ÔN TẬP MÔN THƠ VÀ VĂN XUÔI VIỆT NAM TKXX NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI
1, THƠ: Qua một bài thơ (trong 99 Mini thơ của Trương Nam Hương) làm sáng tỏ sự vận động thể loại thơ trong văn học VN thế kỷ XX.
VD: Mẹ
Mẹ giờ hóa nén hương thơm đỏ
Thương lặng nhìn ta chẳng rụng tàn.
Con thắt xe lòng lo mẹ nặng
Cõi người cong vít cả thân nhang!
(Trương Nam Hương)
- Nhà thơ Trương Nam Hương sinh ngày 23/10/1963 tại Huế. Quê cha tại Huế, quê mẹ tại Bắc Ninh.
Đang công tác tại Tp Hồ Chí Minh trong hội nhà văn Việt Nam, Trương Nam Hương nhà thơ gốc Huế có chất thơ phóng khoáng lại hàm chứa ý vị văn hóa dân tộc sâu sắc. Thơ Trương Nam Hương với những hoài niệm đẹp về những vùng quê ông đã qua, những con người ông đã gặp nhưng lại đem lại những cảm xúc rất mới lạ cho người đọc. Ông đã đạt giải B (k có giải A) về thơ trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1990, được độc giả báo Người Lao Động bình chọn là nhà thơ được yêu thích nhất năm 1992,... tên tuổi của ông được nhiều độc giả ái mộ. 99Mini Thơ, tập thơ tài hoa mới đây của Trương Nam Hương quả là những đóa hoa tâm hồn nhỏ nhắn mang hương thơm hoàn vũ đã nở. 99 bài thơ cực ngắn, mỗi bài chỉ có 4 câu nhưng là những xúc cảm vô bờ của tác giả. Nó là những cảm nhận, suy tư đầy triết lý về cuộc sống nhân sinh qua cảm quan thi vị của Trương Nam Hương.
- Bài thơ Mẹ của Trương Nam Hương là một cảm nhận vô cùng thiêng liêng mới mẻ của ông về mẹ.
-Đề tài: Viết về mẹ là một đề tài truyền thống trong thơ văn Việt Nam. Thờ kính cha mẹ cũng là nét đẹp văn hóa Việt từ ngàn đời. Cái đặc biệt là Trương Nam Hương đã kết hợp nhuần nhị giữa thơ ca và truyền thống văn hóa dân tộc làm nên cái mới lạ về một đề tài mang tính tâm linh kỳ ảo.
- Cảm hứng: Xưa nay cảm hứng nhớ về mẹ cũng rất quen thuộc, thường nhiên. Mẹ là hình ảnh gần gũi gắn bó thân thiết với chúng ta biết nhường nào. Mỗi câu hát, lời ru, bát cơm, manh áo, bụi mía, buồng cau,...đều mang hình bóng mẹ. Nhớ đến mẹ từ dáng đi, giọng nói, ánh mắt nhìn với mỗi nếp nhăn,... Tất cả đó đều là những gì gần gũi gắn bó với mẹ và con trong cuộc sống. Ở Trương Nam Hương cũng nhớ đến mẹ nhưng là nỗi nhớ qua khói hương nơi cõi tâm tưởng mơ hồ. Nhớ đến mẹ khi mẹ đã không còn, có lẽ mọi sự vật, mọi thứ ký ức đối với Trương Nam Hương đều không đủ sức chứa đựng nỗi niềm, tâm trạng của mình. Trước nén nhang thơm cháy đỏ, đối diện với cõi vô hình mênh mang, cõi lòng người con trải đầy thương nhớ
Mẹ giờ hóa.................chẳng rụng tàn.
- Hình ảnh: Hình ảnh mẹ bây giờ không còn cụ thể như xôi nếp một như đường mía lau,... mà đã là hình tượng hóa hiện; nén hương thơm đỏ, thân cong vít, chẳng rụng tàn. Một hình tượng nặng nhọc, thao thức biết bao trong cõi người khiến lòng con xe thắt. Nén hương thơm đỏ thơm như tình mẹ, thắm đỏ như lòng mẹ đang rực cháy. Ánh lửa nhang đỏ như trái tim mẹ vẫn đỏ những nhịp yêu thương, như ánh mắt mẹ hằng đêm vẫn thao thức lo lắng cho con. Cõi người, cõi đời, cái cõi tạm bợ ấy lại là cõi mẹ để hết tâm tư tình cảm của nình nên cong vít cả tấm thân.
- Ngôn từ: Không khuôn sao, không ước lệ ví von, ngôn từ rất chân thực, thực như từ cõi thành tâm tưởng nhớ của con. Chính cái thực ấy cho chúng ta cảm nhân hết nỗi lòng tha thiết giao cảm của mẹ và con trong thế giới tâm linh, tâm tưởng thiêng liêng.
- Cấu trúc: Như để kết nối cõi lòng con với mẹ, như để giáo cảm thế giới con người với cõi tâm linh, hay vì nỗi lòng con không sao tả hết nên cấu trúc thơ bị phá vỡ bởi những câu thơ vắt dòng đầy chất văm xuôi mới lạ. Chỉ một ý mà phải hai câu thơ mới truyền tải hết: Giờ mẹ đã hóa thành nén hương thơm cháy đỏ nhìn lặng lẽ thương con mà không rụng tàn. Câu thơ đã hết nhưng ý tứ vẫn còn. Mẹ dù đã mất nhưng vẫn còn sống mãi trong lòng con.
- Không gian: trong cái không gian bàn thờ nhỏ bé là cả thế giới giao hòa tâm linh của con và mẹ. Mẹ đã từ cõi thực vào cõi tâm linh qua nén hương trở về cõi thực cùng con. Con đang sống nơi cõi thực với nỗi nhớ thương tha thiết, qua nén hương thơm đến cõi tâm linh gặp mẹ. Không gian cứ mở ra mãi cố chưa đựng cho hết nỗi lòng con.
- Thời gian: thời gian chỉ là khoảng thời gian cháy hết một nén nhang nhứng là thời gian của cả một đời mẹ đã sống, thời gian của tưởng nhớ, yêu thương. Thời gian tâm tưởng thì không có hạn định, không có ngừng hết.
- Liên hệ với tư tưởng Phật giáo về đề tài tâm linh và đạo hiếu.
2. VĂN XUÔI: Tự chon một truyện ngắn phân tích làm rõ sự vận động thể loại
VD: BỤT MỆT
- Giới thiệu tác giả tác phẩm
- Đề tài: Truyện cũ viết lại
- Cảm hứng: Cảm hứng thế sự đời tư thể hiện quan niệm nghệ thuật mới về con người. Truyện ngắn hôm nay thể hiện con người của thế sự đời tư, con người với đầy đủ những mặt khác nhau của đời sống; Có mặt hay mặt dở, mặt tốt mặt xấu,...có khi là Phật là tiên cũng có lúc là ma là quỷ. Con người trong truyện ngắn hôm nay có xu hướng giải thiêng gần với con người thực hơn.
Bụt cũng có tam bất năng, không thể độ tận chúng sanh giới, không thể độ được định nghiệp, không thể độ người vô duyên. Hòa vang nói Bụt cũng mệt, không phải khổ, chỉ có chúng sinh mới khổ, Bụt không khổ nhưng Bụt phải mệt, mệt vì bất lực không thể cứu độ hết nỗi khổ nhân gian. But từ bi vô lượng mà đành bất lực, thì Ngọc Hoàng thượng đế toàn năng làm sao có thể quyết định mọi chuyện. Một cảm hứng tự vấn, tự nhận thức sâu sắc khiến cho cốt truyện mang tính tâm lý cao với nhiều giọng điệu khác nhau thay đổi liên tục
- Cốt truyện: Cốt truyện tâm lý rõ rệt có kết cấu truyện trong truyện. Từ câu chuyện về cuộc họp thượng đỉnh của thiên đình dẫn dắt đến câu chuyện chính là cuộc du hành nhân gian của Bụt. Truyện Tấm Cám lồng trong truyện Bụt Mệt. Sự kết hợp cổ kim, đông tây cho chúng ta một cái nhìn đa chiều khi xem xét một sự vật hiện tượng.
Thời gian, không gian và nhân vật đã vượt qua ngưỡng hiện thực đạt đến cái kỳ ảo. Cõi thiên đình với kỳ họp thượng đỉnh mà thiếu Bụt không thể quyết định được những vấn đề mang tầm vũ trụ,..... Cõi nhân gian Bụt nằm bẹp dưới gốc cây tùng bách chết khô bên hồ nước mắt,..... cho chúng ta cảm nhận một sự đối lập nơi nhân thế cuộc đời. Đâu là hư, đâu là thực, cái nào là cấp bách, việc nào có thể khoan thư. Phải chăng thượng cấp chỉ bàn những vấn đề trên trời khi dân chúng thì đang chết khát,...
Thời gian trên trời chỉ là một cuộc họp thì hạ giới đã trải qua bao cuộc đổi thay, cho nên khi chiếu lệnh truyền đến nhân gian thì dân chúng đã khô nước mắt,... có khác nào "Sống chết mặc bay"....
- Giọng điệu: nhiều màu sắc nhiều cấp độ, biến đổi mau lẹ, Có khi khôi hài đầy giễu nhại, châm niếm mỉa mai có khi đối thoại nội tâm sâu sắc đầy tự vấn, xót thương, sám hối,... Điều đó khiến cho giọng văn mang tính triết lý nhân sinh đời thường sâu sắc dễ dàng chạm đến tâm lý tiếp nhận của người đọc.
- Ngôn từ: Có thể nói ngôn từ trong truyện ngắn thời nay là những vệt phổ quang nhiều màu sắc từ ngôn ngữ đời thường, Có những từ rất cổ, từ lại rất kim, có từ rất trang trọng lại có từ rất hài hước. Điều đó khiến cho ngôn ngữ hàm chứa một sức nặng tâm trạng lớn mà vẫn có tính gây cười hài hước.
3. LÝ THUYẾT: Trước 75 thể loại chủ đạo của văn học VN là thơ. sau 75 thể loại chủ đạo của văn học VN là truyện đặc biệt là truyện ngắn. Tại sao có thay đổi như vậy? Thời đại có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nó?
|