Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Thông tin bình chọn
Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
22:49, Tuesday.April 29 2025
Tài Liệu Học Tập [Trở về]
BÀI THAM KHẢO MÔN TIẾP NHẬN VĂN HỌC, KỲ 6
Cập nhật : 26/11/2013 - Đã xem : 4,036 lần

(  Bài soạn các chư huynh đệ tham khảo nhé)

ÔN THI MÔN TIẾP NHẬN VĂN HỌC

        I.PHẦN LÝ THUYẾT: CÁC VẤN ĐỀ CỦA TIẾP NHẬN VĂN HỌC

      a. Các thành tố

         * Văn bản: người đọc- ngữ cảnh      

     b. Văn bản trong quá trình đọc

         - Văn bản cần có người đọc mới có ý nghĩa, mới có đời sống thật. Bởi văn bản sống trong ý thức của tác giả và ý thức của người đọc.

         - Văn bản là một cấu trúc gồm 2 bình diện:

                 + Bình diện không gian

  + Bình diện thời gian

       * Bình diện không gian có bốn tầng.

               + Tầng âm thanh, vật thể.

               + Tầng từ ngữ

               + Tầng các câu (văn hoặc thơ)

               + Tầng các chương, các phần.

      * Bình diện thời gian có ba tầng.

            + Quá khứ.

           + Hiện tại.

           + Vị lai

          - Văn bản tạo nên hiệu ứng và giá trị thẩm mỹ cho người đọc thấy thú vị. Đó là quá trình hòa đồng giữa quá khứ và hiện tại, quá khứ và vị lai. 

         c. Người đọc trong quá trình đọc

       - Người đọc là điều kiện cho văn bản trong quá trình đọc. Người đọc nằm trong văn bản vì trong văn bản đều có sự chỉ dẫn cho người đọc.

        - Người đọc trong quá trình đọc luôn có chân trời kinh nghiệm. Kinh nghiệm đời sống và kinh nghiệm trong văn học. Kinh nghiệm đời sống rất quan trọng đối với văn học. Nó giúp chúng ta nhận thức một cách sâu sắc về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của văn bản. Vì thế nó làm nền cho văn học thăng hoa.

          - Người đọc có thẩm quyền phân tích, lý giải văn bản theo sự cung cấp của cộng đồng. Ví dụ: Ngay từ nhỏ, đứa trẻ được cộng đồng lý giải đặc ra tiêu chuẫn, lựa chọn văn bản đọc, cung cấp các cách đọc. Vì vậy, cộng đồng lý giải có tác dụng chi phối người đọc.

           - Điều kiện để văn bản có đời sống thực chính là người đọc. Văn bản tạo điều kiện cho người đọc trực tiếp đọc được nó và để cho nó có đời sống thực.

      d. Ngữ cảnh đọc

        - Ngữ cảnh văn hóa xã hội chi phối người đọc. Mỗi cá nhân bao giờ cũng lệ thuộc vào giai cấp để giải thích xã hội. Quan điểm mà giai cấp cung cấp cho cá nhân về thế giới quan hay nhân sinh quan gọi là ý thức hệ. 

          - Trong một xã hội có nhiều ý thức hệ khác nhau, làm cho người đọc bị chi phối khác nhau khi tiếp nhận văn bản. Ý thức hệ là một cách nhìn phiếm diện chi phối người đọc. Người đọc ở mỗi ý thức hệ sẽ bị chi phối khác nhau khi tiếp nhận văn bản.

      - Diễn ngôn và quyền lực của nó chi phối đến người đọc.

      - Truyền thông đại chúng tạo nên lớp sóng trong văn học và tác động đến độc giả.

      e. Quá trình đọc

           - Quá trình đọc được xem như quá trình hiểu. Hiểu là một nền tảng trong tư tưởng sống của con người. Trong đó, hiểu quá khứ và hiểu người khác rất quan trọng. Hiểu quá khứ là tiền đề để hiểu hiện tại. Hiểu kẻ khác là hiểu chính mình. Hiểu quá khứ và người khác thì ta sẽ hiểu văn bản vì cả hai đều nằm trong văn bản.

       - Hiểu văn học là vòng tuần hoàn có hai cấp độ: lớn và nhỏ. Nghĩa là: ta đến với văn bản bằng kinh nghiệm sống của mình để ta hiểu văn bản (vòng tuần hoàn lớn). Khi hiểu văn bản ta quay trở về hiểu chính mình (vòng tuần hoàn nhỏ).

   - Qúa trình đọc là quá trình tương tác với hai hoạt động: hồi cố và phóng chiếu. Nghĩa là: nhớ lại những gì đã đọc và hình dung những gì chưa đọc.

     g. Đạo đức học

         - Phải chú tâm vào văn bản, lắng nghe tiếng nói từ trong văn bản. Ta phải hóa thân vào trong văn bản, hình dung trong văn bản nói lên những điều gì tốt đẹp.   

    - Chú tâm vào văn bản như người mẹ dỗ đứa con mình đang khóc. Nghĩa là ta chỉ chú tâm theo quá trình diễn biến cũng như những cảm xúc trong văn bản. Giống như người mẹ chỉ quan tâm đến tiếng khóc của đứa con chứ không phân biệt đúng hay sai.

 

  PHẦN II:  KINH NGHIỆM KHI HỌC MÔN TIẾP NHẬN VĂN HỌC

            - Định hướng và thúc đẩy sinh viên đào sâu, nghiên cứu, tìm tòi để khám phá những tầng ý nghĩa khác nhau của tác phẩm.Khơi dậy cho người đọc những cảm xúc thẩm mỹ sâu lắng,cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn nhà văn, vẻ đẹp của con người, hướng đến cái đẹp hoàn thiện.Giúp chúng ta thẩm thấu trước những chân lý thời đại, biết tôn trọng cái đúng, cái tốt, cái thiện, cái mới, mạnh dạn lên án cái sai, cái xấu, cái ác và cái cũ lạc hậu làm kìm hãm sự phát triển của xã hội.

     - Cung cấp những kiến thức liên quan đến sự phong phú của đời sống. Hình thành cho người tiếp nhận từthế giới quan đến nhân sinh quan, từ khuynh hướng tình cảm đến hứng thú thẩm mỹrút ra những ý nghĩ, cảm nhận cho riêng mình.

    - Hiểu biết thêm những quy luật của lịch sử, bản chất của xã hội, những trạng thái của đời sống cùng tri thức về nhiều lĩnh vực khác. Biết đặt tác phẩm trong mối quan hệ với thời đại, với nhà văn và ngay cả các yếu tố tâm lý liên quan đến bản thân mình, từ đó hiểu và đánh giá tác phẩm văn học một cách khách quan và sâu sắc.

            - Đọc tác phẩm văn học giúp chúng ta hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại... để có thể cảm nhận được hình tượng nghệ thuật và nội dung trong sự toàn vẹn của các chi tiết. Thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tư tưởng, tình cảm của tác giả. Hiểu được vị trí của tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật.

          - Mỗi tác phẩm văn học luôn hàm chứa những giá trị hoặc thông điệp muốn gửi gắm cho người đọc. Những giá trị hoặc thông điệp đó mang tính lịch sử, tính dân tộc, cũng có thể có tính nhân loại, tính vĩnh hằng... giúp chúng ta tự mình tìm ra những thông điệp của tác phẩm.

          - Đọc tác phẩm văn học chúng ta sẽ hiểu được đời sống con người, giá trị nhân văn của các tác phẩm văn học.  Giúp chúng ta trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn luyện kĩ năng diễn đạt ý bằng lời nói và sự tự tin. Giúp chúng ta nắm lấy ý chính và đặc biệt phải có cảm xúc, trí tưởng tượng, diễn đạt trôi chảy suy nghĩ của mình.

   - Kết hợp được những yếu tố trong văn bản và kinh nghiệm sống. Giúp chúng ta chuyển hóa được những ký hiệu, những ý tưởng của văn bản tác phẩm. Từ đó thể nghiệm được những tư tưởng tình cảm trong tác phẩm để nâng cao giá trị nhận thức của chính mình đối với tác phẩm văn học.

 

[Trở về]
Các bài viết phản hồi
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
 
Các tin tức khác
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2025
Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này