọt vào mưu kế mẹ con Cám bày mưu kế chặt cây giết chết. hành động tàn ác của mẹ con cám khiến cô Tấm hiền lành, ngây thơ vừa ngã xuống, thì linh hồn cô mạnh mẽ và quyết liệt hơn sống dậy, hoá thân trở về với cuộc đời, công khai chống lại cái ác đòi hạnh phúc quền sống cho chính mình. Cuộc chiến đấu đó thật gian nan, quyết liệt nhưng cũng thật hấp dẫn đối với người nghe, người đọc truyện cổ tích. Bởi trong cuộc đời, những gì người mồ côi yếu thế, nhỏ nhoi không thể làm được thì cô Tấm đã thay họ thực hiện “ oán thì trả oán, ân thì trả ân” đến tận cùng.

Tấm thảo hiền bị dì ghẻ chặt cây sát hại mà không cam chịu chết. Cô hoá vàng anh, bay vào cung vua báo hiệu sự có mặt của mình trong lời nhắc nhở “Giặt áo chồng tao, thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao, thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”, vàng anh bị giết chết. Tấm hoá cây xoan đào (khung cửi), tuyên chiến với kẻ thù trực tiếp và dữ dội hơn “Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”, khung cửi bị đốt cháy. Từ đống tro tàn chết chóc, Tấm hoá cây thị (quả thị) trở lại với đời. Trong sự hoá thân ấy có sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm. Phải chăng trong nhân vật Tấm đã hội tụ sự dịu dàng và tính cách bất khuất của phụ nữ Việt Nam từ xa xưa.

Tấm đã hoá thân, cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện. Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa thiện với ác, đồng thời cũng thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện. cô Tấm có thể chết đi sống lại, có thể tự mình hoá thân để trở lại với đời. Chính những người dân nhân hậu và giàu tình thương đã không nỡ để một cô gái lương thiện như Tấm phải chết oan ức trong thầm lặng. Họ đã mượn yếu tố kì ảo, thổi sức sống mãnh liệt cho nhân vật, vực nhân vật dậy “đi trả thù và sống tự do”. Nhân dân đã gửi gắm vào nhân vật Tấm lòng nhân đạo, tình yêu thương con người sâu sắc của mình.

Chim vàng anh, cây xoan đào (khung cửi), cây thị (quả thị) là những nơi Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những vật bình dị thân thương trong cuộc sống dân dã. Đó cũng là những hình ảnh đẹp của làng quê, làm nên ấn tượng thẩm mĩ cho câu chuyện. Nếu như ở phần đầu truyện, mỗi lần Tấm khóc Bụt thường hiện lên ban tặng vật thần kì, thì ở phần sau, cuộc đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn nhưng Tấm không còn khóc, cũng không còn thấy sự xuất hiện của Bụt, chỉ thấy Tấm hành động liên tiếp để chống lại kẻ thù. Cũng chính nhân dân lao động, những người có thân phận như Tấm, những người thấu hiểu và cảm thương cô Tấm thiệt thòi, đã gửi vào nhân vật ấy ý thức mãnh liệt giành và giữ hạnh phúc của mình. Đằng sau câu chuyện đã gửi gắm một chân lí: Hạnh phúc chỉ bền chặt khi ta biết dũng cảm giành và giữ lấy. Vì vậy, nếu lúc đầu mỗi lần Tấm uất ức chỉ biết ngồi khóc, còn Bụt làm thay tất cả, thì đến đây chim vàng anh, khung cửi, quả thị (yếu tố kì ảo) không thay Tấm trong cuộc chiến đấu mà chỉ là nơi Tấm hoá thân, tạm ẩn mình để trở về đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn.

Sau bao lần hoá thân chống lại kẻ thù, Tấm trở về với cuộc đời, với làng quê bình dị, vẫn là cô gái đảm đang khéo léo trong miếng trầu têm cánh phượng. Nhờ miếng trầu mà nhà vua nhận ra người vợ đảm của mình và đưa Tấm về cung. Miếng trầu là hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống văn hoá Việt Nam, gắn với phong tục hôn nhân người Việt “Miếng trầu nên dâu nhà người”,

hay “Miếng trầu ăn ngọt như đường, đã ăn lấy của phải thương lấy người”…Miếng trầu mang ý nghĩa giao duyên như vậy đã có mặt trong sự hội ngộ của nhà vua và Tấm.

 Nhiều lần chết đi sống lại trong lốt chim, cây, quả… dường như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn chừng nào cái ác còn tồn tại, chừng nào mẹ con Cám còn hiện diện. Cô lừa Cám để nó sai người đào hố, giội nước sôi, tự tìm đến cái chết. Kết thúc đó nêu triết lí dân gian, phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng phạt tận gốc kẻ thù. Cuối cùng, hạnh phúc đã trở về với Tấm như món quà tặng quý giá cho lòng chung thuỷ và sự dũng cảm của cô.

Sự hoá thân nhiều lần rồi trở về với cuộc đời của Tấm là biểu hiện sinh động của quan niệm về công bằng xã hội và hạnh phúc. Người lương thiện phải được nhận hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bị trừng phạt, đó là quy luật của lòng nhân đạo, tình yêu thương con người. Người lao động không chờ đợi hạnh phúc đẹp và mơ hồ ở cõi nào khác, mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay trên mảnh đất mình từng gắn bó, ở nơi trần thế. Những lần hoá thân ấy của Tấm đã hàm chứa nhiều triết lí dân gian sâu sắc về hạnh phúc và đấu tranh, đúng như có nhà thơ đã viết:

Không rơi xuống bùn, ôi trái thị quê ta,

Để bùn lấm và thành bùn vạn kiếp

Rơi vào tay người đó là định luật,

Của đấu tranh và nhân nghĩa Việt Nam.

 

3.         Giá trị nghệ thuật trong truyện Tấm Cám

3.1. Nghệ thuật tăng tiến theo diễn biến tình tiết câu chuyện

Ban đầu cái Thiện luôn tỏ một vẻ nhẫn nhục đến nhu nhược. Nhưng đây là quan niệm “dĩ hòa vi quý"của dân gian.Không muốn ân oán chất chồng,chịu thiệtmột phần để mong bình yên một thuở.Nhưng....đến một ngưỡng nào đó,cái Thiện sẽ vùng lên chống trả.

Cái Ác tàn nhẫn muốn độc chiếm sự sống,âm mưu sát hại cái Thiện.Cái thiện muốn sinh tồn phải chống trả.Sự phản kháng đi từ yếu đến mạnh,từ bị động đến chủ độngvàđể rồi giành chiến thắng vẻ vang.

Mụ dì ghẻ và đứa con đẻ ác ngiệt không chiếm được ngôi vị hoàng hậu thì âm mưu giết Tấm.4lần chúng ra tay thì bốn lần đều thất bại:chặt cây cau, giếtchim vành anh,chặt cây xoan đào,đốt khung cửi.Sau mỗi lần bị bức hại, nàng hòa kiếp trở về. Lần đầu nàng chỉ nhắc nhở:

Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào

Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao.

Đến lần bị giết hại thứ hai.Tấm không nhắc nhở Cám nữa mà lặng lẽ giành lại hạnh phúc của mình.Nàng hóa thân thành cây xoan đào,ngày ngày che mát cho vua,ở bên chồng về tình nghĩa.Tấmthay đổi về thái độứng xử.Đã ý thức sâu sắc về sự mất mát của mình,nàng chủ động tìm lại nó.

Lần thứ 3, cô chủ động tìm đến kẻ thù răn đe:

Kẽo cà kẽo kẹt

Lấy tranh chồng chị,chị khoét mắt ra.

Tư thế của Tấm bây giờ đã khác trước.Lần trước nàng xác định quan hệ ngang bằng với Cám "tao -mày";giờ đây nàng coi mình là người trên xưng "chị ".Nàng biết mình bị "tranh chồng"và sự đe dọa của Tấm thật quyết liệt "khoét mắt ra".

Lần hóa thân cuối cùng của Tấm đã quyết tâm vùng dậy làm chủ cuộc đời,làm chủ hạnh phúc của mình.Quả thị thơm lừng như vẻ đẹp nơi cô Tấm ngát hương, nàng trở về kiếp con người để chủ động tận hưởng hương thơm và mật ngọt cuộc sống –thứmà nàng đáng được hưởng.Đây là một kết thúc có hậu,là khúc khải hoàn viên mãn của cái Thiện trong cuôc đời này.

Sự trờ về của cô tấm trong ngôi vị hoàng hậu,sự chiến thắng trọn vẹn của cái Thiện đã chứng minh cho quy luật"nhân quả", ởhiền gặp lành.

Các tình tiết trong cốt truyện được thực hiện theo chiều tăng mạnh và bi đát: Từ chuyện nhỏ đi bắt tép,.... đến cao trào giết chết Tấm đoạt ngôi vị, đoạt chồng.

3.2. Kết cấu cốt truyện

            "Tấm cám", vẫn là lối kết cấu liên chuỗi các sự kiện theo trục thời gian tuyến tính quen thuộc,vẫn là sự liên kết hoàn chỉnh các chi tiết, các sự việc trong sự phát triển cốt truyện theo xu hướng khẳng định niềm tin về chân - thiện - mĩ; vẫn là hệ thống nhân vật được xây dựng thành hai tuyến rạch ròi theo mô típ truyền thống:”thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”; vẫn với nội dung phản ánh những mâu thuẫn, những mối quan hệ trong đời sống xã hội vào lúc giao thời chuyển từ mẫu hệ sang phụ quyền; vẫn với chất thơ lãng mạn, bay bổng với sự tham gia tích cực của yếu tố thần kỳ và những giấc mơ của nhân dân v.v.. tác phẩm đã thực sự đạt đến sự hoàn thiện của thể loại cổ tích trên mọi phương diện. Dễ nhớ, dễ đi vào lòng người với lối kể chuyện mộc mạc, giản dị. Dễ gây xúc động bởi hình tượng cô Tấm xinh đẹp, nết na, hiền thục đã trở thành huyền thoại, thành chuẩn mực đạo đức của các cô thôn nữ. Không những thế, "Tấm Cám" còn khẳng định rõ ràng  tác dụng hướng thiện của nó đối với con người bởi cái chân lí muôn đời của nhân dân "ở hiền gặp lành…". Vậy mà càng nghĩ về cách ứng xử nghệ thuật của nhân dân, càng thấy dụng ý của ông cha ta không hề đơn giản.

3.3. Ngôn ngữ  bình dân.

Truyện "Tấm Cám" là câu truyện cổ tích tiêu biểu và có tính phổ biến nhất trong kho tàng cổ tích Việt Nam. Đã là người Việt Nam thì gần như ai cũng biết đến câu chuyện về cô gáimồ côi ngoan hiền mà bất hạnh, phải chịu biết bao nhiêu nỗi ấm ức cơ cực, thậm chí phải chết đi sống lại nhiều lần mới được hưởng cuộc sống và niềm hạnh phúc của một con người. Bằng trí tưởng tượng phong phú và nghệ thuật xây dựng các nhân vật rất tài tình, những câu văn vần mang đầy màu sắc ca dao, tục ngữ của mẹ con Cám và Tấm trong đời sống hằng ngày đi vào lòng người một cách dễ nhớ dễ hiểu, mặt khác các câu văn như những mô típ điêu khắc nỗi bật lên, gây nhiều hứng thú.

Lời gà gáy:

Cục ta cục tác !

Cho ta nắm thóc,

Ta bới xương cho”

 

Hay lời dè bỉu của mẹ con cám đối với tấm:

“Chuông khánh còn chẳng ăn ai

Nữa là mãnh chĩnh vứt ngoài bụi tre”

Tiếng chim vàng anh kêu:

“giặt áo chồng tao

Thì giặt cho sạch!

Phơi thì phơi bằng sào,

Chớ phơi bằng rào,

Rách áo chồng tao”

Khung cửi kêu:

Cót ca cót két,

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra”

 3.4.  vai trò của yếu tố thần kỳ.

           Yếu tố thần kỳ có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn của cổ tích như một cách thức hiển nhiên mà tín ngưỡng dân gian đã ảnh hưởng sâu đậm vào trong cảm quan và nhận thức của người bình dân xưa. Mỗi tác phẩm cổ tích thần kỳ không thể không có yếu tố thần kỳ. Ở "Tấm Cám" cũng vậy, song nó có những điểm khác biệt cơ bản so với đa số các tác phẩm cổ tích thần kỳ khác mà chúng ta vẫn biết.

            Đối với một số truyện cổ tích Việt Nam, như: Cây tre trăm đốt, Chử Đồng Tử, Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây khế.., ta dễ dàng nhận thấy trong cách giải quyết các mâu thuẫn, bên cạnh những phẩm chất bất biến của nhân vật chính diện thì yếu tố thần kỳ là người giữ sinh mệnh, quyết định hoàn toàn kết cục của họ. Trong từng việc làm của mình thì những nhân vật như anh Khoai, Chử Đồng Tử, Sọ Dừa, Thạch Sanh, người em… đều có sự giúp đỡ đắc lực một cách trọn vẹn từ Bụt, Tiên hay một thế lực thần thánh khác. Chẳng hạn: sức mạnh của anh Khoai là ở những câu thần chú "khắc nhập", "khắc xuất"; sức mạnh của Chử Đồng Tử nằm ở cây gậy và chiếc nón; sức mạnh của Sọ Dừa là ở hình hài kỳ dị, ở những viên đá lửa và con dao mà chàng trao cho người vợ trẻ; sức mạnh của Thạch Sanh là ở cây cung, cây đàn và cái nồi cơm… tất cả những điều đó đều do thần linh ban cho các nhân vật. Còn ở cô Tấm, nếu so sánh kĩ, ta sẽ thấy sự khác biệt rất lớn trong cách thức mà tác giả dân gian sử dụng yếu tố thần kỳ trong việc giải quyết mâu thuẫn.

            Nếu ở đầu câu chuyện, ở những sự kiện đầu tiên (tính đến cái chết của Tấm khi trèo cau), yếu tố thần kỳ giữ "độc quyền" trong việc khai thông bế tắc của tình tiết truyện và giúp đỡ hoàn toàn đối với Tấm, thì càng về sau nó lại được sử dụng một cách biến hoá hơn rất nhiều. Khi Tấm bị Cám lừa đổ mất giỏ cá, khi Tấm bị mẹ con dì ghẻ lừa giết thịt Bống, khi Tấm bị bắt phải nhặt riêng thóc lẫn gạo trong ngày đi xem hội, rồi đến cả những váy áo và đôi giầy, Tấm đã được Bụt giúp sức hoàn toàn. Nhưng từ khi Tấm chết, cái chết mà Bụt đã đứng ngoài cuộc, thì yếu tố thần kỳ đã tham gia vào cuộc đời cô ở một dạng khác, và lẽ dĩ nhiên là với một dụng ý khác trong sự sáng tạo của quần chúng. Lúc này Bụt không xuất hiện thêm một lần nào nữa mà yếu tố thần kỳ đã nằm ngay trong bản thân Tấm.

            Tấm luôn chịu sự tấn công của cái ác. Cô đã phải chết đi sống lại nhiều kiếp, nhiều hình dạng khác nhau và luôn bị mẹ con mụ dì ghẻ tìm cách tiêu diệt: làm chim vàng anh thì bị giết thịt, làm cây xoan đào thì bị chặt, làm khung cửi thì bị đốt, và chỉ đến khi hoá thân vào quả thị và náu mình trong nhà bà lão (nghĩa là về giữa nhân dân) thì Tấm mới được sống yên. Quần chúng vẫn chưa đủ can đảm để xoá bỏ đi vai trò của yếu tố thần kỳ (hơn nữa đó là bản chất nghệ thuật của cổ tích), nhưng đã biết sử dụng nó ở một mức độ cao hơn, có thể nói là "người" hơn, chứ không hoàn toàn thần thánh từ đầu đến cuối như những tác phẩm khác.

            Trong cách sử dụng yếu tố thần kỳ ở giai đoạn sau của cuộc đời Tấm thì nhân dân đã "thần hoá" nhân vật để cô có đủ sức mạnh đấu tranh giành quyền sống, quyền hạnh phúc trước cái ác. Đó không phải là một sự ngẫu nhiên mà là sản phẩm của óc sáng tạo tuyệt vời trong những ước mơ của ngườilao động. Theo đó,ta hiểu rằng nhân dân mong muốn những con người bé nhỏ, bất hạnh sẽ có đủ năng lực để tự giải quyết lấy những vấn đề của số phận mình, và cao hơn là đấu tranh cho chính nghĩa. Nhân dân đã gửi gắm vào Tấm ước mơ tự mình chống lại những áp bức bất công đang đè nặng lên cuộc đời của họ. Tác giả dân gian muốn biến cái mầunhiệm hoang đường vào hiện thực đời sống để có thể làm được tất cả những điều chính nghĩa mà họ cần phải làm. Vai trò của yếu tố thần kỳ không hề bị mất đi, cũng không bị lu mờ hay giảm bớt mà nó còn được sử dụng thiết thực và hiệu quả hơn khi nó trở thành vũ khí, thành sức mạnh bên trong của những người lương thiện. Nhân dân muốn rằng con người được thực hơn, sự việc được thực hơn, những cái tốt cái đẹp được thực hơn, và những ước mơ cũng thực hơn.

 

C.   KẾT LUẬN

Qua câu truyện “Tấm Cám”, ta thấy được cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay, cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiền thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

         Đồng thời tác giả dân gian đã khéo léo dẫn dắt câu truyện một cách bất ngờ, thú vị, mang đầy ý nghĩa. Sau khi Tấm chết, cô đã thay hình đổi dạng liên tục (không dưới bốn lần) để cuối cùng cô tại xinh đẹp hơn; cô đã trải qua hết bất hạnh này đến đau khổ khác để cuối cùng niềm hạnh phúc đến với cô trọn vẹn hơn; cô trải qua nhiều thử thách để cuối cùng cô già dặn hơn, chín chắn và mạnh mẽ hơn. Từ một cô gái chỉ biết khóc trong cam chịu, Tấm đã lớn lên rất nhiều khi biết đấu tranh, biết đòi giành lại những gì là của mình, biết và dám trừng trị kẻ đã gây đau khổ cho mình. Với quá trình phát triển của hình tượng Tấm, cổ tích "Tấm Cám" muốn khẳng định rằng: con người ta không nên và không được dễ dàng chấp nhận những đau khổ đến với mình, hạnh phúc chỉ có khi ta biết và dám đấu tranh để có nó, và hạnh phúc sẽ trọn vẹn hơn khi ta tự mình tìm và giành lại. Đó là một triết lí trong cuộc sống. Ngoài ra, cách ứng xử này của tác giả dân gian (để Tấm biến thành chim, cây, khung cửi, quả thị) còn có thể hiểu thêm rằng: khi cần thiết thì ngay cả những vật vô tri bé nhỏ cũng đứng về cái thiện và che chở cho cái thiện để đấu tranh cho quyền sống và quyền hạnh phúc chính đáng của con người.

 

Phân tích bài ca dao:

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

 

DÀN BÀI

 

A.DẪN NHẬP

B.NỘI DUNG

1. Khái niệm Ca dao

2. Xuất xứ bài ca dao

3. Phân tích

3.1. Nội dung và nghệ thuật

3.2. Liên hệ những bài ca dao tương tự:

3.2.1. Những bài ca dao có nội dung tương tự

3.2.2. Những bài ca dao liên quan đến “bần”

3.3. Giá trị bài ca dao với cuộc sống hiện nay

C. KẾT LUẬN

 

A. DẪN NHẬP

Ca dao là tiếng đàn muôn điệu được rung lên với những cung bậc cảm xúc khác nhau, giúp người dân lao động bày tỏ tâm tư tình cảm của mình. Bên cạnh những giai điệu tươi vui và rộn ràng, ta còn nghe vang vọng không ít những khúc nhạc buồn thương ai oán. Đó là nỗi lòng của những kiếp người bất hạnh, những cảnh đời trắc trở, éo le. Nổi bật hơn cả là những tâm sự sầu đau, phiền muộn; những tiếng than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa cũ. Nỗi lòng không biết bày tỏ cùng ai, người phụ nữ chỉ biết gửi trọn vào những câu hát để khóc than cho thân phận của mình. Một trong những bài ca dao than thân buồn thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa cũ ấy là:

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

 

B. NỘI DUNG

1. Khái niệm Ca dao

Ca dao (歌謠) là một từ Hán Việt. Theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn.

Ca dao là một trong những thể loại trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm con người. Ca dao là một thể loại lớn của bộ phận Văn học dân gian Việt Nam.

2. Xuất xứ bài ca dao

Bài ca dao được phát xuất từ miền Nam nước ta. Bởi vì đồng bằng sông Cửu Long là nơi có nhiều sông nước, nơi thích hợp cho loại cây bần sinh sống và phát triển.

3. Phân tích bài ca dao

3.1. Nội dung và nghệ thuật

 

Người con gái mở đầu bằng câu:

“Thân em như trái bần trôi”

Bầnlà một loại cây to thường mọc dọc theo bờ sông hoặc kênh rạch của miền sông nước Nam bộ. Quả bần tròn, dẹt, ăn có vị chua chua, chát chát, ít ai dùng đến. Khi rụng thì trôi bập bềnh xuống lên theo sóng nước. Có thể nói đây là loại cây rất quen thuộc của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long nhưng cũng là loại cây có giá trị kinh tế thấp.

Bầncũng được hiểu theo nghĩa là “nghèo”. “Bần hàn”, “bần cùng”, “bần nông”, “bần tăng”(nhà sư nghèo),…

Cây bần mọc dại ven sông, cũng được ví như nỗi khốn khổ, nghèo hèn của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời xa xưa không có giá trị gì đáng kể.

Tác giả đã lấy thứ trái cây rất dân dã để ví với “thân em”. Một hình ảnh hết sức gần gủi nhưng không kém phần độc đáo. Đây cũng thể hiện nét riêng nhất của vùng sông nước Nam bộ. Hình ảnh “trái bần” lại đồng âm với tính từ “bần” (nghèo), đã  tạo nên một sự cộng hưởng về nét nghĩa biểu hiện rất ý vị.

 

Hình ảnh so sánh trái bần giống như thân em nổi trôi vô định trong câu thứ hai càng làm tăng thêm phần đau thương cho cô gái:

“Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Gió dập/ sóng dồi. Tác giả sử dụng động từ với cường độ rất mạnh (dập, dồi), như chỉ một khối nguy hiểm lớn luôn luôn đè nặng lên một vật thể yếu ớt.

Nghệ thuật sử dụng thành ngữ “gió dập sóng dồi” tạo nên hình ảnh sinh động về tình cảnh trôi nổi dầy phong ba bão táp trong cuộc đời người phụ nữ không biết phương trời nào là bến đỗ bình yên.

Dập, dồi: trạng thái không đứng yên một chỗ, luôn vận động xuống lên, trôi nổi. Trái bần không được trôi một cách nhẹ nhàng, êm dịu trên con sông phẳng lặng, mà trái bần ở đây phải chịu cảnh đau thương bởi “Gió dập sóng dồi”.

Không chỉ dừng lại ở sóng gió của thiên nhiên. Sóng gió ở đây cũng chính là những phong ba bão táp của cuộc đời giáng xuống số phận người phụ nữ. Dòng nước, dòng đời, luôn luôn trôi về một phương trời vô định mà một thân phận yếu ớt trước dòng chảy đó không lường trước được mình sẽ dạt về đâu. Tình cảnh đau khổ, cuộc sống bấp bênh, nổi trôi lênh đênh của một thân phận yếu ớt,... Và, một câu hỏi không nhận được lời đáp trả, phải chăng đây là một sự buông xuôi mặc cho số phận - “biết tấp vào đâu?”. Chúng ta vẫn thường bắt gặp ý này trong lời than: “thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu”.

Người phụ nữ bao phen trôi nổi, lên xuống giữa dòng xoáy cuộc đời như vậy, nhưng cuối cùng cũng chẳng “biết tấp vào đâu?”

Bài ca dao được làm theo thể thơ lục bát biến thể, và hệ thống công thức được sử dụng ở đây là “Thân em như...”, có tính chất nhấn mạnh, khẳng định. Chủ thể trữ tình đã thể hiện sự tự ý thức về thân phận của mình, chính điều này đã tạo nên sắc thái biểu cảm có phần chua xót hơn, đau đớn hơn, day dứt hơn.

Từ “thân” ở đây không phải chỉ nói đến con người về mặt thân xác, thể lực nói chung mà còn nói về cái cá nhân, riêng tư của mỗi người. Cái “thân” ở đây gắn liền với cái “phận”.

Trong chế độ nam quyền dưới thời phong kiến xưa cũ, người phụ nữ không được quyền làm chủ bản thân, không được quyền quyết định cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người khác. Và, người phụ nữ phải tuân giữ tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, đây là những sợi dây đã buộc chặt số phận người phụ nữ và họ khó tìm thấy được tự do trong cuộc sống. Hình ảnh “Thân em...” vì thế vừa mang tính cụ thể, vừa có khả năng khái quát cao, nó dễ đi vào lòng người, tìm được sự đồng cảm của nhiều người.

Bài ca dao sử dụng biện pháp so sánh. “Thân” người được ví với “trái bần”. Những ngôn từ được dùng trong bài rất giàu hình ảnh (thân em, trái bần, sóng, gió). Chỉ với 14 chữ nhưng đã sử dụng đến 4 động từ (trôi, dập, dồi, tấp) càng làm cho bài thơ tăng thêm phần sinh động.

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em như…” dẫu khép lại nhưng vẫn luôn vang vọng trong trái tim người đọc một nỗi niềm rung cảm xót xa, nhưng cũng đầy cảm thông chia xẻ.

 

3.2. Liên hệ những bài ca dao tương tự:

3.2.1. Những bài ca dao có nội dung tương tự

-Thân em như cánh bèo trôi

Sóng dập gió dồi, biết tấp vào đâu?

-Thân em như cá rô mề

Lao xao buổi chợ biết về tay ai?

-Thân em như cá giữa rào,

Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?

-Thân em như cá trong lờ,

Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu?

Những câu hỏi (-biết tấp vào đâu ?- biết vào tay ai ?-  biết nhờ nơi đâu ?)ở cuối bài ca daocàng làm cho lời than tăng thêm phần não nuột. Đó là tiếng kêu đầy ai oán, khắc khoải, xoáy sâu vào lòng người nghe một nỗi đau thân phận kiếp người. 

Cách so sánh, ví von của người nông dân Nam bộ vô cùng đơn giản, mộc mạc như chính cuộc đời của họ. Không kiêu kỳ, cao xa, những vật được ví rất thân quen gần gủi xung quanh họ đó là “bèo”, là “bần”, là “cá”. Đó là những hình ảnh gắn bó với đồng lúa, miệt vườn, sông nước của đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói, sông nước, kênh rạch, ruộng vườn cùng với hệ động, thực vật phong phú đã đi vào tâm thức và tư duy thẩm mĩ của cư dân vùng đất mới rất sâu sắc.

 

Với nội dung tương tự, nhưng cách ví von của người dân Trung Bộ và Bắc Bộ thì khác hơn. Cũng than thở về thân phận người phụ nữ, nhưng người Bắc Bộ thì ví “thân em như”: tấm lụa đào, hạt mưa, giếng nước .

-Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ? 

-Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

-Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Miền Trungví như: miến cau, áo mới may.

-Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày.

- Thân em như áo mới may,

Như cau trăm miếng bỏ trên khay trầu.

dù sao thì giá trị sử dụng vẫn còn khá hơn. Tuy nhiên, điểm gặp gỡ chung là mỗi khi rơi vào tay người khác thì họ vẫn không có quyền tự chủ. Chẳng chút ước mơ, chẳng niềm hi vọng.

Song, buồn tủi hơn vẫn là thân phận “trái bần”. “Trái bần” ở đây không cố định như “cái giếng giữa đàng” hoặc di động nhẹ nhàng và có phần khoe sắc của “tấm lụa đào phất phơ trước gió”. “Trái bần” ở trạng thái động, nó không phải trôi xuôi mà là trôi nổi bấp bênh, ngoi ngóp, lặn hụp lại còn bị “sóng dập,  gió dồi”. Cái thân ấy dẫu có tấp vào đâu cũng chẳng ai để mắt; dẫu có được đoái hoài thì cũng không được trân trọng, nâng niu vì giá trị vô cùng rẻ rúng.

Có lẽ chưa một người nào mong muốn được ăn một trái bần cho ngon, vì bần không có vị ngon ngọt như những trái cây khác. Chẳng ai muốn mang trái bần về nhà chưng cho đẹp mắt vì hình dạng trái bần chẳng có gì đặc sắc. Vậy thì ai cần, ai muốn, ai mong, ai ước gì đến một trái bần? “Trái bần” chẳng có con đường nào để lựa chọn. Nếu có ước mơ thì chỉ là mơ ước tấp đại vào một hốc cây, bờ bụi nào đó cho thôi phải kéo dài thân phận nổi trôi. Sao mà hình ảnh “thân em” lại có thể  tương đồng với hình ảnh “trái bần”? Tác giả có bất công quá không?

Như trước đã nói, tác giả đã sử dụng một hình ảnh ví von hết sức gần gủi nhưng không vô cùng độc đáo.

Hình ảnh “trái bần” ở đây vừa mang tính hiện thực, nhưng vẫn như là nỗi ám ảnh đối với người đọc về thân phận những con người bất hạnh và đặc biệt là thân phận người phụ nữ phương Nam xưa. Cảm hứng thân phận này có mối quan hệ về cảnh và người cùng thực tế đời sống của những cư dân vùng đất mới trong những ngày đầu mở cõi. Và tất nhiên trong bộ phận cư dân đó có người phụ nữ- một nửa xã hội. Tuy nhiên, họ chính là người chịu nhiều đau khổ nhất, thiệt thòi nhất, bầm dập nhất. Trong cuộc chiến đấu để sinh tồn, không chỉ chiến đấu với thiên nhiên hoang dã mà còn phải chống lại bọn địa chủ cường hào ác bá. Thân phận người phụ trước các mối hiểm họa đó chẳng khác nào miếng mồi trước miệng thú dữ. Tiếng kêu gào của họ không thể to hơn; nỗi uất ức của họ không thể buộc ra khỏi miệng. Họ bất lực, buông xuôi, thả mình trôi theo dòng nước mênh mông bốn bề sóng vỗ, lặn hút trong rừng hoang bãi vắng, mất tăm trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay... Và đằng sau đó là một câu hỏi lớn mà họ không thể lí giải được.

3.2.2. Những bài ca dao liên quan đến “bần”

Bên cạnh bài ca dao bi thương trên, tác giả dân gian cũng có những bài ca dao ca ngợi về tình yêu đôi lứa thủy chung son sắt bên cạnh những cây bần như:

- Chiều chiều xuống bến ba lần

Trông em không thấy thấy bần xơ rơ

-Mồ cha thằng đốn cây bần

Không cho ghe cá đậu gần ghe tôm

-Phụ mẫu đánh anh quặt quà quặt quại,

Đem anh treo tại nhánh bần.

Rủi đứt dây mà rớt xuống,

Anh cũng lần mò kiếm em.

-Bướm đeo dưới dạ cây bần

Làm sao kết nghĩa châu trần với nhau

-Lẻ đôi em chịu lẻ đôi

Hoa tàn em cũng đợi, bần trôi em cũng chờ

3.3. Giá trị bài ca dao với cuộc sống hiện nay

Với xã hội hiện nay, nam nữ bình đẳng. Người phụ nữ có nhiều tri thức, họ có thể tham gia tất cả các hoạt động trong xã hội, tham gia cả lĩnh vực chính trị,v.v… giữ những chức vị cao trong xã hội, điều mà trước đây người phụ nữ không bao giờ nghĩ đến. Đặc biệt, mỗi người có quyền tự quyết định lấy cuộc đời mình mà  không phụ thuộc vào ai khác, và cái ách “tam tòng” trên cổ người phụ nữ cũng đã được tháo xuống, người phụ nữ ngày nay được hoàn toàn tự do, giải phóng.

Tuy nhiên,không có hoa nào thắm tươi, thơm ngát mà không nhờ ơn từ rác hoặc bùn lầy. Không có quả ngọt nào dâng tặng cho đời mà không từng trải qua mưa chan, nắng cháy.

Cũng vậy, để có những người phụ nữ rất Á Đông, rất hiền hậu Việt Nam thì không thể không nói đến đức tính kham nhẫn, chịu thương chịu khó, đặc biệt là sức chịu đựng vô cùng bền bỉ, dẻo dai. Và một trong những yếu tố rèn luyện nên đức tính ấy chính là phong ba bão táp của cuộc đời mà bao thế hệ tiền nhân của chúng ta đã trải qua, đã đấu tranh, đã vươn lên cho phụ nữ Việt Nam có được ngày hôm nay.

Bài ca dao mới đọc lên chúng ta tưởng chừng như quá xa xưa, cũ kỹ. Nhưng không hẳn hoàn toàn không có giá trị mà giá trị  trước tiên đó là sợi dây cảm thông được nối liền giữa hai thế hệ xưa- nay, chúng ta cần phải “ôn cố tri tân”. Hạnh phúc chúng ta có được hôm nay phần nào đã được dựng xây trên nỗi khổ đau, bất hạnh của các bậc tiền nhân thuở trước.

C. KẾT LUẬN

Bài ca dao là một tiếng than dài, thể hiện số phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa cũ, đồng thời cũng lên án xã hội phong kiến thối nát, hà hiếp dân lành, đặc biệt là trước những thân phận thấp hèn, mềm yếu mà lẽ ra phải được quan tâm nhiều hơn, nâng đỡ nhiều hơn.

Qua bài ca dao trên, chúng ta càng cảm thông, chia sẻ một cách sâu sắc hơn với những số phận bất hạnh, những mảnh đời cô thân yếu thế, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ. Tuy nhiên, những thân phận này không phải đã hoàn toàn khép lại trong ca dao xưa. Dẫu không nhiều, nhưng những thân phận bất hạnh tương tự vẫn còn bàng bạc đâu đó xung quanh cuộc sống chúng ta, chỉ ở dạng thức mà thôi.

 

        DẪN NHẬP

Tình người là nghĩa sống thiêng liêng, cao đẹp được khởi nguồn từ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong đời sống nhân sinh. Từ xưa đến nay, có rất nhiều những lời ca, bài thơ về tình người cao cả ấy đã thấm đẩm những trang thơ cháy bỏng tạo nên truyền thống văn hóa của nhân loại. Truyền thống ấy đã đúc kết trong những câu ca dao đi vào hồn người với những bài hoc giáo dục về đạo lý, về lòng hiếu kính. Một trong những bài học đầu tiên của con người chính là bài học về đạo hiếu. Ngay từ thuở nằm nôi, chúng ta đã được nghe những bài ca dao qua lời hát ru của mẹ. Từ buổi cắp sách đến trường, chúng ta đã được thầy cô dạy thuộc lòng bài ca dao:

                                        "Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

   Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con"

Thật vậy, câu ca dao đã chuyển tải công ơn cao cả của hai đấng sanh thành.Đồng thời nhắc nhở chúng ta về sự hiếu kính đối với cha mẹ. Chính điều nầy đã đúc kết một  nét đẹp tinh túy trong nền văn hóa dân tộc.

      NỘI DUNG

1.       Chuyển tải đạo lý sống trong xã hội

1.1. Công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái

Trong đạo lý làm người, công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với mỗi chúng ta rất sâu sắc. Từ bậc vĩ đại cho đến kẻ hành khất đều được sinh ra từ cha và mẹ. Cha mẹ là người nuôi dưỡng từ khi ta mở mắt chào dời đến lúc ta trưởng thành, khôn lớn.Cha mẹ là người dắt ta đi từng bước đầu tiên khi còn chập chững.Là người thầy đầu tiên dạy ta tập nói bi bô, là người hy sinh cả một đời vì con trẻ. Vì thế, bài ca dao mở đầu bằng những lời lẽ thật trang trọng, gợi cảm xúc thổi vào hồn người bao cung bậc yêu thương:

            “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

          Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia, được đem ra so sánh với “công cha nghĩa mẹ”. Bởi Tấm lòng của cha mẹ dành cho con thật là to lớn và vô tận. Sự to lớn của công cha được so sánh với hình ảnh cao vời vợi của núi Thái Sơn. Tại sao ông cha ta lại so sánh như vậy ? Bởi Thái Sơn là một trong năm ngọn núi to lớn , sừng sững và nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Đây là một hình ảnh tượng trưng mà người xưa thường lấy để ví những gì to lớn nhất và không có gì thay thế được. Các nhà văn, nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên tính chất lớn lao của các sự vật. Ở đây so sánh công lao của người cha với núi Thái Sơn là muốn nói đến công lao của cha rất to lớn, cao cả. Đồng thời ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Vì nước trong nguồn là dòng nước trong nhất, mát nhất, tinh khiết nhất. Dòng nước ấy chảy mãi không bao giờ cạn và là điểm nơi khởi đầu của trăm sông ngàn suối. Cũng như tình của người mẹ đối với những đứa con luôn mát dịu, ngọt ngào không bao giờ cùng tận.

              Đối với chúng ta, cha không có những lời ru ngọt ngào như mẹ, nhưng cha lại đóng vai trò đặc biệt trong gia đình. Cha thương con bằng ánh mắt nghiêm nghị, lời dạy bảo cứng rắn đôi lúc pha lẫn những đòn roi. Thế nhưng cha là người dẫn dắt, che chở và hướng con đi đến tương lai bằng những bước đi vững chắc. Cha là người suốt đời vất cả nuôi con khôn lớn và nhìn theo từng bước con đi. Hình ảnh người cha tuy đã già nhưng vẫn làm lụng vất vả để nuôi con, để lại trong tâm trí người con một nỗi biết ơn vô hạn:

"Cha tôi tuy đã già rồi,

Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà,

Sớm hôm vừa gáy tiếng gà,

Cha tôi đã dậy để ra đi làm".

Sự hy sinh cao cả của người cha không gì có thể so sánh được, nên công ơn của cha được ví với sự sừng sửng cao vời vợi, ngút ngàn của núi Thái sơn.

Cha không thể hiện bằng tình thương ngọt ngào như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau giống mẹ. Tình cha vừa thâm trầm, lắng đọng vừa nghiêm khắc giá băng, nhưng cũng rất dạt dào, dịu ngọt nếu con biết tận hưởng được tấm lòng cha .Tình cha không những lai láng dịu mềm như dòng nước mà nó còn ấm áp, đượm nồng như vầng thái dương.Cha uy nghi, sừng sững như núi Thái, chịu đựng và che chắn bão giông cho con được yên bình dưới bầu trời quang đãng. Cha âm thầm, lặng lẽ như chiếc bóng theo sát cuộc đời con và che chở con bằng cả cuộc đời cha .Đúng vậy, tình cha là như thế đó, thâm trầm và sâu thẳm.

Đối với tình mẹ, trên thế gian nầy không có tình cảm nào thiêng liêng và bất diệt như tình mẹ. Bởi trong thế giới có rất nhiều kỳ quan, nhưng không có kỳ quan nào đẹp bằng trái tim của người mẹ. Vì tình mẹ thương con ngọt ngào, vô tận nên được sánh như suối nguồn tuôn chảy mênh mông. Ánh sáng đem đến cho muôn loài sự sống và tất cả sẽ không sinh sôi nảy nở nếu thiếu đi dòng nước mát trong lành. Cha là ánh thái dương soi chiếu đời con qua từng bước trưởng thành. Mẹ là suối nguồn yêu thương đã góp công chăm sóc nuôi dưỡng ấp iu con từ tấm bé cho đến khi khôn lớn.

Có ai hiện hữu trên cõi đời này mà không được mẹ sinh ra.thì Mẹ là suối nguồn của tình yêu thương muôn đời bất diệt và cũng là nét đẹp phẩm hạnh đạo đức muôn thuở của người phụ nữ Việt Nam

Mẹ như dòng suối mát hiền lành vươn rộng đôi cánh tay nhẹ nhàng trôi chảy trên những vùng đất đi qua đem dòng nước ngọt lành tưới khắp cỏ cây để cỏ cây đơm hoa kết trái đâm chồi nảy lộc.

Thật vậy, mẹ là suối nguồn của tình yêu thương mà không ai trong chúng ta có thể phủ nhận.Nếu ở cha là sự vững chải đĩnh đạc, sự nghiêm nghị cứng rắn thì ở nơi mẹ là sự uyển chuyển dịu dàng, sự chịu thương chịu khó. Chín tháng mẹ cưu mang con là bắt đầu của sự ghi dấu công lao mang nặng, nhưng có bao giờ mẹ nghĩ đến điều đó.

Mẹ là người đã nuôi dưỡng, ấp ủ con từ đầu nguồn cuộc sống bằng cả tinh thần và thể chất của mình. Mẹ đã truyền cho con những dòng sữa ngọt ngào với tình yêu thương ấm áp. Mẹ là người đã mớm cháo, cơm cho con với tâm tư trìu mến. Mẹ âu ếm truyền trao cho con từng cử chỉ, từng ánh mắt khích lệ. Cho con những lời ru đầy tình người, ướp vào tâm hồn trong trắng của con từ thuở nằm nôi. Hầu như toàn bộ hành trang vào đời của con đều có trái tim yêu thương của người mẹ. Vì tình thương và công ơn của người mẹ vô tận nên ca dao có câu:

“Đố ai đếm được lá rừng,

 Đố ai đếm được mấy từng trời cao,

Đố ai đếm được vì sao,

Đố ai đếm được, công lao mẫu từ.

Tình thương của cha mẹ dành cho con vô cùng, vô tận. Nó vượt cả thời gian, không gian vì tình thương ấy chỉ cho đi mà không cần nhận lại.Bởi thế công ơn sinh thành của cha mẹ tựa như biển rộng, non cao.Bởi trong thế gian nầy không có tình thương và sự hy sinh nào đối chúng ta bằng tình yêu thương của cha và mẹ.công ơn trời biển của cha mẹ không bút giấy nào tả hết, sông còn có dòng nhưng tình thương của cha mẹ dành cho con cái là vô biên, bổn phận làm con là cho tròn hếu đạo. hiếu như thế náo mới gọi là có hiếu không phải cứ đem thật nhiều tiền về cho cha mẹ là cha mẹ vui đâu. sự thành công của bạn cùng với hạnh phúc cua bạn là niềm vui lớn nhất đối với cha mẹ, sự chăm sóc của bạn dành cho cha mẹ là niềm vui vô bờ bến.

Núi có thể lở mòn, nguồn nước có thể cạn.Nhưng nguồn tình thương của cha mẹ thì không bao giờ cạn, tình cha nghĩa mẹ không vơi đầy thay đổi với thời gian.Tình thương của cha mẹ đã trở thành suối nguồn bất tận, tích tụ, vun bón từ bao đời và đã thấm sâu vào máu xương, gan thịt của con người. Như nước luôn chảy xuôi dòng , như mưa luôn rơi từ trên cao, dù con có ngoảnh mặt hay hân hoan đón nhận thì tình thương của cha mẹ lúc nào cũng sẳn sàng bên cạnh,. Cha mẹ luôn âm thầm chở che, dìu dắt và dõi theo từng bước chân bé bỏng của con đang chập chững bước vào đời và ngay cả lúc con đã trưởng thành. Tình cha, tình mẹ sẽ mãi mãi là một bản tình ca bất diệt của loài người.

      1.2. Bổn phận và trách nhiệm của người con đối với cha mẹ.

Trước sự hy sinh cao cả của cha mẹ đã nuôi dưỡng, giáo dục và yêu thương. Người con biết ý thức về trách nhiệm, bổn phậntừ thái độ biết ơn, đáp đền ân nghĩa của cha mẹ. Vì thế câu ca dao như nhắc nhở người con:

                 “Một lòng thờ mẹ kính cha

             Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Lời khuyên ấy được đúc kết từ bao đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bởi nhớ ơn cha mẹ và báo hiếu là việc làm đã khắc sâu trong lòng người con đất Việt.

-        Thờ mẹ kính cha

Bởi khi chúng ta còn là những đứa trẻ thơ thì đã được sự dạy dỗ của cha mẹ. Nhờ sự dạy dỗ ấy chúng ta mới hiểu biết điều hay lẽ phải, biết cách cư xử trong gia đình , ngoài xã hội, mở mang kiến thức. Tất cả hành trang vào đời của con đều là tình thương và công ơn  từ cha mẹ. Để khắc ghi công ơn ấy, ông cha ta luôn nhắc nhở mọi người:

                        “Anh ơi, em bảo anh này

Công cha nghĩa mẹ cao dày chớ quên!”

 

          Tình cảm hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đã trở nên một thứ tình cảm gắn bó trong nguồn mạch sống. Vì thế, bổn phận, trách nhiệm của người con là phải cung kính đối với cha mẹ.

Đối với cha mẹ, chúng ta phải thương và kính, bởi vì : thương mà không kính, thì không thể gọi là hiếu đạo được. Hiếu là nuôi dưỡng cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ phải cung kính, con nên sống gần gũi cha mẹ để săn sóc lo ăn uống cũng như thuốc thang mỗi khi cha mẹ  đau ốm.  Người con có hiếu là người còn phải kết kính trọng những người mà cha mẹ tôn trọng cha mẹ mến. Do vậy, người con trước sau phải một lòng tôn kính, thương tưởng cha mẹ khi còn sanh tiền hay đã mất mới đúng là tinh thần “Một lòng thờ mẹ kính cha”

Riêng về báo hiếu theo Phật Giáo, Đức Phật thường đề cặp đến chữ hiếu nhiều nhứt trong các kinh như : Vu Lan, Lễ Lục Phụng, Phân Biệt, Tăng Chi, Bảo Tạng... Đức Phật dạy cho chúng sanh rất rõ ràng về công ơn sanh thành dưỡng dục sâu dầy, to lớn của cha mẹ, người con phải có bổn phận phụng dưỡng về vật chất lẫn tinh thần, bằng chứng là trong kinh Lễ Lục Phụng, đã chỉ dạy người con phải có bổn phận vơí cha mẹ được tóm lược như sau : Vâng lời và giúp đỡ cha mẹ, chăm học, siêng làm, giữ gìn gia phong và danh dự gia đình, bảo vệ tài sản, khích lệ cha mẹ làm việc thiện, tu theo đạo giải thoát để khỏi khổ về sau, lúc cha mẹ già phải phụng dưỡng, đến khi cha mẹ mất, đám tang nên theo phong tục và hoàn cảnh... Ngoài ra, trong kinh Nhẫn Nhục, Đức Phật dạy rằng : "Tất cả các điều thiện, không có gì cao hơn là có hiếu, tất cả các điều ác tệ nhứt là bất hiếu".Bởi vì, công ơn cha mẹ quá cao dày, to lớn đến nỗi như thế, nếu có người con vai mặt công cha, vai trái cõng mẹ để đi khắp cả đại địa sơn hà, rồi đấm bớp hầu hạ suốt đời, đôi lúc cha mẹ còn đại tiểu trên vai mà không chút than phiền cũng chưa đủ để đền đáp công ơn cha mẹ (Kinh Tăng Chi)

Lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua thái độ, lời nói và việc làm của chúng ta. Một con người có hiếu trước hết phải có thái độ yêu thương, kính trọng cha mẹ. Một lời nói lễ phép, một thái độ vâng lời, một cử chỉ chăm sóc mẹ cha… đều là bổn phận và trách nhiệm của người con chí hiếu.

Hơn nữa, sự hiếu thảo của người con là phải hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Khi cha mẹ về già cũng phải sáng viếng tối thăm, tìm của ngon vật lạ phụng dưỡng cha mẹ. Khi nuôi dưỡng cha mẹ phải cung kính để cha mẹ vui lòng. Lúc cha mẹ còn sanh tiền, con nên sống gần gũi cha mẹ để săn sóc lo ăn uống cũng như thuốc thang mỗi khi cha mẹ đau ốm. Vì cha mẹ nuôi con không bao giờ mong con đền đáp lại công lao ấy. Song nghĩa vụ thiêng liêng của con cái là phải biết chăm lo phụng dưỡng cha mẹ. Vì thế trong ca dao có câu:

"Ai về tôi gửi buồng cau,

Buồng trước kính Mẹ, buồng sau kính Thầy.

Ai về tôi gửi đôi giầy,

Phòng khi mưa gió để Thầy Mẹ đi".

Bên  cạnh đó, người con cũng phải hiếu thuận đối với hai đấng sanh thành của mình. Nghĩa là phải vâng lời cha mẹ, biết tuân theo những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ .Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập. Lời nói và việc làm có đạo đức và luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc. Hành động hiếu thuận này chính là lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca cao .

Có thể nói, chúng ta không thể nào trả hết được ơn nghĩa sanh thành của cha và mẹ.Dù chúng ta cố gắng làm tròn bổn phận một cách tận tâm vẫn chưa đủ để đến đáp công ơn ấy. Vấn đề nầy trong Kinh Tăng Chi Bộ Đức Phật dạy:  "Nầy các Tỳ kheo, có hai hạng người không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha... Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, như vậy suốt 100 năm, cũng không đủ để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ cha" (Tăng Chi I, 75).

       Trong Kinh Tâm Địa Quán Đức Phật cũng dạy:

 “Ân cha lành cao như núi Thái

   Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi

  Dù cho dâng trọn một đời

                 Cũng không trả hết ân người sanh ta”         

         Quả thật công lao cha mẹ cao ngất trời và mênh mông vô tận như biển. Chúng ta không thể quên điều ấy trong đời sống của mình.Bởi mỗi người sanh ra đều có nguồn, có cội.Vì vậy hiếu kính với cha mẹ là một đạo lí làm người đối với mỗi người con.

        2. Giá trị nghệ thuật

           - Có thể nói, ngôn ngữ trong bài ca dao rất bình dị và giàu hình tượng. Bởi ca dao là tiếng nói của người lao động nên ngôn từ rất mộc mạc, trong sáng, thuần Việt. Ngôn từ trong bài ca dao không bỏng bẩy, trao chuốt nên  người đọc hiểu được nội dung một cách dễ dàng. Đồng thời, hình ảnh được lấy từ thiên nhiên để miêu ta nên gần gũi với đời sống. Như: “Núi Thái Sơn; nước trong nguồn chảy ra”. Với cách sử dụng nầy làm cho bài ca dao giảu hình tượng miêu tả và phổ biến trong đời sống văn hóa người Việt.

          Bài ca dao được cấu trúc bằng thể thơ lục bát: câu sáu chữ, câu tám chữ. Trong đó chữ thứ tám của câu tám chữ vần với chữ thứ sáu của câu sáu chữ. Chữ thứ sáu của câu sáu chữ vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ như:

“...Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha  

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Câu ca dao được ngắt nhịp 2/2/2 và 4/4 tạo nên những âm điệu nhẹ nhàng, nhiều cung bậc. Để lại  cảm xúc sâu sắc trong lòng người đọc.

           Bài ca dao được sử dụng biện pháp so sánh như: công cha được so sánh với núi Thái Sơn; nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn. Mục đích so sánh nhằm làm nổi bậc công cha và nghĩa mẹ.

       - Ngoài ra nghệ thuật vắt dòng cũng được sử dụng trong bài ca dao như: “Một lòng thờ mẹ kính cha; Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Mục đích sử dụng nhằm làm cho câu thơ mang màu sắc và âm điêu riêng của nó.

       3. Giá trị nhân văn

           Bài ca dao mang giá trị đạo đức sâu sắc làm cơ sở  đạo lý của xã hội. Trong đó, chữ hiếu đóng một vai trò quan trọng về nền tảng của đạo đức và luân lý. Nó góp phần giáo dục nhân cách đạo đức con người nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp. Bởi vì, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không chỉ đơn thuần ở việc duy trì huyết thống giữa các thế hệ, mà còn mang đậm tính luân lý và đạo đức xã hội. Con suối tình người ấy chảy vào nền văn hóa, giáo dục tạo nên truyền thống văn hóa nhân bản của dân tộc.

            Nét đẹp tinh túy trong bài ca dao đã khắc họa tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái rất thiêng liêng, cao đẹp. Ơn nghĩa sanh thành của cha mẹ và sự báo đáp của người con là một đạo lý sống tốt đẹp. Đây là một phương châm sống, giúp ta làm tròn đạo nghĩa của người con. Đó chính là tiêu chuẩn đạo đức mà bổn phận của mỗi người cần phải thực hành đối với cha và mẹ.

 KẾT LUẬN

Từ ngàn xưa đến nay, ơn cha nghĩa mẹ đã trở thành một đề tài bất hủ của nhân loại. Với ân nghĩa sinh thành thiêng liêng cao cả đã làm rung động bao trái tim đã thổn thức lên những bài thơ, lời ca bất hủ. Bởi công ơn cha mẹ luôn chảy vào lòng người tạo nên những cung bậc đầy yêu thương trong tâm hồn nhân loại.

            Bài ca dao vừa ca ngợi đạo lí tốt đẹp của con người, vừa là lời khuyên bảo thật cao quý. Hiểu được giá trị của của ca dao trên, chúng ta cần phải làm tròn bổn phận của mình để không phụ công ơn sanh thành của cha mẹ.

                 Bởi vì:

 “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hay:

“Nước biển bao la không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”.

Triết lý trong bài ca dao là phương châm sống, mãi mãi luôn tồn tại trong tâm hồn người dân tộc Việt Nam.

 

DÀN BÀI

 

A.DẪN NHẬP

 

B. NỘI DUNG

1. Khái niệm truyện cổ tích

2. Tóm tắt truyện

3.    Phân tích truyện

                    3.1. Tính cách nhân vật

                             a. Người em

                             b. Người anh

                    3.2. Mô típ truyện

                    3.3. Nghệ thuật

                             a. Yếu tố thần kỳ

                             b. Ngôn ngữ

4. Ảnh hưởng của truyện

                    a. Dị bản

                   b. Bài học kinh nghiệm

 

C. KẾT LUẬN

 

 

 

 

A.  DẪN NHẬP

Văn học dân gian Việt Nam là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, mang tính tập thể, của nhân dân lao động, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho cách sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng ra đời từ thời Công Xã Nguyên Thủy và chủ yếu phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất có ý thức của tập thể những con người sống thành xã hội. Trải qua các thời kỳ phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay.

          Văn Học Dân Gian còn được gọi là văn chương bình dân và là nền tảng của văn học viết, cũng là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.

          Có thể nói: Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc; có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người và có giá trị thẩm mĩ to lớn góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

Văn học dân gian mang bốn đặc tính: tính truyền miệng; tính diễn xướng; tính triết lý và bài học kinh nghiệm, gồm 12 thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

          Trong đó truyện Cổ Tích được chia làm ba: truyện cổ tích Thần Kỳ; cổ tích Loài vật và cổ tích sinh hoạt. Sự tích Cây Khế là một trong những truyện cổ tích thần kỳ đặc sắc trong dòng chảy Văn học dân gian Việt Nam.

 

B.  NỘI DUNG

1.             Khái niệm truyện cổ tích

Truyện cổ tích là một thể loại văn họcdân gian truyền miệng sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích loài vật, cổ tích thần kỳ và cổ tích sinh hoạt. Là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, và có điểm khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v.

 Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổtín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.

Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu.

Do truyền miệng nên truyện Cổ tích có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.

Và có thể nói truyện cổ tích thần kỳ là tập hợp những câu chuyện cổ tích được người dân Việt Nam sáng tạo và lưu truyền từ hàng trăm năm nay. Trong đó, có nhiều truyện đã trở nên quen thuộc với mỗi người. Thế giới trong cổ tích thần kỳ là thế giới huyền ảo và thơ mộng ,có sự xâm nhập lẫn nhau giữa thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên. Ở đó, con người có thể đi vào thế giới siêu nhiên, thần linh có thể xuất hiện trong thế giới trần tục.

Truyện cổ tích đặt biệt là truyện cổ tích Thần kỳ có khuynh hướng ca ngợi, bênh vực nhân vật bề dưới, đàn em , lên án nhân vật " bề trên " , " đàn anh "  nghĩa là chống cái bất công, vô lý của xã hội nói chung, thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, nên thường mang tinh thần lạc quancó hậu, do đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiêu trừ hoặc bị chế giễu. Và truyện sự tích Cây khế là một minh chứng cụ thể.

2.    Tóm tắt truyện:

Chuyện kể về hai anh em mồ côi cha mẹ. Người anh tham lam cướp hết gia sản chỉ cho em một mảnh vườn với túp liều và cây khế. Người em cần mẫn lao động để sống qua ngày. Một hôm cây khế sai quả và có con Chim đến ăn rồi xót thương khi nghe người em than thở đã nói rằng: “Ăn một quả, trả cục vàng. May túi ba gang mang đi mà đựng”. Thế là người em đã giàu lên nhờ Chim báo đáp bằng một túi vàng, sau khi được vàng người em đã giúp đở cơm gạo cho người nghèo. Không lâu sau chuyện tới tai người anh và người anh đổi lại gia sản để được có cây khế. Cũng một ngày con Chim đến ăn và cũng nói với người người anh giống câu nói với người em. Nhưng vì lòng tham người anh đã may túi 12 gang. Cuối cùng khi lấy được vàng trong lúc bay về Chim đã kiệt sức và rơi mình xuống biển. Kết quả người anh chết. Con Chim bay về chổ cũ.

3.    Phân tích truyện.

3.1. Tính cách  nhân vật

                             a. Người em

Cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt gặp dữ hoá lành, kẻ ác gieo gió gặt bão,… là những mô típ quen thuộc trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong các câu chuyện cổ tích. Ẩn sau những câu chuyện đầy màu sắc đó là những triết lí sống, triết lí làm người. Mối quan hệ nhân quả “Ở hiền gặp lành” luôn là cái tâm, cái cốt lõi của đa số tác phẩm văn học và được nhiều người lấy đó là phương châm sống.

Trong truyện người em xuất thân trong một gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ. Bị người anh đối xử tệ bạt. Thế nhưng với bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó và đặt biệt cam chịu với số phận, không ganh ghét người anh. Khi bị người anh lấy hết của cải và chỉ chia cho mãnh vườn trong đó có mỗi cây khế, thế nhưng: Hai vợ chồng người em không phàn nàn một lời, hết vào rừng đốn củi đem ra chợ bán, lại đi gánh mướn, làm thuê”.Với đức tính như vậy đã làm cho cuộc sống của họ hạnh phúc hơn, an bình hơn. Họ chấp nhận số phận, Không than thân trách phận. Chúng ta thấy đầu đuôi câu chuyện, người em luôn mang trong mình một đức tính thiện lành ngay cả khi giàu sang người em lại đem của bố thí cho người nghèo. Cho nên đến kết thúc câu chuyện người em được hưởng giàu sang và hạnh phúc. Với những yếu tố này cho chúng ta thấy cảnh quê nghèo ở vùng nông thôn đa phần người dân lương thiện đều mang trong mình đức tính thật thà chân chất. Mơ ước của họ chỉ mong đủ cơm no áo ấm. Không tham đắm vật ngon của lạ . cho nên khi được đến nơi lấy vàng người em chỉ lấy đủ số lượng vàng mà không khởi lên lòng tham lam. Một không gian ngay tại núi vàng như thế đã không làm mất đi bản tính thiện trong anh ta. Đây chính là giá trị của một con người lương thiện. Trong truyện ta thấy người kể đã không sử dụng ngôn từ nhiều trong lúc này  “Thấy hang sâu và rộng, anh không dám vào sợ lạc. Anh nhặt một ít vàng và kim cương bỏ vào túi ba gang rồi trèo lên lưng chim ra hiệu cho chim bay về.”. với hình ảnh người em như vậy cho chúng ta một cái nhìn về con người về cuộc sống và đặc biệt là về triết lý thiện ác. Trong đời sống sinh hoạt của mỗi con người. Và qua hình ảnh người em cho ta một cái nhìn về ở hiền gặp lành và cái thiện luôn thắng cái ác. Tuy nhiên câu này không hoàn toàn đúng thế nhưng ta hãy tin bằng sự nổ lực của bản thân và sống đúng với bản chất lương thiện và cố gắn vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, tự vươn lên bằng chính đôi tay của mình. Có như thế mọi đau khổ có thể vơi đi thay vào đó hạnh phúc sẽ đến với ta.

b.    Người anh

Người anh là mẫu người thể hiện cái ác, cái tham lam, trong truyện chúng ta thấy sau khi cha mẹ qua đời người anh đã dành lấy toàn bộ tài sản, chỉ chia cho em mình một mãnh vườn trong đó chỉ có mỗi một cây khế. Đối xử tệ bạt với em như vậy đã đành đi, khi nghe em mình giàu có vì lòng ganh tỵ tham lam trổi đậy. Nên đã trao đổi gia sản với người em chỉ mong lấy được vàng. Tuy những câu nói giản đơn nhưng đã toát lên mặt trái của con người. Sự tham lam ganh tỵ đã làm mờ đi bản tính thiện trong con người người anh. Không chịu khó làm ăn bằng chính đôi tay của mình chỉ trông chờ và  sự thần kỳ cộng với tính tham lam đã may túi 12 gang lại còn nhét thêm vàng vào người để rồi kết thúc bằng một cái chết bi thảm. người anh đã có một cuộc sống khá hơn người êm thế mà không chịu an phận đã tham lại còn tham thêm. Hình ảnh người anh là cảnh cáo cho những ai đừng vì lòng tham, xấu ác  mà chia lìa tình cảm gia đình đã thế tánh tham là bản tính xấu xa mà con người khó từ bỏ được. Tuy nhiên nếu ta dẹp bớt tính tham thì ta sống nhẹ nhàn hơn, thanh thản hơn. Con chim đã không phân biệt đối xử. Thế nhưng người anh không biết lượng sức, dẹp bỏ tánh xấu bắt con chim chở bao nhiêu đồ để cuối cùng nó đã không chịu nỗi và rơi xuống biển. Không có một ai cứu vớt lên cho nên ta nói tham thì thâm là vậy. Người anh thể hiện bản tính tham lam một cách quá mức là khi chim đưa anh đến nơi núi vàng thay vì người em chỉ đựng đủ túi ba gang người anh không những đựng đầy túi 12 gang mà còn nhét đầy vào người. Khi đứng trước một khung gian như thế khó ai mà không khởi lòng tham, và người anh là một điển hình. Trong cuộc sống ta nên biết cái nào  nên lấy và cái nào nên bỏ bớt đi. Người ta thường nói của thiên thì trả cho địa quả thật không xai. Đồ không phải của mình đừng tham quá. Để rồi không hưởng được mà lại còn mang tiếng tham lam. Với hình ảnh người anh cho chúng ta một cái nhìn cụ thể. Là ở ác thì gặp dữ và tham thì thâm . quả thật không sai chút nào. Đây là vấn đề mà con người mong được dẹp bỏ cũng như lên án một xã hội đầy dẫy lòng tham ích kỷ và những người như vậy cần phải xử phạt đích đáng. Đây chính là thông ddiepj mà mỗi con người ai cũng mong muốn.

3.2.        Mô típ truyện

Sự tích Cây Khế là mẫu truyện thuộc Cổ tích Thần Kỳ có kết cấu nhất tuyến nghĩa là cái có trước kể trước, cái có sau kể sau. Và nhân vật chính trải qua các giai đoạn: đầu tiên nói về hoàn cảnh, kế đến gặp nạn và thể hiện đức tính cũng như bản năng và cuối cùng được đền bù xứng đáng. Truyện được xếp vào hệ thống hai anh em xấu và tốt và thuộc mô típ dị bản có sự bắt chước không thành công. Trong truyện yếu tố thần kỳ mang tính trung gian (vừa giúp bên thiện, vừa giúp bên ác) và nhờ đức tính của con người mà kết thúc truyện có hậu cái thiện luôn thắng cái ác. Đồng thời qua truyện ta nhận thấy ước mơ của con người chính là khát khao công lý là ở hiền gặp lành và ở ác thì bị sử phạt.

Bao giờ cũng thế, mẫu truyện cổ tích Thần kỳ kết thúc truyện luôn luôn cái thiện thắng cái ác, hay ở hiền gặp ành, ở ác gặp dữ. Tất cả các yếu tố đó là mẫu truyện kết thúc có hậu.  Kết thúc có hậu là biểu hiện dễ thấy của tinh thần lạc quan, nhưng không phải là biểu hiện duy nhất

3.3.        Nghệ thuật

a.     Yếu tố thần kỳ

Yếu tố thần kỳ hay kỳ ảo được nhắc đến hai lần trong truyện chính là nói đến loài vật cụ thể là Chim. Không những con Chim biết nói tiếng người mà còn chở người đi lấy vàng. Ở đây con Chim chính là nhân vật thần kỳ mang tính trung gian, nó không chỉ giúp cho người hiền lành mà còn giúp cho người tham lam, ích kỷ. Yếu tố thần kỳ khác với trong những truyện khác như trong truyện Tấm Cám Ông Tiên xuất hiện chỉ giúp cho Cô Tấm nhân vật thiện lành mà không giúp cho nhân vật ác là mẹ con Cám. Hay những con yêu quái xuất hiện chỉ giúp cho kẻ xấu. Điều này cho ta thấy truyện đề cao công lý. Trong đời sống con người có gian nan có khổ cực mới có được hạnh phúc và cái thiện luôn thắng cái ác. Yếu tố Thần kỳ xuất hiện không phân biệt đối xử. Phúc hay họa do con người mà ra.  Yếu tồ kỳ ảo chỉ trợ giúp cho chúng ta mà thôi. Còn hạnh phúc hay khổ đau là do chính ta lựa chọn.

Truyện Cây khế là một kiểu trung gian giữa cổ tích thần kỳ và cổ tích hiện thực, chim đại bàng chỉ như là biện pháp nghệ thuật để phân định tính cách nhân vật tham lam và thật thà.

Nhưng chính cái nhân tố ảo tưởng đó tạo nên biết bao tình tiết kỳ thú: nó kích thích cực mạnh trí tưởng tượng của người nghe người đọc, bằng cách đem một thế giới không thực thay thế cho thế giới có thực. Mà trong thế giới không thực đó lại bao gồm những cái nên xảy ra, đáng lẽ phải xảy ra, cho nên chính nó còn giúp người ta hiện thực hóa những ước muốn không tưởng, nghĩa là chỉ trong khoảnh khắc có thể quên bẵng những cái đang xảy ra giữa cõi đời thực để nhập thân vào một thế giới hoàn toàn xa lạ nhưng vốn có những điểm đồng cảm về lý tưởng thẩm mỹ với chính mình. Điều đó giải thích vì sao người nông dân xưa kia có thể tạm quên hết mọi mệt nhọc để theo dõi một cách hứng thú con đường Từ Thức đi tìm động tiên, hay là cùng xuống thăm âm phủ với Thủ Huồn 

b.    Ngôn ngữ

Trong truyện ta thấy người kể đã xử dụng ngôn ngữ bình dân, giản dị không trao chuốt nhưng dễ đi vào lòng người. Chỉ một vài chi tiết nhỏ nhưng có thể lột tả hết mọi tính cách của nhân vật. Truyện với nhiều tình tiết bình thường nhưng không kém phần hấp dẫn lôi cuốn người đọc với những ngôn ngữ tuy mộc mạc nhưng giàu tính triết lý. Thích hợp cho mội lứa tuổi, mọi trình độ. Do đó cho đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Âu đó cũng một phần nhờ vào ngôn ngữ.

4.    Ảnh hưởng của truyện.

a.     Dị bản

Không những trong ca dao, tục ngữ có những dị bản để phù hợp với môi trường sống hoặc con người cố tình muốn thay đổi nội dung như:

Lúc trước:  “cái khó bó cái khôn”

và nay:       “cái khó lá cái khôn”

          Mà nhiều thể loại đã có những dị bản khá phố biến như Tấm Cám, sự tích Trầu Cau...trong đó truyện Cây Khế cũng không ngoại lệ.

Ngay trong thời đó khi chúng ta tìm đọc sẽ có hai bản lưu truyền đã thấy có vài chi tiết khác nhau. Đó là: một mẫu truyện thì khúc đầu là hai anh em đều lập gia đình và kết thúc truyện phần vì chở nặng phần vì kiệt sức con Chim đã rơi xuống nước. Và mẫu truyện người anh có vợ nhưng người em không có, kết thúc truyện con chim Phượng Hoàng bực mình người anh nên nghiên cánh hất người anh xuống.

Đến nay thì lại có sự tích cây Lúa và có thêm phần dị bản là người anh rơi xuống bị con Quạ mổ rỉa và cuối cùng con Quạ cũng bị chết.

Sở dĩ có như vậy là nhờ mẫu truyện mang tính triết lý sống sâu sắc, dạy cho con người sống phải biết chịu thương chịu khó và dẹp bỏ lòng tham. Biết tạo ra của cải bằng chính sức lao động của mình. Đừng vì sự hơn thua mà tranh dành của cải, vật chất đừng vì lòng tham mà che mờ tâm trí. Đồng thời ngôn ngữ bình dân, nói về cuộc sống hiện thực của những người dân lao động. Cho nên nó đã ăn sâu vào cuộc sống người dân và khi người này kể qua người khác kể lại thành ra có phần khác là điều hiển nhiên.

Cho đến nay truyện cũng đã được dựng thành kịch bản chuyện Cây Khế, cũng như truyện tranh cho thiếu nhi đọc. Và cũng đã có  truyện mô phỏng theo truyện cây Khế như truyện sự tích cây Quyất nó không mang thuần túy thuần phong mỹ tục như xưa nữa mà trong đó có tính chế nhiễu, mĩa mai. Tục tỉu nhân vật chính không còn lương thiện.

b.    Giá trị của truyện

Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá.

Cần phải luôn chăm chỉ, cần mẫn lao động thì mới có được thành quả tốt

Hiền lành, tốt bụng thì sẽ được đền đáp xứng đáng.

Hãy giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình.

Quá tham lam thì sẽ phải gánh chịu hậu quả.

  Đó là phương châm, là tiền đề giúp cho chúng ta hoàn thiện hơn về nhân cách của mình.

 

C.  KẾT LUẬN

Có thể nói văn học dân gian mà đặc biệt là truyện cổ tích, cụ thể là truyện cổ tích thần kỳ là những mẫu truyện vô cùng đặc sắc và phong phú cả về ngôn từ lẫn số lượng. nó như ăn sâu và tâm khảm của con người mặc dù chỉ là những lời truyền miệng. Đa phần truyện đều mang thông điệp cho con người có thể là kinh nghiệm sống, có thể là triết lý nhân quả ... đối với sự tích cây khế thì Cho dù thời gian có trôi đi, không gian có thay đổi thì những triết lý có trong mẫu truyện luôn phù hợp với đời sống con người. Từ hình ảnh người nông dân lao động cầu cù đến cây khế nó đã sống mãi với dân tộc Việt Nam. Ngoài ra ca ngợi đức tính hiền lành và không gian tham của người em cuối cùng cũng được cuộc sống ấm no hạnh phúc còn người anh đã ác lại còn tham lam nên cuối cùng bị chết thảm. Âu đó cũng là mơ ước công lý của con người Việt Nam.

 

Tài liệu tổ 1

 

 

 

 

 

 

[Trở về]
Các bài viết phản hồi
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
 
Các tin tức khác
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2025
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này