VĂN HỌC TRUNG QUỐC
Đề tài :TRUYỀN KỲ ĐỜI ĐƯỜNG
DÀN BÀI
A. DẪN NHẬP
B. NỘI DUNG
1. Giới thiệu về Truyền kỳ Đường:
1.1. Thế nào là Truyền kỳ Đường?
1.2. Sự phát triển của Tiểu thuyết Truyền kỳ
1.3. Các giai đoạn phát triển:
1.4. Những nguyên nhân khiến cho Truyền kỳ phát triển
2. Phân tích tác phẩm Bạch Xà:
2.1.Tóm tắt nội dung cốt truyện
2.2. Truyền thuyết gốc
2.3.Tình yêu và hận thù
2.3.1. Tình yêu giữa người và rắn
2.3.2. Hận thù
3. Giá trị tư tưởng của nhân vật
4. Nghệ thuật
C. KẾT LUẬN
DẪN NHẬP
Trung Quốc cổ, tiểu thuyết truyền kỳ đời Đường phát triển dựa trên những thành quả phong phú của tiểu thuyết chí quái thời Hán Ngụy, Lục Triều. Trong số các tác giả nổi bật có thể kể Vương Độ với Cổ kính ký, Trương Sác với Tiên du quật, Thẩm Kí Tế với Chẩm trung kívà Nhiệm thị truyện, Lí Công Tá với Nam Kha Thái Thú truyện, Ngưu Tăng Nhụ với Huyền quái lục, Tiết Dụng Nhược với Tập dị ký... Từ truyền kỳ thường được dịch sang các thứ tiếng phương Tây, chẳng hạn tiếng Pháp, là "fantastique".Trên thực tế, thì truyền kỳ là một thể loại phát triển rất rực rỡ và có ảnh hưởng to lớn đến văn học Trung Quốc cũng như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản trong nhiều thế kỷ sau đó, đến tận thế kỷ XVIII, là một hiện tượng văn học rất phức tạp. Việc nghiên cứu về truyền kỳ đời Đườngmột cách kỹ lưỡng thì vượt quá khuôn khổ của nhóm , bài trình bày ở đây chúng em chỉ Khái quát Thế nào Tiểu thuyết truyền kỳĐường đồng thời giới thiệu tác phẩm tiêu biểu mà thôi.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu về Truyền kỳ Đường:
1.1. Thế nào là Truyền kỳ Đường?
Định nghĩa: Truyền kỳlà một thể loại truyện ngắn của TQ xuất hiện và phát triển tốt đẹp vào đời Đường. Truyền kỳ ra đời trên cơ sở các truyện chí quái thời Lục Triều. Tiếp thu truyền thống tốt đẹp của các truyện “chí quái”, như tính chất kỳ ảo của câu chuyện, truyện Truyền kỳ rất chú trọng đến diễn biến của cốt truyện, đến nghệ thuật diễn đạt, đến ngôn ngữ điêu luyện. Các tác giả thường sử dụng phương phápphóng đại, bố trí nhiều tình tiết ngẫu nhiên, dầu kịch tính làm cho câu chuyện uyển chuyển, hấp dẫn, hoặc phủ lên một màu sắc thần tiên kỳ dị, làm cho câu chuyện sinh động diễm lệ.Có thể nói, các truyện truyền kỳ thực sự đã trở thành những tác phẩm văn học mang đầy đủ giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mỹ của nó.
1.2. Sự phát triển của Tiểu thuyết Truyền kỳ
Cùng với sự phát triển của thơ ca, tiểu thuyết cũng có những thành tựu quan trọng.Từ đời Đường trở về trước, tiểu thuyết TQ mới chỉ là mầm mống, khái niệm tiểu thuyết chỉ là tên gọi chung của các loại ghi chép chuyện lạ hoặc chuyện vặt lịch sử. Truyện truyền kỳ bắt nguồn từ những sách chí quái thời Lục triều, mặc dù những truyện này chịu ảnh hưởng về ý thức thần đạo rất sâu sắc, còn ý thức về sáng tác văn học thì lại không rõ ràng. Như Lỗ Tấn nhận xét: “lúc bấy giờ người ta có ý viết tiểu thuyết. Con đường sáng tác tiểu thuyết trước đây vốn bị xem là tiểu đạo gì mới có nhiều người đi. Tên gọi truyền kỳ bắt nguồn từ cách “cấu tứ chuộng sự ly kỳ”.
Chúng ta thường nghe câu “Nam Kha nhất mộng đoạn” hay câu “giấc mộng kê vàng”v.v.. đó chính là ý tứ nội dung của hai tác phẩm Chẩm trung ký(truyện chiếc gối) của Thẩm Ký Tế và Nam Kha Thái Thú truyệncủa Lý Công Tá có chủ đề giống nhau. Truyện kể về “giấc mộng kê vàng”của chàng Lư Sinh, rất tha thiết với chuyện công danh, một hôm trọ ở một lữ quán, mượn chiếc gối màu xanh của đạo sĩ gối đầu ngủ, trong giấc mộng ông thấy mình cưới vợ giàu sang, làm quan chức tước cao, con cháu đầy đàn…. Nhưng khi tỉnh giấc thì nồi kê vàng đang nấu bên cạnh vẫn chưa chín. Do vậy ông bèn tỉnh ngộ, lạy đại sĩ rồi ra đi.
Nam Kha Thái Thú truyệncũng vậy, chàng Thuần Vu Phần say rượu nằm ngủ, mơ đến nước Hòe An, làm phò mã, rồi làm thái thú quận Nam Kha, được nhân dân yêu mến, uy quyền ngày càng lớn, làm cho quốc vương nghi kỵ, đuổi về nhà. Tỉnh dạy chỉ là giấc mộng trong cơn say.
Mặc dù nội dung hai câu chuyện này có màu sắc kỳ dị nhưng thật ra là một sự suy nghĩ về cuộc đời, mục đích không phải là kể chuyện quái dị mà thông qua mộng ảo để tả thực cuộc đời, châm biếm bọn tri thức phong kiến si mê công danh lợi lộc, chìm đắm trong khoa hoạn. Hai câu chuyện dồn thời gian dằng dặc của cõi đời thành giấc mộng trong chốc lát. Có điều cách giải quyết về thời gian như vậy cho ta thấy được ý tưởng đời người như mộng ảo, tức là nó nói lên được sự ảnh hưởng của tư tưởng Đạo giáo và Phật giáo trong thời đại.
Về mặt nghệ thuật, hai truyện đều có kết cấu nghiêm chỉnh, miêu tả sinh động. Chẩm Trung kýgãy gọn, Nam Kha Thái Thútruyện bay bổng, phong phú.
Đề tài tình yêu: Cũng có những thành tựu rực rỡ, là bộ phận được đánh giá cao nhất, tác phẩm tiêu biểu có Nhâm thị truyện (Thẩm Ký Tế), Liễu Nghị truyện (Lý Triều Uy), Lý Oa truyện (Bạch Hành Giản), Hoắc Tiểu Ngọc truyện (Tưởng Phòng),…là những truyện xuất sắc. Đây là những tác phẩm thuần túy viết về tình yêu nam nữ trong cuộc đời mà không có tình tiết nào dính líu với quái thần cả. Truyện kể về tình yêu giữa Trương Sinh và nàng Thôi Oanh Oanh. Lúc đầu Oanh Oanh cự tuyệt, sau Trương Sinh bị bệnh, nàng thương tình gặp gỡ nhau. Về sau Trương Sinh lên kinh ứng thí, rồi kẻ có vợ, người có chồng. Một hôm Trương Sinh tình cờ đi ngang nhà Oanh Oanh, xin vào gặp nhưng nàng cự tuyệt. Hai người không còn gặp gỡ nhau nữa.
Tác phẩm phân tích tâm lý nhân vật khá xuất sắc, nhất là Oanh Oanh, một cô gái khuê các, có nhu cầu tình yêu mãnh liệt nhưng bề ngoài đoan trang hiền thục. Sự mâu thuẫn này bắt nguồn từ lối giáo dục phong kiến. Có điều tình yêu mãnh liệt đã giúp nàng vượt qua lao tù lễ giáo để đến với người mình yêu. Tác phẩm bày tỏ quyền tự do yêu đương cũng như lời kêu gọi giải phóng phụ nữ. Tiểu thuyết truyền kỳ thường nói lên điều mong ước tốt đẹp là được "gặp tình", để thể hiện nguyện vọng hạnh phúc tốt đẹp của con người.
1.3. Các giai đoạn phát triển:
Thời Sơ Đường:Chưa thoát khỏi ảnh hưởng của truyện chí quái thời Lục Triều, tư tưởng lạc hậu, truyện sớm nhất theo tư liệu là Cổ Kính Ký (truyện cái gương cổ) do Vương Độ soạn, kể lại những sự tích linh dị do một chiếc gương cổ khuất phục yêu tinh liên kết từ những chuyện vụn vặt, mang tính hoàn chỉnh hơn so với trước kia.
Thời Trung Đường: Đây là thời hưng thịnh của tiểu thuyết truyền kỳ, có nhiều văn nhân nổi tiếng tham gia sáng tác như Nguyễn Chẩn, Bạch Hành Giản, Lý Thân,… Hơi thở cuộc sống đã lấn át mùi vị quỷ thần, đề xuất những chủ đề tư tưởng có ý nghĩa xã hội.
Thời kỳ cuối (Vãn Đường):Thịnh chuyện quái thần, xa rời thực tế, nhưng số lượng thì vẫn không giảm. Còn một loại nữa là truyện truyền kỳ là tiểu thuyết Hiệp Khách phát triển vào thời kỳ cuối này, như các truyện Cầu Nhiêm Khách truyện, Nhiếp Ẩn Nương,.. đặc biệt làCầu Nhiêm Khách truyện, là cơ sở cho bộ Thuyết Đườngvề sau.
1.4.Những nguyên nhân khiến cho Truyền kỳ phát triển
Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự phát triển của Truyền kỳ nhưng ở đây chỉ nêu ra ba nguyên nhân chính:
Thứ nhất:Kinh nghiệm sáng tác tích lũy được từ các thời trước, đặc biệt là thời Lục Triều đặt nền mống cho sự phát triển của truyện truyền kỳ.
Thứ hai:Sự phát triển của sản xuất, xã hội tạo nên sự phồn vinh của kinh tế thành thị, song song với quan hệ xã hội ngày càng phức tạp cũng như nhu cầu giải trí văn hóa đa dạng của quần chúng, tiểu thuyết được phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba:Đời Đường nói chung là một thời đại giàu tinh thần lãng mạn, nó đã từng xuất hiện trong thơ ca, nhưng đến thời Trung Đường, sự suy sụp của hệ thống chính trị đã làm các văn nhân không còn hy vọng như trước. Tâm linh của họ cần có một nơi ký thác ngoài thế giới hiện thực. Truyện truyền kỳ đưa người ta vào một thế giới hư cấu, ảo tưởng, con người có thể thoát ly hiện thực.
1.5.Địa vị và ảnh hưởng của tiểu thuyết Truyền kỳ
Do điều kiện mới ra đời, chưa sáng tác được những tác phẩm lớn, nhưng nó được xem là tiểu thuyết đoản thiên bắt đầu bước vào giai đoạn hoành chỉnh. Truyện truyền kỳ đã có những đóng góp vô cùng quý báu cho sự phát triển của tiểu thuyết TQ.
Thứ nhất: Thay đổi hiện tượng chìm đắm trong thần quái của tiểu thuyết thời Lục Triều, làm cho tiểu thuyết gần gũi với đời sống hiện thực, mang nội dung xã hội nhất định. Nhân vật từ quỷ thần biến hóa thành con người.
Thứ hai:Kết cấu, ngôn ngữ, tình tiết, xây dựng nhân vật, đều có những khám phá nhất định. Về nội dung cũng phản ánh suy nghĩ của thời đại như những vấn đề tự do hôn nhân, châm biếm xã hội,…
Thứ ba:Ảnh hưởng của truyền kỳ đến đời sau trở thành nguồn tư liệu phong phú cho hí khúc Nguyên Minh, như Tây Sương Ký, của Vương Thực Phủ lấy từ Oanh Oanh truyện, Tử Kinh ký của Thanh Hiển Tổ lấy từ Hoắc Tiểu Ngọc truyện,….
Từ đời Tống về sau, tiểu thuyết cổ điển TQ phát triển thành hai dòng văn ngôn và bạch thoại đều chịu ảnh hưởng của Truyền kỳ Đường rất rõ như bộ Liêu Trai Chi Dịcủa Bồ Tùng Linh. Ngoài ra, việc sử dụng những điển cố từ các bộ truyện này cũng là điều đáng nói.
2. Phân tích tác phẩm Bạch Xà:
1. Hoàn cảnh ra đời
Bạch Xà truyệnlà một trong bốn truyền thuyết dân gian nổi tiếng của Trung Quốc. Bạch Xà truyệnban đầu chủ yếu được truyền miệng trong dân gian nên phát sinh nhiều văn bản và tình tiết không giống nhau. Có bản kể đến chuyện Bạch Tố Trinh bị nhốt vào tháp Lôi Phong là kết thúc, có bản thêm tình tiết Bạch Xà sinh con, lại có bản thêm chuyện con của Bạch Xà thi đỗ trạng nguyên, tế tháp cứu mẹ thành kết cục đại đoàn viên. Tuy nhiên, các tình tiết cơ bản của câu chuyện thường được cho là đã hoàn chỉnh vào thời Nam Tống. Dưới thời Đường, đã có chuyện truyền kỳ kể về quan hệ giữa rắn hóa thành người và con người. Đến thời Tống mới xuất hiện chuyện xà tinh và người kết hôn. Cho nên người ta cho rằng Bạch Xà truyệnlà một câu chuyện xảy ra vào thời Tống ở Hàng Châu, Tô Châuvà Trấn Giang. Có một lũ yêu ma từ trong rừng trốn ra, chúng toàn làm chuyện ác, khiến cho nhân gian phải gặp tai họa lớn. Trụ trì chùa Kim Sơn là Pháp Hảiđại sư biết được, mang theo đệ tử là Năng Nhẫn xuống núi trừ diệt yêu quái, thay trời hành đạo. Họ đã chiến đấu quyết liệt với Tuyết Yêu, Hồ Yêu nghìn năm... Truyện được lưu truyền đến ngày nay và có nhiều văn bản khác nhau nhưng các tình tiết cơ bản bao gồm: mượn ô, trộm cỏ tiên, nước tràn Kim Sơn, Đoạn Kiều, tháp Lôi Phong, tế tháp.
2.Tóm tắt nội dung cốt truyện
2.1. Truyền thuyết gốc
Truyện kể như sau: Lã Động Tân, một trong những bát tiên trong truyền thuyết, bán thuốc ở cầu Đoạn Kiều bên Tây Hồ. Khi Hứa Tiên còn nhỏ mua một viên thuốc tiên về uống, kết quả ba ngày ba đêm không muốn ăn gì cả, vội vã đi tìm Lã Động Tân. Lã Động Tân phải mang Hứa Tiên đến Đoạn Kiều, dốc ngược hai chân lên, viên thuốc bị thổ ra rớt xuống Tây Hồ. Sau đó bị Bạch Xà (Bạch Nương Tử) tu luyện trong hồ nuốt phải, tăng thêm 500 năm công lực, Bạch Xà nhân đó kết mối nhân duyên với Hứa Tiên. Con Rùa đen cũng tu luyện tại đó, sau này là Pháp Hải hòa thượng, vì không nuốt được viên thuốc nên mang lòng căm hận Bạch Xà. Bạch Xà nhìn thấy một người ăn xin cầm trong tay một con Thanh Xà và vì muốn lấy mật rắn bán lấy tiền nên Bạch Xà bèn hóa thân thành người đi mua Thanh Xà (Tiểu Thanh), từ đó Thanh Xà nhận Bạch Nương Tử làm chị. Ngày Thanh minh mười tám năm sau, Bạch Xà biến phàm xuống núi, hóa thân thành Bạch Nương Tử. Nàng và Tiểu Thanh cùng đến Hàng Châu, bên cầu Đoạn Kiều đi chơi nhưng gặp phải mưa. Nhờ có Hứa Tiên cho mượn ô, hai người từ đó quen biết nhau. Bạch Nương Tử và Hứa Tiên không lâu sau thành thân, dời qua Trấn Giangmở hiệu thuốc. Pháp Hải biết chuyện Bạch Nương Tử và Tiểu Thanh là yêu quái nên nhiều lần phá hoại quan hệ giữa Bạch Nương Tử và Hứa Tiên. Hứa Tiên tin lời Pháp Hải, vào tiết Đoan Ngọdùng rượu Hùng hoàng cho Bạch Nương Tử uống say, khiến nàng hiện nguyên hình là rắn. Hứa Tiên thấy vậy kinh hãi mà chết. Bạch Nương Tử vì cứu chồng, mạo hiểm tính mạng đến núi Côn Luântrộm cỏ tiên. Hứa Tiên sống lại bị Pháp Hải bắt nhốt tại chùa Kim Sơn, Trấn Giang, và không cho vợ chồng họ đoàn tụ. Bạch Nương Tử vì muốn cứu Hứa Tiên, cùng Tiểu Thanh đấu pháp với Pháp Hải, dẫn nước Tây Hồ tràn ngập chùa Kim Sơn, nhưng vì Bạch Nương Tử có thai nên không cứu được Hứa Tiên. Hứa Tiên trốn về Hàng Châu, tại Đoạn Kiều gặp lại Bạch Nương Tử. Pháp Hải dùng Phật pháp nhốt Bạch Nương Tử trong tháp Lôi Phong, chia rẽ Hứa Tiên và Bạch Nương Tử, Tiểu Thanh may mắn trốn thoát được. Hai mươi năm sau, con của Bạch Nương Tử đỗ Trạng nguyên, áo gấm về làng tế mẹ. Tiểu Thanh tu luyện đã thành, trở về Kim Sơn, đánh thắng Pháp Hải. Sau đó phá được tháp Lôi Phong và cứu được Bạch Nương Tử. Nước Tây Hồ cạn, Pháp Hải không có chỗ trốn, thân mặc áo bào màu vàng trốn vào bụng cua. Cuối cùng vợ chồng Hứa Tiên đoàn tụ còn Pháp Hải phải sống trong bụng cua, cho nên ngày nay mỡ trong bụng cua mang màu vàng của áo bào hòa thượng.
2.2. Tình yêu và hận thù
2.2.1. Tình yêu giữa người và rắn
Câu chuyện được kể về Bạch Tố Trinh là một con Bạch Xà ở trong núi sâu đã tu luyện được một nghìn năm, vì chốn núi rừng tịch mịch khó chịu nên cùng với Thanh Xà hóa thành hình người, lấy tên là Bạch Tố Trinh và Tiểu Thanh đến nhân gian du ngoạn, tình cờ gặp một người hái thuốc là Hứa Tiên, Bạch Tố Trinh và Hứa Tiên yêu nhau, nhưng Hứa Tiên không biết Bạch Tố Trinh là xà tinh đã tu luyện nghìn năm. Từ đó Tiểu Thanh quyết định tác hợp cho Bạch Tố Trinh và Hứa Tiên, Tiểu Thanh đã tụ tập một nhóm yêu tinh giả làm cha mẹ và gia nô của Bạch Tố Trinh và Hứa Tiên đến hỏi cưới với nhau, cuối cùng Bạch Tố Trinh thực hiện được ước mơ kết duyên với Hứa Tiên. Dưới trần gian có một hòa thượng tên là Pháp Hải, luôn muốn đối đầu với chị em Thanh Xà , Bạch Xà, nên cản trở Hứa Tiên và Bạch Tố Trinh đến với nhau . Bạch Tố Trinh cũng biết người và yêu tinh không thể kết hôn với nhau . Nhưng Hứa Tiên đã yêu Bạch Tố Trinh quá mức và có thể nhảy xuống vách núi vì người yêu. Do Hứa Tiên không biết Bạch Tố Trinh là Bạch Xà Tinh màu trắng đã tu luyện 1000 năm, nên chàng vượt qua tất cả mọi trở ngại cuối cùng họ đã kết hôn với nhau, và Bạch Tố Trinh chấp nhận bỏ dở 1000 năm tu hành .
Thời gian đầu sau khi kết hôn , họ sống với nhau rất hạnh phúc , và Bạch Tố Trinh đã mang thai con của Hứa Tiên . Sau đó thì họ nhiều chuyện rắc rối do Hòa thượng Pháp Hải bày ra vì muốn vạch trần Bạch Tố Trinh chính là Bạch Xà tinh . khi Hứa Tiên biết được Bạch Tố Trinh chính là Bạch Xà tinh thì chàng liền tắt thở. Muốn cứu Hứa Tiên chỉ còn cách lấy Linh Chi , nhưng Tiên Ông và các vị thần canh giữ Linh Chi lại không cho nên Bạch Tố Trinh đã hi sinh 8 giọt nước mắt mình đã vất vả kiếm được từ khi xuống trần để cứu Hứa Tiên . Sau khi cứu được Hứa Tiên , chàng ta bị Pháp Hải dụ dỗ , không cho gặp mặt Bạch Tố Trinh , sau này khi sinh con ra , Bạch Tố Trinh đã phải đưa con cho vị tiên đã theo mình từ khi xuống trần nuôi dưỡng giùm. Thanh Xà thì theo Quan Âm tu luyện , Bạch Tố Trinh phải chịu hình phạt là bị nhốt trong Lôi Phong Tháp . Hứa Tiên thì cạo tóc đi tu
2.2.2. Hận thù
Chuyện của Bạch Tố Trinh bị Pháp Hải phát hiện, Ông đã dùng kế làm Bạch Tố Trinh hiện nguyên hình, sau đó hai bên đánh nhau kịch liệt và kết quả không có ai thắng. Hứa Tiên vì cứu Bạch Tố Trinh, quyết định đến chùa Kim Sơn tìm cỏ tiên, không may bị Pháp Hải bắt được đem nhốt trong chùa Kim Sơn. Bạch Tố Trinh và Tiểu Thanh nghe tin, vội vàng đến chùa Kim Sơn tìm Pháp Hải để đòi người, hai bên lại giao đấu kịch liệt, Tiểu Thanh để Bạch Tố Trinh mang Hứa Tiên đi trước, một mình đánh nhau với Pháp Hải, Tiểu Thanh chống không nổi suýt bị Pháp Hải giết chết, may Năng Nhẫn kịp thời đến cản Pháp Hải, cứu thoát Tiểu Thanh[1]. Năng Nhẫn đem thân hình yêu quái của mình đối diện với sư phụ, Năng Nhẫn cầu xin Pháp Hải tha cho Tiểu Thanh rồi gạt nước mắt chia tay sư phụ, Pháp Hải biết rằng Năng Nhẫn không thể nào quay đầu được nữa.
3.Giá trị tư tưởng của nhân vật
Bạch Tố Trinh là một Bạch Xà màu trắng tu luyện dc 700 năm , hiền lành và tốt bụng , luôn muốn tu hành tốt để được sớm ngày lên trời làm Tiên . Còn Thanh Xà là một con xà màu xanh tu luyện chỉ đạt được 200 năm , nhưng lại rất vô cùng độc ác và chuyên gia hại người .Có một lần Bạch Tố Trinh có lần thấy Thanh xà làm hại người dân nên đã đánh nhau với Thanh Xà một trận , vì pháp lực của Bạch Tố Trinh mạnh hơn nên Thanh Xà thất bại và bị Bạch Tố Trinh nhốt xuống dưới đấy hồ sen . Ngày hoa sen nở đầy hồ chính là ngày Thanh Xà được lên bờ .Sau khi đã được lên trên , Thanh Xà và Bạch Tố Trinh đã kết bái làm tỷ muội , đau khổ và hoạn nạn có nhau . Hai cô liền tới quán trọ Bán Đa để nghỉ ngơi , và nơi đây đã gặp chàng thư sinh tên là Hứa Tiên đang đi cùng huynh . Hứa Tiên đã gặp tiếng sét ái tình ngay từ lần đầu tiên gặp mặt Bạch Xà vì muốn sớm tu luyện thành Tiên , nên Bạch Tố Trinh và Thanh Xà đã được sự giúp đỡ của Quân Âm , Quân Âm đưa cho Bạch Tố Trinh một hồ lô và bảo rằng hãy xuống trần gia để thu thập nước mắt , muốn có nhiều nước mắt thì phải làm nhiều việc thật tốt . Ngoài ra , Quan Âm còn cử 1 vị tiên đi theo để giúp đỡ hai chị em họ .Khi xuống dưới trần gian , họ sống trong một ngôi nhà lấy tên là Bạch Phủ , ở dưới trần , tình cờ Bạch Tố Trinh lại gặp được Hứa Tiên , Hứa Tiên yêu cô đến sâu sắc . Đến đây, hình tượng xà tinh đã hoàn toàn thay đổi: từ một yêu quái chỉ đơn thuần mê hoặc con người trở thành một người con gái có tình có nghĩa.
4.Nghệ thuật
Bạch Xà Truyền Kỳ là một trong bốn truyền thuyết dân gian nổi tiếng của Trung Quốc. Truyền thuyết Bạch Xà được liệt vào di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trung Quốc và được chuyển thể thành phim truyền hình, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác.
C.KẾT LUẬN:
Dù biết được tình cảm giữa người và yêu không thể được sống bên nhau nhưng tình yêu của họ không thể dừng lại. Tuy biết trước số phận cuối cùng sẽ nằm dưới lôi phong tháp và bị sự thù hằn của HT Pháp Hải rình rập từng giờ nhưng họ vẫn bất chấp và đến với nhau. Chuyện tình của họ thật cao đẹp làm người người đều ngưỡng mộ và truyền từ đời này sang đời khác. Dù cho là người hay là yêu đều có kẻ tốt người xấu. nhưng với tấm lòng của Bạch Tố Trinh đã để lại cho người đời sự cảm động .Tác phẩm ca ngượi một tình yêu đẹp và một ước mơ làm người của con xà yêu ngàn năm.
Có thể nói các tác giả truyền kỳ đời Đường đã ra sức tô vẽ một bức tranh về cuộc sống nhân loại tương tự cảnh tiên, thể hiện một nhiệt tình và đam mê giống như tình cảm tôn giáo. Nhưng truyền kỳ đời Đường chung quy không phải là một thứ vệ tinh của đạo giáo, những tình cảm mà nó biểu hiện đã không phải là tình cảm của tôn giáo, mà là một tình cảm thẩm mỹ cần có của nghệ thuật. Truyền kỳ đời Đường bề ngoài là viết về tiên, nhưng thực chất là viết về người; bề ngoài là viết về cảnh tiên, nhưng thực chất là viết về cảnh người; bề ngoài là viết về chuyện tiên, nhưng thực chất là viết về chuyện người; cho nên, cái mà truyền kỳ đời Đường biểu hiện không phải là nhiệt tình theo đuổi thế giới tôn giáo, mà là hướng về một cuộc sống tốt đẹp của loài người. Ở một mức độ nào đó, truyền kỳ đời Đường đã hoàn thành việc chuyển hóa từ tình cảm tôn giáo sang tình cảm thẩm mỹ.
[1]Năng Nhẫn là con yêu tinh hình cá chép hóa thành người
|